Powered by Techcity

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Quyết tâm, đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính – Tạo động lực mới cho Nam Định phát triển (kỳ III)


 








Sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) là công việc khó, tác động lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tư tưởng, tâm lý, vấn đề khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán hình thành từ lâu đời của nhân dân mỗi địa phương. Nhưng với quyết tâm chính trị cao, với những bước đi, “lộ trình” cụ thể, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ; “Ý Đảng hợp lòng dân”, từ đó giải các “bài toán khó” trước, trong và sau sáp nhập.








Sau khi sắp xếp, huyện Hải Hậu có 24 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 xã và 3 thị trấn (giảm 10 xã so với trước đó),

do vậy huyện tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn.

 

Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, xã Hải Xuân (Hải Hậu) được hình thành trên cơ sở sáp nhập các xã: Hải Triều, Hải Cường và Hải Xuân. Sau sáp nhập, xã Hải Xuân có diện tích tự nhiên 15,12km2, dân số 23.263 người. Trước sáp nhập, người dân và cán bộ có nhiều băn khoăn. Một bộ phận dân cư cho rằng, từ nếp sống, sinh hoạt, cơ sở vật chất hiện có đến các khoản đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM)… của 3 xã có sự “vênh” nhau đáng kể nên khó mà “dung hoà” khi thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập. Chưa kể, sau sáp nhập, tên xã thay đổi có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết một số các giấy tờ, thủ tục hành chính. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều “tâm tư”, lo ngại các vấn đề mất vị trí việc làm hoặc phải thôi việc… Xác định những khó khăn, vướng mắc của cán bộ cũng như bà con nhân dân, trước khi thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập, huyện Hải Hậu đã tổ chức nhiều cuộc họp, làm việc với cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập. Từ đó “đả thông” tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ngày 1/9/2024, cùng với các xã, phường, thị trấn của 7 huyện và thành phố Nam Định, Hải Xuân đã tổ chức kỳ họp HĐND thứ 14, khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026, bầu các chức danh chủ chốt của bộ máy chính quyền và chính thức đi vào hoạt động. Sau sáp nhập, Hải Xuân mở rộng được không gian phát triển, mở ra những cơ hội mới để phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đồng chí Vũ Quang Thuỳ, Bí thư Đảng uỷ xã Hải Xuân cho biết: “Sau sáp nhập, Hải Xuân sẽ tập trung được nguồn lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Trước sáp nhập, Hải Triều có lợi thế về kinh tế biển, Hải Xuân có thế mạnh về thương mại dịch vụ, Hải Cường từ lâu đã khẳng định được vai trò, vị thế trong lĩnh vực nông nghiệp. Các thế mạnh này sẽ giúp địa phương đa dạng hoá ngành nghề, bổ trợ lẫn nhau, tạo không gian phát triển mới, mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại”.

 





Xã Hải Xuân (Hải Hậu) mới được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của xã Hải Triều, xã Hải Cường vào xã Hải Xuân. Sau khi nhập, xã Hải Xuân có diện tích tự nhiên 15,12km2 và quy mô dân số 23.263 người.

 

Tuy nhiên, sau sáp nhập, Hải Xuân hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn mà vấn đề “nan giải” nhất là giải quyết chế độ, bố trí việc làm cho số cán bộ, công chức dôi dư. Thành lập ĐVHC mới, Hải Xuân hiện có 30 cán bộ, công chức và 28 người bán bán chuyên trách dôi dư. “Đội ngũ cán bộ, công chức của cả 3 xã trước khi sáp nhập nhiều người có tuổi đời trẻ, số người đủ tuổi nghỉ hưu hưởng BHXH ít. Do vậy, chúng tôi rất khó khăn trong bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại ĐVHC mới và giải quyết chế độ cho người dôi dư”, đồng chí Vũ Quang Thuỳ cho biết thêm. Hải Xuân hiện còn “thừa mà thiếu” trụ sở làm việc. Lấy trụ sở xã Hải Xuân làm trụ sở chính cho ĐVHC mới, trụ sở này khó đáp ứng được nhu cầu làm việc và thực hiện một số chức năng hành chính của của xã. Đặc biệt, xã hiện rất khó khăn trong việc bố trí hội trường để họp đảng bộ và nơi làm việc cho lực lượng Công an xã. Cụ thể, với 758 đảng viên nhưng sức chứa tối đa của hội trường nhà văn hoá xã là 200 người. Một vấn đề khó khăn nữa của xã khi thành lập ĐVHC mới là chưa hợp nhất được hệ thống truyền thanh do không có nguồn kinh phí để xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh. Do đó, 1 bản tin chung vẫn phải phát thanh riêng ở cả 3 xã, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh ở cả 3 xã cũ. Trong khi chưa có hướng dẫn cụ thể để trả lương cho đội ngũ này, Hải Xuân “mới” hiện vẫn đang chi trả lương cho những người làm công tác truyền thanh ở các xã cũ, tăng “gánh nặng” chi phí.

 

Xã Đồng Thịnh (Nghĩa Hưng) được sáp nhập từ các xã: Nghĩa Đồng, Nghĩa Minh và Nghĩa Thịnh. Trước khi sáp nhập, người dân Đồng Thịnh băn khoăn khi xã có tên mới, các loại giấy tờ tuỳ thân như CCCD, giấy khai sinh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… sẽ phải làm lại mất thời gian, gây tốn kém. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Trọng Huế, Chủ tịch UBND xã thông tin: “Sau sáp nhập, bộ phận 1 cửa của xã chủ yếu tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến chứng thực, ít phức tạp. Tuy nhiên, sẽ có một số loại giấy tờ phải làm mới nên cần phải có thời gian, nguồn nhân lực, kinh phí thực hiện”.

 





Tỉnh Nam Định đã xây dựng phương án quản lý, sử dụng hiệu quả, điều chuyển tài sản, trụ sở các đơn vị,

không được để xuống cấp tài sản, trụ sở. Trong ảnh: trụ sở Đảng ủy- HĐND-UBND xã Hải Nam (Hải Hậu).

 

Xã Hải Xuân và xã Đồng Thịnh chỉ là 2 trong số nhiều ĐVHC mới trên địa bàn tỉnh đối diện với một số vấn đề khó khăn trước, trong và sau sáp nhập. Theo các Đề án sáp nhập của tỉnh và thành phố Nam Định, sau sắp xếp, sáp nhập ĐVHC, toàn tỉnh có khoảng gần 1.200 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư, trong đó thành phố Nam Định có khoảng gần 200 người. Ngoài vấn đề “con người”, sau sắp xếp, sáp nhập, quy mô ĐVHC mới lớn hơn sẽ tạo ra dôi dư về cơ sở vật chất ở các đơn vị cũ, trong khi đơn vị mới lại chưa có đủ cơ sở vật chất cho “bộ máy mới” hoạt động, phải ghép nhiều cán bộ, công chức vào một phòng làm việc cũng đang gây ra những khó khăn cho vấn đề giải quyết trụ sở công. Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, số trụ sở dôi dư là 39. Ngoài các vấn đề về sắp xếp nhân sự, tài sản công, sau sắp xếp, sáp nhập các ĐVHC mới trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số khó khăn như: các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản của đơn vị cũ khó tìm phương án giải quyết; các xã đã về đích NTM, các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được phê duyệt phải xây dựng lại. Một số ĐVHC cấp xã không thuận lợi cho việc sáp nhập với các xã liền kề, dân cư phân bố không tập trung, không xen cư với các xã lân cận; tập tục địa phương có nhiều nét không tương đồng cũng ảnh hưởng đến tư tưởng của người dân; địa bàn xã mới hình thành rộng khiến cho công tác quản lý lúc đầu sẽ gặp nhiều khó khăn…

 







 

Để “tháo khó, gỡ vướng” cho các huyện, xã thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập, tỉnh đã xây dựng các phương án giải quyết khó khăn, bất cập. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến 2 vấn đề cơ bản: sắp xếp công việc, giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư và xử lý trụ sở, tài sản công. Để giải quyết các vấn đề này, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng “Nghị quyết của số 1104/NQ-UBTVQH15, ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định, tạo sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân. Làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ dôi dư, trên tinh thần động viên, khích lệ vì sự nghiệp chung, đồng thời áp dụng để cán bộ được hưởng chế độ, chính sách tốt nhất. Về tài chính, tài sản, ngân sách bảo đảm không được để lãng phí. Các cấp, các ngành “chỉ bàn làm, không bàn lùi”; chung sức, đồng lòng, quyết liệt thực hiện thắng lợi chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

 





Hoạt động tại bộ phận một cửa của xã Hải Xuân (Hải Hậu).

 

Với tinh thần “quyết tâm, quyết liệt, quyết làm”, tỉnh đã huy động hệ thống chính trị vào cuộc, “giao việc” cụ thể cho các cấp, ngành, đoàn thể. Theo đó, cùng với cấp uỷ, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… đã “vào cuộc” tích cực với những hoạt động cụ thể: xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, vận động trong đoàn viên, hội viên và nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 và tổ chức giám sát quá trình triển khai thực hiện; kịp thời nắm bắt, phản ánh tình hình dư luận sau sắp xếp ĐVHC; phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ các địa phương, cơ sở được sắp xếp để kiện toàn bộ máy, tổ chức hội, đoàn tại địa phương theo điều lệ của tổ chức mình; phối hợp đề xuất giải pháp giải quyết chế độ, chính sách cho các cán bộ thôi công tác đoàn thể do dôi dư sau sắp xếp. Các ngành Công an, Quân sự, Biên phòng phối hợp với các ngành chức năng xây dựng phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. 

 




 

Trong quá trình triển khai thực hiện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy phụ trách các huyện, thành phố thường xuyên bám sát cơ sở, nhất là những địa bàn trọng điểm, có khó khăn, phức tạp trong công tác cán bộ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa của việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện… Vào cuộc quyết liệt, hệ thống chính trị tỉnh đã từng bước “tháo khó, gỡ vướng” các vấn đề tồn tại trong sáp nhập ĐVHC.

 





Việc sáp nhập tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng) khắc phục được sự manh mún, chia cắt trong tổ chức các tổ dân phố theo quy mô hiện tại, xây dựng tổ dân phố mới có quy mô phù hợp với yêu cầu quản lý.
Việc sáp nhập tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng) khắc phục được sự manh mún, chia cắt trong tổ chức các tổ dân phố theo quy mô hiện tại, xây dựng tổ dân phố mới có quy mô phù hợp với yêu cầu quản lý.

 

Cụ thể, với số lượng cán bộ, công chức dôi dư sau khi huyện Mỹ Lộc sáp nhập vào thành phố Nam Định; tỉnh đã lên phương án tỉnh tiếp nhận công chức dôi dư từ thành phố đến nhận công tác tại các sở, ngành của tỉnh còn thiếu biên chế và phù hợp với vị trí việc làm. Số công chức dôi dư còn lại tiếp tục điều động dần về các cơ quan cùng ngành của tỉnh theo số biến động giảm (do nghỉ hưu, nghỉ thôi việc, chuyển công tác…) trong thời gian 5 năm. Đối với số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư, phương án giải quyết là điều động sang các ĐVHC cấp xã không thực hiện sắp xếp trong nội bộ huyện; dần thay thế số cán bộ, công chức cấp xã sẽ nghỉ hưu đến tháng 9/2029 (kết thúc 5 năm lộ trình sắp xếp) tại các ĐVHC cấp xã không thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023-2025; tiếp nhận vào làm công chức cấp huyện; điều động về các đơn vị sự nghiệp công lập nếu đủ điều kiện và thực hiện tinh giản biên chế..

 




 

Về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp lại ĐVHC, ngày 09/12/2023 HĐND tỉnh Nam Định đã ban hành Nghị quyết số 141/2023/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư. Theo đó, ngoài việc được hưởng chế độ theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ còn được hưởng chế độ của tỉnh, với mức hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành, cứ mỗi tháng nghỉ thì được hỗ trợ 1/2 tháng tiền lương hiện hưởng (mức hỗ trợ tối đa 30 tháng).

 

 Đối với cán bộ, công chức cấp xã nghỉ sau 12 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành, cứ mỗi tháng nghỉ trước thì được hỗ trợ 1/4 tháng tiền lương hiện hưởng (mức hỗ trợ tối đa 12 tháng). Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình giải quyết cán bộ, công chức dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã thì số tháng được hỗ trợ tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên. Đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành thì được hỗ trợ 3 tháng phụ cấp hiện hưởng (không tính phụ cấp kiêm nhiệm) và tiếp tục được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (nếu đang thực hiện) theo quy định cho đến hết ngày 31/12 của năm mà người đó được giải quyết cho nghỉ công tác.

 





Từ ngày 1/9/2024, các đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp bắt đầu đi vào hoạt động,

đảm bảo duy trì hoạt động liên tục, bình thường, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy trong hệ thống chính trị.

 




 

Về phương án xử lý trụ sở, tài sản công sau khi sắp xếp theo nguyên tắc: Trụ sở của các đơn vị sự nghiệp công lập (giáo dục và y tế) trên địa bàn cấp xã giữ nguyên như hiện trạng đang sử dụng để không ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh cũng như việc chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trụ sở, tài sản công không tiếp tục sử dụng sẽ thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại và thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định hiện hành. Đối với thành phố Nam Định sau khi mở rộng, dự kiến đặt trụ sở tổ chức Đảng, HĐND và UBND tổ chức chính trị – xã hội tại các địa điểm hiện đang sử dụng. Đối với các ĐVHC cấp xã sau sắp xếp lựa chọn 1 trụ sở cho Đảng ủy, HĐND và UBND cấp xã mới; 1 trụ sở cho Công an cấp xã mới; 1 trụ sở cho Trung tâm Văn hóa thể thao cấp xã mới.

 

Ngoài ra, tỉnh còn xây dựng phương án, lộ trình cụ thể để giải quyết các vấn đề, khó khăn sau sáp nhập như: Thực hiện chuyển đổi giấy tờ cho cơ quan, tổ chức và công dân; hoàn thành việc cập nhật cơ sở dữ liệu dân cư; hoàn thành việc thực hiện chế độ, chính sách theo các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc công nhận ĐVHC cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp…

(Còn nữa)

Thu Thủy – Hoa Xuân –  Viết Dư

 

———————

Kỳ I: Đổi mới, sáng tạo trong sắp xếp đơn vị hành chính

Kỳ II: Khi “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”





Nguồn: https://baonamdinh.vn/multimedia/202410/tac-pham-tham-du-giai-bao-chi-bua-liem-vang-lan-thu-ix-2024-quyet-tam-dong-thuan-trong-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-tao-dong-luc-moi-cho-nam-dinh-phat-trien-ky-iii-6a55a9a/

Cùng chủ đề

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Cùng tác giả

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Tuyển Việt Nam chuyển mình và nước cờ táo bạo trước Indonesia hùng mạnh

Lối chơi chưa định hình của HLV Kim Sang Sik HLV Kim Sang Sik bắt đầu tiếp quản đội tuyển Việt Nam từ tháng 5. Tính tới thời điểm này, ông đã có nửa năm dẫn dắt “Những chiến binh sao vàng”. Mặc dù vậy, ông thầy người Hàn Quốc chưa để lại nhiều dấu ấn cũng như chưa có thành tích ấn tượng. Trong 5 trận dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Hàn Quốc chỉ thắng một (Philippines), hòa...

Cùng chuyên mục

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Tuyển Việt Nam chuyển mình và nước cờ táo bạo trước Indonesia hùng mạnh

Lối chơi chưa định hình của HLV Kim Sang Sik HLV Kim Sang Sik bắt đầu tiếp quản đội tuyển Việt Nam từ tháng 5. Tính tới thời điểm này, ông đã có nửa năm dẫn dắt “Những chiến binh sao vàng”. Mặc dù vậy, ông thầy người Hàn Quốc chưa để lại nhiều dấu ấn cũng như chưa có thành tích ấn tượng. Trong 5 trận dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Hàn Quốc chỉ thắng một (Philippines), hòa...

Thêm một ông lớn xăng dầu bị rút phép sau nhiều tháng ôm tiền quỹ bình ổn

Công ty Trung Linh Phát bị thu hồi giấy phép – Ảnh: C.DŨNG Công ty TNHH Trung Linh Phát có trụ sở tại Ninh Bình, được cấp phép năm 2021. Đây là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu hoạt động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo quyết định được Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký ban hành, Bộ Công Thương thu hồi giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với công...

Thép Xanh Nam Định tiến vào vòng 1/8 Cúp C2 châu Á

Tối 27/12, tại lượt trận thứ 5 Vòng bảng Cúp C2 châu Á 2024/2025, Thép xanh Nam Định tiếp đón Lee Man FC trên sân nhà Thiên Trường. Không mất nhiều thời gian, đại diện Việt Nam đã có được bàn thắng mở tỷ số ở phút thứ 11. Sau cú giật gót của Văn Toàn, Văn Vũ thực hiện màn dốc bóng bên cánh phải rồi đẩy cho Lucas Silva ở tư thế trống trải và sau vài nhịp...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Tuyển Việt Nam: Khi Nguyễn Xuân Son cũng là… thách thức

Món quà mang tên Xuân Son Sau thời gian chờ đợi, những mong mỏi từ người hâm mộ về việc chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son khoác áo tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024 cũng có lời đáp. Cụ thể, chân sút đang giữ kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải tại V-League hoàn toàn đủ tư cách khoác áo tuyển Việt Nam, theo đúng quy định của FIFA. Điều này có nghĩa, tiền đạo thuộc biên chế...

Thắng dễ đội Hong Kong, CLB Nam Định qua vòng bảng Cúp C2 châu Á

Câu lạc bộ Nam Định giành chiến thắng đậm trước Lee Man trên sân vận động Thiên Trường (Nam Định) ở lượt trận thứ 5 vòng bảng Cúp C2 châu Á. Chiến thắng này giúp đội bóng thành Nam lần đầu tiên góp mặt ở vòng loại trực tiếp của đấu trường châu Á. Đại diện của bóng đá Việt Nam ra sân với 6 ngoại binh và 1 cầu thủ nhập tịch. Chất lượng cá nhân vượt trội giúp...

Chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ở Hải Hậu

Thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của BCH Trung ương Đảng (khoá XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, Đảng bộ huyện Hải Hậu đã tập trung triển khai thực hiện với nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả....

Có xe đạp, đường đến trường gần hơn

Bà Nguyễn Thị Long (53 tuổi, trú thôn Tân Bình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) cùng cháu gái đi ghe đến nhận học bổng Gieo mầm tri thức – Ảnh: NHẬT LINH Chiều 27-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế trao tặng 200 suất học bổng Gieo mầm tri thức cho các bạn học sinh nghèo vượt khó của tỉnh, gồm những chiếc xe đạp và dụng cụ học tập trị...

Duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% như hiện hành

Sáng 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, với 443/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,48% tổng số đại biểu, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao. Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi).  Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành....

Tin nổi bật

Tin mới nhất