Powered by Techcity

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Trường: Phát triển xứng đáng là trung tâm vùng đô thị phía Nam của tỉnh


Với quan điểm phát triển huyện Xuân Trường theo hướng ổn định – bền vững – công bằng, đảm bảo 4 mục tiêu kinh tế – xã hội, môi trường bền vững và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn và công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; có không gian rộng mở kết nối với vùng kinh tế biển hai tỉnh Nam Định và Thái Bình, thương mại dịch vụ quy hoạch phát triển, ngày 30/8/2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1872/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.





Thi công tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn huyện Xuân Trường.
Thi công tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – Đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn huyện Xuân Trường.

Huyện Xuân Trường nằm trong vùng kinh tế biển của tỉnh với kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tập trung nâng cấp có trọng điểm, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, điện, thông tin liên lạc, giáo dục,… được đầu tư, nâng cấp hiện đại, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế – xã hội; lực lượng lao động đa phần có tay nghề, đã qua đào tạo, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: dệt may, cơ khí, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng,… Theo Quyết định số 1872/QĐ-UBND của UBND tỉnh, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Xuân Trường với diện tích trên 116km2 với các mục tiêu: phát triển huyện Xuân Trường gắn với hạ tầng khung quốc gia và tỉnh, nằm trên các hành lang kinh tế mới (trục phát triển Bắc Nam của tỉnh Nam Định) kết nối vùng huyện, liên huyện và vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, đặc biệt là hành lang phát triển dọc tuyến cao tốc Quảng Ninh – Hải Phòng – Ninh Bình; khai thác lợi thế giáp với vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định (các huyện Giao Thủy, Hải Hậu) và là trung tâm vùng đô thị phía Nam của tỉnh, ưu thế về phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ; phát huy lợi thế hiện có với tỷ trọng lớn về công nghiệp dịch vụ, là một trong những vùng trọng điểm lúa của tỉnh, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa đặc sản và cây công nghiệp ngắn ngày…

Theo đó, trên cơ sở điều kiện tự nhiên, hiện trạng, tổ chức tổng thể không gian vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được tổ chức theo cấu trúc “1 hành lang; 2 vùng phát triển; 4 trục kinh tế; 4 đô thị; 6 khu vực động lực phát triển”. Trong đó hành lang sinh thái ven sông (sông Ninh Cơ – sông Hồng với tổng chiều dài trên 30km) là trục chính giao thông đường thủy, kết nối các đô thị sinh thái tạo động lực phát triển kinh tế ven sông. 2 vùng phát triển gồm: vùng phát triển phía Nam – vùng trung tâm có quy mô diện tích tự nhiên khoảng 4.928ha (vùng tập trung trung tâm hành chính, chính trị, phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp với trung tâm là đô thị Xuân Trường (mở rộng thêm xã Xuân Ninh), và các xã Xuân Phúc, Xuân Vinh, Trà Lũ; vùng phát triển phía Bắc có quy mô diện tích tự nhiên khoảng 6.681ha (phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, logistics, cảng sông với trung tâm là đô thị Hồng Ngọc, khu công nghiệp (KCN) Thượng Thành). 4 trục kinh tế gồm: Trục kinh tế Bắc – Nam (phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực về công nghiệp, đô thị, thương mại dịch vụ và là trục động lực phát triển kinh tế quan trọng của huyện dọc theo các tỉnh lộ 489C, 484); trục đô thị công nghiệp phía Bắc (trục phát triển kết nối các KCN Xuân Hồng, Thượng Thành với đô thị Hồng Ngọc và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc của huyện gắn với tỉnh lộ 488); trục đô thị trung tâm (trục hành chính, dịch vụ, thương mại gắn với tỉnh lộ 489, kết nối đô thị huyện lỵ – thị trấn Xuân Trường với trục kinh tế Bắc Nam và các cụm công nghiệp (CCN) Nam Điền, Xuân Vinh, vùng nông nghiệp phía Đông); trục công nghiệp – dịch vụ – thương mại phía Nam (kết nối KCN Xuân Kiên, CCN Xuân Tiến, các khu sản xuất, kinh doanh và trung tâm thương mại dịch vụ cấp vùng tại khu vực nút giao tỉnh lộ 489C và tỉnh lộ 484, là đầu mối giao thương kết nối với thành phố Nam Định, thị trấn Quất Lâm và vùng ven biển các huyện Hải Hậu, Giao Thủy gắn với Quốc lộ 21, tỉnh lộ 484, tuyến đường Lạc Quần – Ngô Đồng). Đến năm 2030 huyện sẽ phát triển 2 đô thị gồm: Xuân Trường (mở rộng) là đô thị loại IV và Hồng Ngọc là đô thị loại V; tầm nhìn đến năm 2050 hình thành thêm các đô thị Trà Lũ, Xuân Phúc đều là đô thị loại V. 6 khu vực động lực phát triển của huyện được xác định gồm: Khu vực đô thị huyện lỵ Xuân Trường (Xuân Trường – Xuân Ninh); KCN Thượng Thành; KCN Xuân Hồng; các khu, CCN Xuân Kiên, Xuân Tiến; đô thị và dịch vụ du lịch Hồng Ngọc; đô thị và dịch vụ thương mại Xuân Phúc.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển huyện Xuân Trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các mục tiêu trên, Quyết định số 1872/QĐ-UBND của UBND tỉnh nêu rõ định hướng phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật; trong đó điểm nhấn là hạ tầng giao thông. Theo đó, hạ tầng giao thông của huyện được định hướng phát triển cả đường bộ và đường thủy. Về đường bộ, huyện có cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT.08) quy mô 4 làn xe qua địa bàn, đoạn giao với đường tỉnh (ĐT) 489C bố trí nút giao tại vị trí các xã Xuân Phong, Xuân Thủy, đề xuất làm đường gom 2 bên đường cao tốc qua địa phận huyện theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 đã được phê duyệt. Quốc lộ 21 chạy dọc phía Nam hướng đi huyện Hải Hậu nâng cấp mở rộng đạt tối thiểu đường cấp III đồng bằng trở lên; đến năm 2050 đạt đường cấp II đồng bằng; vị trí các điểm đấu nối tuân thủ Quyết định số 2420/QĐ-UBND ngày 23/12/2022 của UBND tỉnh Nam Định. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các tuyến: ĐT484 (tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – Đường ven biển) quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; Nâng cấp ĐT488 đạt quy mô đường cấp III đồng bằng, đoạn qua thị trấn quy hoạch theo đường đô thị; ĐT489 Đoạn từ phà Sa Cao đến cống Trung Linh quy hoạch mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, đoạn từ cống Trung Linh đến dốc Xuân Bảng là đường đô thị có mặt cắt là 19m, đoạn từ dốc Xuân Bảng đến cống Đầm Sen là đường đô thị  có mặt cắt là 32m, đoạn từ cống Đầm Sen đến cầu Nam Điền B quy hoạch mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; quy hoạch toàn tuyến ĐT489C đoạn từ chân cầu Lạc Quần đến cầu Sa Cao (mới) thành Quốc lộ 39B, nâng cấp đạt quy mô đường cấp II đồng bằng, đoạn qua thị trấn Xuân Trường là đường đô thị có mặt cắt 22,5m; tuyến nhánh Trực Tuấn – Yên Định đoạn đi qua địa phận huyện Xuân Trường ở phía Nam (khu vực xã Xuân Ninh) dài khoảng 1km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng; tuyến nhánh Lạc Quần – Ngô Đồng đoạn đi qua địa phận huyện Xuân Trường dài khoảng 3,3km quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng quy mô tối thiểu 4 làn xe. Giai đoạn 2031-2050 định hướng xây dựng các đường vành đai xanh bao quanh các khu đô thị nhằm mục đích phân vùng khu vực phát triển và khu vực bảo tồn tự nhiên, phòng hộ đô thị trước biến đổi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm xâm lấn. Quy mô tối thiểu đạt cấp IV-III hoàn chỉnh. Nâng cấp, cải tạo kết hợp quy hoạch mới các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp III, IV, V đồng bằng (đoạn qua thị trấn quy hoạch theo đường đô thị). Nâng cấp đường liên xã, trục xã đạt tối thiểu cấp VI đồng bằng, đầu tư xây dựng kiên cố hóa đường thôn xóm đạt 100% so với tiêu chuẩn nông thôn mới…

Về giao thông đường thủy, sẽ xây dựng cảng hàng hoá tổng hợp Sa Cao trên sông Hồng, xã Xuân Châu với quy mô 300 nghìn tấn/năm, diện tích dự kiến 46ha; cảng Thọ Nghiệp, xã Thọ Nghiệp dự kiến tại khu vực ngã ba sông Sò và sông Mã với quy mô 300 nghìn tấn/năm; cải tạo, nâng cấp bến Lạc Quần (sông Ninh Cơ) đến năm 2030 đạt công suất 100-200 nghìn tấn/năm.

Để quản lý và thực hiện quy hoạch, UBND tỉnh chủ trương ưu tiên các dự án trong Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023. Ưu tiên thực hiện các dự án hạ tầng khung, các công trình đầu mối đảm bảo kết nối các khu vực công nghiệp – dịch vụ, du lịch, phát triển đô thị và nông thôn; các dự án đầu tư phát triển cho khu vực đô thị (Xuân Trường, Hồng Ngọc, Trà Lũ, Xuân Phúc), khu vực có KCN, CCN, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử quốc gia; các dự án phục vụ cho đề án nâng loại đô thị, các dự án chỉnh trang, nâng cấp công trình hạ tầng xã hội; các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, khai thác hiệu quả tài nguyên, thiên nhiên, các dự án tái tạo năng lượng và tái sinh môi trường tự nhiên.

Bài và ảnh: Thành Trung

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202410/dieu-chinh-quy-hoach-xay-dung-vung-huyen-xuan-truong-phat-trien-xung-dang-la-trung-tam-vung-do-thi-phia-nam-cua-tinh-40a70f0/

Cùng chủ đề

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Cùng tác giả

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới

Kiều Khắc Dư Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Nam Định Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Nam Định có tổng số 265 hội viên, sinh hoạt trong 7 tổ bộ môn (Văn xuôi, Thơ, Nghiên cứu - Sưu tầm, Âm nhạc - Múa, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật và Sân khấu). Trong 10 năm qua, sự nghiệp sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT của tỉnh có bước đổi mới, bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Tuyển Việt Nam chuyển mình và nước cờ táo bạo trước Indonesia hùng mạnh

Lối chơi chưa định hình của HLV Kim Sang Sik HLV Kim Sang Sik bắt đầu tiếp quản đội tuyển Việt Nam từ tháng 5. Tính tới thời điểm này, ông đã có nửa năm dẫn dắt “Những chiến binh sao vàng”. Mặc dù vậy, ông thầy người Hàn Quốc chưa để lại nhiều dấu ấn cũng như chưa có thành tích ấn tượng. Trong 5 trận dẫn dắt đội tuyển Việt Nam, vị HLV người Hàn Quốc chỉ thắng một (Philippines), hòa...

Cùng chuyên mục

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành chế biến nông sản Nam Định

Với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương, các doanh nghiệp và người dân, ngành chế biến nông sản của tỉnh đã có những bước chuyển biến rõ nét, tạo được động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nâng cao giá trị gia tăng, khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Vùng trồng ớt xuất khẩu xã Trung Nghĩa...

Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật dịp cuối năm

Thời điểm này, người chăn nuôi tại các địa phương trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm (GSGC) để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu thị trường những tháng cuối năm. Bên cạnh những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng con nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN và PTNT) cùng với các huyện, thành phố đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và...

Giải pháp nâng cao chỉ số đổi mới sáng tạo của địa phương

Tháng 3/2024, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) cấp địa phương (PII). Theo đó, kết quả chỉ số PII năm 2023 của Nam Định đạt 34,9 điểm, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trình diễn mô hình hệ thống xử lý rác thải nhựa thành nhiên liệu đốt của Công ty TNHH Chế tạo thiết bị phát triển công nghệ cao Tam...

Nhạy bén kinh doanh thời đại số

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số hiện nay đang là cơ hội để nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận các phương thức bán hàng online, từ đó giúp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động. Nhiều hộ gia đình trồng hoa, cây cảnh tại xã Nam Điền (Nam Trực) áp dụng phương thức kinh doanh online để thu hút khách hàng. Anh Nguyễn Văn Lưu, xã Nghĩa Phong...

Gia tăng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị các loại nông sản, thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các địa phương và nông dân trong tỉnh đã tích cực đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững. Mô hình sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ trồng rau màu theo công nghệ Nhật Bản...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất