Powered by Techcity

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa


Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần – Chùa Tháp và di tích Chùa Keo Hành Thiện), 87 di tích cấp quốc gia, 341 di tích cấp tỉnh; 12 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh, trong đó có 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt) và 11 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.





Rước kiệu trong lễ hội Đền thờ Đức Thánh tổ nghề đúc kim loại, thị trấn Lâm (Ý Yên).
Rước kiệu trong lễ hội Đền thờ Đức Thánh tổ nghề đúc kim loại, thị trấn Lâm (Ý Yên).

Xác định vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa; trong đó tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, đề án, quy hoạch bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, góp phần phát triển du lịch và kinh tế – xã hội địa phương. Đối với di sản văn hóa vật thể, tập trung triển khai các chương trình, dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa từ nguồn kinh phí đầu tư thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia chống xuống cấp di tích, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nhiều di tích đã được tu bổ đúng quy định, đảm bảo chất lượng và quy định về giữ nguyên vẹn kiến trúc gốc khi trùng tu di tích.

UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm của tỉnh như: Dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử – văn hóa thời Trần (thành phố Nam Định) với tổng mức đầu tư trên 734 tỷ đồng; quy mô xây dựng trên diện tích 92,53ha. Dự án hoàn thành sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá Trần và nơi phát tích của Vương triều Trần tại Nam Định, làm phong phú hơn các địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, phù hợp với ước nguyện của nhân dân. Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy và các vùng phụ cận có liên quan (Vụ Bản) cũng được UBND tỉnh phê duyệt Đề án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000), coi toàn bộ khu vực là môi trường bảo tồn và phát triển nối tiếp các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan sinh thái đặc sắc với những đặc trưng: trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt; khu vực bảo tồn quần thể di tích gắn với di sản văn hóa phi vật thể đại diện của quốc gia và nhân loại; khu vực trọng điểm phát triển du lịch văn hóa – lễ hội – tâm linh, gắn với thưởng ngoạn thắng cảnh tiêu biểu của huyện Vụ Bản nói riêng, tỉnh Nam Định nói chung.

Trong những năm gần đây, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và ý thức hướng về nguồn cội của người dân, hàng trăm di tích trên địa bàn tỉnh được bảo tồn, tu bổ, chống xuống cấp. UBND tỉnh chỉ đạo Sở VH, TT và DL làm tốt công tác tham mưu cũng như phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện trùng tu, tôn tạo di tích bằng nhiều nguồn kinh phí. Nhiều di tích được trùng tu, tôn tạo với kinh phí từ hàng trăm đến hàng chục tỷ đồng như: Chùa Keo Hành Thiện, Đền – Chùa Kiên Lao, Đền Gin, Chùa Đại Bi, Đền Bảo Lộc, Đình – Miễu Cao Đài, Đền thờ các Trạng nguyên: Lương Thế Vinh, Trần Văn Bảo, Vũ Tuấn Chiêu…

Cùng với ngành VH, TT và DL, các huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng, các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ, phát huy giá trị di tích, huy động kinh phí ủng hộ, quyên góp của các tầng lớp nhân dân, tín đồ, chức sắc tôn giáo, doanh nghiệp, nhà hảo tâm kịp thời tu bổ, bảo tồn các di tích. Việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư đã thu hút, huy động các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư xây dựng, trùng tu di tích. Các di tích sau khi được mở rộng, nâng cấp, cơ bản đã khắc phục được tình trạng xuống cấp, đảm bảo an toàn sử dụng công trình. Nhiều di tích sau khi được trùng tu đã trở nên khang trang, trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ở địa phương. Diện mạo các làng quê trong tỉnh ngày càng khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, của dân tộc cho các thế hệ.





Không gian di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường).
Không gian di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia đặc biệt Chùa Keo Hành Thiện, xã Xuân Hồng (Xuân Trường).

Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, vùng đất Thiên Trường xưa – Nam Định nay là nơi phát tích và bảo lưu nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, làng nghề truyền thống. Trong đó, các di sản văn hóa “Nghi lễ Chầu văn của người Việt”, “Lễ hội Phủ Dầy”, “Lễ hội Đền Trần” với giá trị tinh hoa văn hóa đặc sắc của đất và người Nam Định, gắn liền với các tín ngưỡng thờ Đức Thánh Cha và Thánh Mẫu đã được Bộ VH, TT và DL đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng với đó là nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khác như: “Nghề sơn mài Cát Đằng”, “Phở Nam Định” và các lễ hội: Chùa Keo Hành Thiện, Chùa Đại Bi, Đền – Chùa Linh Quang, Chùa Cổ Lễ… Sau khi di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2016), UBND tỉnh đã phối hợp Bộ VH, TT và DL chỉ đạo Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, Sở VH, TT và DL phối hợp xây dựng Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt ở tỉnh Nam Định đến năm 2030”, trong đó có mục tiêu: từng bước phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa của người dân; trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nhằm tăng cường khả năng đối thoại giữa cộng đồng; phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, giao Sở VH, TT và DL là đầu mối triển khai; đồng thời giao các sở, ngành có liên quan, các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” theo khuyến nghị của Công ước 2003 của UNESCO, Luật Di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Cùng với các hoạt động triển khai thực hiện những nội dung của Đề án, tháng 11/2023, tỉnh đã phối hợp với Bộ VH, TT và DL tổ chức hội nghị, hội thảo, thực hành di sản kỷ niệm 20 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003-2023) để đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước 2003 tại Việt Nam. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của các địa phương trong toàn quốc có di sản được thể hiện tại hồ sơ đề cử và các địa phương có phạm vi lan toả, các nghệ nhân, người thực hành và đại diện cộng đồng, chủ thể di sản.

Toàn tỉnh có 245 lễ hội truyền thống, trong đó có 4 lễ hội văn hóa cấp huyện và nhiều lễ hội cấp thôn, xóm, tổ dân phố gắn với di tích. Để làm tốt công tác quản lý Nhà nước về lễ hội, thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”, UBND tỉnh chỉ đạo Sở VH, TT và DL ban hành các văn bản chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý hoạt động lễ hội, đảm bảo gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phòng ngừa, ngăn chặn biểu hiện lạm dụng tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, xâm hại di tích… Các lễ hội lớn, quy mô vùng diễn ra trong thời điểm đầu xuân như: hội chợ Viềng xuân, lễ Khai ấn Đền Trần, lễ hội Phủ Dầy hàng năm đón hàng vạn lượt du khách. Việc tổ chức tốt các lễ hội không chỉ tạo thuận lợi cho người dân du xuân, vãng cảnh, chiêm bái di tích, thực hành tín ngưỡng tâm linh, tham dự các hoạt động hội đặc sắc mà còn thúc đẩy phát triển du lịch. Một số di tích tiêu biểu như: nhà lưu niệm, nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Trường Chinh, khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ đã trở thành nơi nghiên cứu, học tập, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng của dân tộc cho thế hệ trẻ.

Trên cơ sở nguồn lực văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, tỉnh xác định đây là nguồn tài nguyên giàu giá trị, là một trong những lợi thế để Nam Định phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch ẩm thực, du lịch trải nghiệm, đặc biệt là du lịch tâm linh, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Di sản văn hóa Nam Định đã trở thành nhân tố đắc lực, tạo nên bản sắc riêng của tỉnh Nam Định trong bối cảnh hội nhập và có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Bài và ảnh: Khánh Dũng

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/van-hoa-nghe-thuat/202411/nhan-ngay-di-san-van-hoa-viet-nam-2311-nang-cao-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-di-san-van-hoa-b2b4b15/

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Cùng tác giả

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Cùng chuyên mục

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Nam Định giành 1 HCV, 2 HCB và 1 giải xuất sắc tại Liên hoan Cải lương toàn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH, TT và DL) chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VH, TT và DL Thành phố Cần Thơ tổ chức từ ngày 25/10 đến ngày 15/11. Liên hoan quy tụ 29 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công toàn quốc mang đến 33 vở diễn. Sau 20 ngày tổ chức, kết...

Nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch Nam Định theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại

Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 6 định hướng cụ thể: phát triển thị trường du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch; đầu tư phát triển du lịch; tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua,...

Phát huy các nguồn lực văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn đầu, tỉnh cơ bản tập trung vào nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kiến thiết các nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để tiếp tục phát triển “tam nông” trong tình hình mới. Bước sang giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chú trọng...

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định

Là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tỉnh Nam Định là nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị dân gian đặc sắc với các nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tâm linh được đông đảo cộng đồng tín ngưỡng, thực hành, lưu giữ. Năm 2012, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và...

Dòng chảy văn hóa sông Hồng trên quê hương Nam Định

Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình “đổ về với biển”, trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước...

Giữ gìn nét đẹp văn hóa ở các từ đường dòng họ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh có 97 từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Các từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dòng họ mà còn là nơi lưu giữ...

Khởi công Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo Cụm di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đình – chùa Ngô Xá,...

Sáng 17/10, tại xã Tân Minh (Ý Yên), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tổ chức lễ khởi công Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo cụm di tích lịch sử - văn hoá quốc gia đình - chùa Ngô Xá, chùa Nề. Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở VH, TT và DL, thành phố Nam Định, huyện Ý Yên đến dự. Đồng chí Trần Lê...

Triển lãm cổ vật “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”

Từ ngày 8 đến 30/10, tại Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội phối hợp Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề "Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố", giới thiệu bộ sưu tập hơn 500 cổ vật của các hội viên, các nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trưng bày cổ vật chuyên đề "Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố" được thể hiện qua bốn loại hình hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất