Powered by Techcity

Bình Minh thúc đẩy phát triển đa ngành nghề


Từ một xã thuần nông chủ yếu độc canh 2 vụ lúa, những năm qua, xã Bình Minh (Nam Trực) đã tích cực tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, chú trọng thu hút đầu tư và phát triển đa dạng ngành nghề nông thôn, trong đó tiếp tục giữ gìn phát huy các nghề truyền thống sẵn có.





Nghề sản xuất miến dong tại gia đình ông Phạm Văn Thư ở thôn Rót.
Nghề sản xuất miến dong tại gia đình ông Phạm Văn Thư ở thôn Rót.

Nghề làm kẹo lạc truyền thống ở thôn Thượng Nông tuy không còn hưng thịnh như vài chục năm trước nhưng tinh hoa làng nghề vẫn đang được các thế hệ người dân gìn giữ, kế thừa. Toàn thôn có khoảng 20 hộ dân làm kẹo thủ công theo thời vụ, 3 cơ sở sản xuất quanh năm là Hoa Trường, Hồng Bắc, Đức Tuy có đầu tư trang bị máy móc hiện đại. Ông Vũ Văn Bắc, 52 tuổi, chủ cơ sở sản xuất kẹo Hồng Bắc ở thôn Thượng Nông là gia đình có 4 đời làm nghề kẹo lạc. Ông Bắc cho biết: “Vài năm gần đây, việc sản xuất kẹo lạc không phải đợi dịp tết nữa mà làm thường xuyên, sẵn sàng phục vụ nhu cầu khách hàng đặt kẹo cho lễ hội hay cưới hỏi, làm quà tặng… Ngay từ đầu tháng 11, gia đình tôi đã huy động tất cả các con cháu và thuê thêm 4 nhân công, chuẩn bị sẵn từ 15-20 tấn nguyên liệu gồm đường, mạch nha, lạc, vừng… để làm kẹo cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán. Ngày nào bếp nấu kẹo của gia đình tôi cũng “đỏ lửa” từ sáng đến tối. Mỗi ngày cơ sở cho ra lò từ 3-4 tạ kẹo lạc”.

Để sản phẩm kẹo lạc có vị ngọt, giòn, thơm đậm phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ và nhiều bí quyết gia truyền, đòi hỏi không chỉ sự khéo tay mà còn cả kinh nghiệm, tâm huyết của người làm nghề. Nguyên liệu làm kẹo được tuyển chọn kỹ lưỡng: lạc ta loại 1 hạt to, đều, mẩy được rang sấy bằng máy, chín vàng đều, không bị cháy và có mùi thơm, bùi hơn so với lạc rang thủ công trên bếp than bởi kiểm soát được thời gian và nhiệt độ. Hạt lạc giòn được đưa vào máy chà công nghệ cao khiến hạt lạc sạch sẽ, không bị vụn nát mà còn để lộ rõ hơn màu vàng bắt mắt, sau đó chuyển sang công đoạn sấy rồi mới đưa vào nấu kẹo để đảm bảo độ giòn, lạc không bị ỉu. Đây là công đoạn quan trọng quyết định chất lượng của kẹo, chỉ cần quá lửa một chút kẹo sẽ bị đắng, chuyển sang màu đen. Hỗn hợp làm kẹo gồm có mạch nha và đường kính trắng, tất cả được đun trên bếp từ 5-10 phút cho đến khi chuyển sang màu cánh gián. Mạch nha sau khi nung chảy được trộn đều tay với lạc từ trong máy sấy ra. Lạc và mạch nha được trộn, quyện lại với nhau đặc sền sệt, nóng hổi, đổ lạc rang chín vào trộn đều rồi đưa lên khay inox có rải lớp bột gạo, vừng mỏng để chống dính rồi dùng chày để cán. Vừng là loại vừng mẩy vàng đều, có tỉ lệ 250g cho 1 khay/5 kg kẹo. Thợ cán kẹo phải cán đều tay để kẹo đảm bảo độ mịn và độ dày. Các thao tác trộn kẹo, cán kẹo phải phối hợp thật nhanh khi hỗn hợp kẹo chưa nguội, đảm bảo độ mềm, dẻo vì mạch nha để nguội sẽ bị cứng, cắt sẽ bị vỡ vụn. Kẹo được cho vào máy cắt thành từng thanh độ dài từ 4-6cm rồi đóng gói sản phẩm bằng máy tự động. Theo ông Bắc, những năm trước, các khâu phơi lạc, rang lạc, cắt kẹo, đóng gói đều được làm thủ công, nhưng giờ đều được máy hỗ trợ đến hơn 50% công đoạn nên đã giảm đáng kể thời gian và sức lao động, năng suất nâng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại, 2 sản phẩm kẹo của gia đình ông Vũ Văn Bắc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là kẹo lạc vừng và kẹo vừng thanh. Các sản phẩm được đóng gói bao bì và dán nhãn mác cẩn thận, có thời hạn sử dụng theo quy định nên được thị trường ngày càng tin dùng. Không chỉ trở thành món quà quê không thể thiếu trong mỗi dịp lễ hội ở xã Bình Minh, kẹo lạc vừng Hồng Bắc còn “vinh dự” được tỉnh và người dân giới thiệu với khách từ khắp mọi miền Tổ quốc, khách nước ngoài đến chơi Nam Định thưởng thức món quà quê bình dị mà thân thuộc này.

Không chỉ có nghề kẹo lạc truyền thống, các nghề khác như làm miến dong tại thôn Rót, may mặc ở xóm Tây Cổ Nông… cũng được UBND xã quan tâm tạo điều kiện gìn giữ, duy trì. Hiện tại, thôn Rót vẫn còn 3 hộ duy trì đều đặn nghề làm miến dong truyền thống. Ông Phạm Văn Thư ở thôn Rót cho biết: “Cách đây khoảng chục năm, toàn thôn có khoảng 15 hộ tham gia sản xuất miến dong nhưng hiện tại chỉ còn 3 hộ trong đó có gia đình tôi bám trụ với nghề. Mỗi khi trời nắng, gia đình tôi lại tranh thủ quấy bột, tráng bánh, trải phên. Bình quân 1 tấn bột tinh dong riềng sẽ cho ra 5,7-5,8 tạ miến dong”. Công việc thường bắt đầu từ 3 giờ sáng, đầu tiên tinh bột dong riềng tươi được đưa vào ngâm, thau rửa kỹ cho lắng để loại bỏ sạn, cát, các tạp chất trong bột đến khi tinh bột sạch. Bột được khuấy đều rồi đưa vào dây chuyền nồi hơi tráng thành bánh, dán lên các phên nứa rồi đem phơi. Thông thường với trời nắng to từ 4-5 tiếng, miến đã khô được gom lại cho vào máy cắt thành sợi và đóng gói. Gắn bó với nghề sản xuất miến dong “cha truyền, con nối” gần 20 năm qua, cơ sở gia đình ông Thư luôn đem đến cho người tiêu dùng những sợi miến có độ giòn, dai tự nhiên, không bị sạn cát, không bị nhão, bết dính, đặc biệt không sử dụng chất bảo quản, chất tẩy trắng và luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vào dịp giáp tết, mỗi tháng cơ sở sản xuất miến dong của ông Thư xuất bán được hơn 4-5 tấn miến dong chủ yếu vào thị trường các tỉnh phía Nam.

Nghề xây dựng dân dụng cũng phát triển mạnh với 15 đội thợ (mỗi đội có từ 7-10 lao động tham gia) có việc làm thường xuyên. Ước tính nghề xây dựng ở Bình Minh tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hơn 100 lao động. Với sự tích cực tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất có mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi… từ chính quyền, nghề mộc cũng phát triển với khoảng chục xưởng, mỗi xưởng có từ 3-5 lao động thường xuyên. Hiện trên địa bàn xã có Công ty Cổ phần Kinh Bắc – Thành Nam tạo việc làm cho 500 công nhân sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang Nhật Bản và khoảng 5-6 xưởng may gia công tạo việc làm cho hơn 100 lao động với thu nhập ổn định từ 7-8 triệu đồng/người/tháng.

Nhờ phát triển đa ngành nghề, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của xã Bình Minh đã có sự chuyển dịch tích cực. Hiện tại, toàn xã có trên 1.400 lao động thường xuyên tham gia sản xuất các ngành nghề với mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 68,1 triệu đồng. Kinh tế ngành nghề phát triển, người dân nâng cao thu nhập đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã chỉ còn 1,3%. Xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2021, đang tiếp tục xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu bền vững và phát triển.

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, xã Bình Minh tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư, duy trì và phát triển mạnh 2 nghề truyền thống theo các tiêu chí làng nghề và phát triển đa dạng nghề mới để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến hết năm 2025 đạt mức thu nhập bình quân đầu người hơn 80 triệu đồng/năm.

Bài và ảnh: Đức Toàn

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202411/binh-minh-thuc-dayphat-trien-da-nganhnghe-d0b719f/

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” góp phần tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”

Quyết tâm không để tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép) ra khơi khai thác thủy hải sản, các sở, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thực thi các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hạn chế tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU, góp...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Cùng tác giả

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà NẵngNam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận; Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” góp phần tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”

Quyết tâm không để tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép) ra khơi khai thác thủy hải sản, các sở, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thực thi các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hạn chế tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU, góp...

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Với 92,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67,3 tỉ USD. (ảnh minh họa – VGP) Chiều 30-11, với tỷ lệ 92,48% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng...

Cùng chuyên mục

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” góp phần tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”

Quyết tâm không để tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép) ra khơi khai thác thủy hải sản, các sở, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thực thi các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hạn chế tình trạng tàu cá vi phạm khai thác IUU, góp...

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật dịp cuối năm

Thời điểm này, người chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu thị trường những tháng cuối năm. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng con nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN và PTNT) cùng với các huyện, thành phố đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và...

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Gia tăng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau màu theo công nghệ Nhật Bản...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất