Powered by Techcity

Giao Long phát triển nghề chế biến thủy sản


Giao Long là xã ven biển huyện Giao Thủy; bao đời người dân chủ yếu làm nghề đi biển đánh bắt và nuôi hải sản. Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân đã phát triển thêm nghề chế biến thủy sản. Mặc dù chưa sôi nổi như nghề đi biển hay nuôi thủy sản song nghề chế biến bước đầu đã mang lại hiệu quả, xây dựng được sản phẩm đặc trưng; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động nữ của địa phương.





Chế biến thủy sản tại cơ sở sản xuất của gia đình chị Trần Thị Thìn, xóm 5 xã Giao Long (Giao Thủy).
Chế biến thủy sản tại cơ sở sản xuất của gia đình chị Trần Thị Thìn, xóm 5 xã Giao Long (Giao Thủy).

Đến nay, địa phương có 165 tàu khai thác xa bờ có công suất tàu từ trên 40CV trở lên, sản lượng khai thác hàng năm bình quân đạt gần 4.000 tấn. Trước đây toàn bộ số tôm cá đánh bắt được các tàu đều bán cho thương lái hoặc người dân mua nhỏ lẻ. Gặp hôm thời tiết bất thuận, không bán nhanh thì hải sản sẽ giảm chất lượng nên thường bị tư thương ép giá khiến chủ tàu và người lao động chịu nhiều thiệt thòi. “Cái khó ló cái khôn”, nhờ giao thông, hạ tầng phát triển, mạng xã hội cung cấp nhiều thông tin nên bà con đã học thêm nghề chế biến thủy sản. Chẳng hạn, tôm, bề bề được giữ lại làm nguyên liệu bóc lấy nõn thịt cung ứng ra thị trường. Chị Trần Thị Thìn, xóm 5 là một trong những hộ đầu tiên của xã làm nghề bóc nõn tôm cho biết: Tôm vàng, bề bề từ thuyền mang về còn nhảy tanh tách được rửa sạch và hấp với chút muối cho vừa chín tới để con tôm săn chắc, ngọt thịt rồi vớt ra để ráo trước khi bóc vỏ. Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng sản phẩm bởi vừa chín tới, thịt tôm chắc, đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng không đủ nhiệt, thịt tôm tanh, vỡ nát mà quá lửa nõn tôm khô quắt, mất độ ngọt, dai, thơm đặc trưng. Sau đó lựa kéo sắc cắt bỏ đầu, lia sát dọc hai bên thân để loại bỏ diềm và vỏ, gai nhọn. Công đoạn này cũng không nên cắt quá sâu vào trong vì sẽ cắt phạm nhiều vào phần thịt, bề bề không còn nguyên vẹn dễ vỡ nát lại mất thẩm mỹ làm giảm giá trị thành phẩm. Đến lúc này chỉ khẽ tách vỏ phần đuôi bề bề ra là được nguyên vẹn nõn bề bề. Cứ thế trăm con như một xếp thành từng khay 0,5kg cấp đông, hút chân không gửi đến khách hàng. Lợi thế của sản phẩm là nguyên liệu lấy tận gốc, sơ chế trực tiếp ngay tại vùng chân sóng nên tươi, ngon và có giá thành rẻ hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nên nhanh chóng được người tiêu dùng lựa chọn. Ban đầu người dân Giao Long gửi sản phẩm nõn tôm, bề bề theo chân các mối thu mua hải sản mang về thành phố Nam Định, Hà Nội… Sau dần “hữu xạ tự nhiên hương”, sản phẩm nhanh chóng được người dân ở các tỉnh, thành phố trong khu vực phía Bắc tin dùng. Từ một vài hộ dân trong xóm làm, tôm, bề bề cũng chỉ dùng phần tàu thuyền của gia đình đánh bắt được nhưng mỗi ngày lương khách hàng một tăng lên nên nhiều hộ bảo nhau cùng làm, lượng nguyên liệu tiêu thụ cũng lớn. Thuyền nhà cung ứng không đủ thì mua thêm của các thuyền khác ở trong và ngoài xã rồi cả các tàu thuyền từ Thanh Hóa, Nghệ An đưa ra.

Từ sự năng động, nhạy bén người bám bờ, người bám biển của người dân Giao Long đã tạo thành chuỗi liên hoàn cung ứng nguyên liệu, sơ chế nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tạo thành thế chân kiềng vững chắc trong khai thác, phát triển kinh tế biển. Để tạo điều kiện và khuyến khích các hộ dân, xã đã yêu cầu các tổ chức hội, đoàn thể tạo điều kiện để các hộ dân tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất. Hiện tại người dân của xã đã được tiếp cận với 5 kênh vay vốn phát triển sản xuất là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng xã Giao Nhân, Quỹ TYM của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số dư hiện tại của 5 kênh vay vốn trên 176,9 tỷ đồng. Đến nay cả xã Giao Long có gần 200 hộ dân làm nghề bóc tôm nõn, bề bề; lượng nguyên liệu tiêu thụ hàng chục tấn mỗi ngày; giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động nữ, người quá tuổi lao động với mức thu nhập bình quân từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Nõn tôm, bề bề của các cơ sở được chứng nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Nghề sơ chế nõn tôm, bề bề ở Giao Long đang có nhiều lợi thế để phát triển cũng như mở rộng sang sơ chế, chế biến nhiều loại hải sản khác như chả cá thu, chả mực, thu hút và tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương. UBND xã Giao Long và người dân làm nghề mong muốn được tiếp cận nguồn vốn, quy trình công nghệ để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất; được hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm; hướng tới mô hình làng nghề du lịch biển thu hút khách tham quan, du lịch về trải nghiệm.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202409/giao-long-phat-trien-nghe-che-bien-thuy-san-7b51e90/

Cùng chủ đề

Thành phố Nam Định tập trung chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Thời điểm hiện nay, Đảng bộ thành phố Nam Định đang nỗ lực đẩy mạnh các phong trào thi đua hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2024, cũng như cả nhiệm kỳ 2020-2025; đồng thời tích cực chuẩn bị các bước tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đảng uỷ phường Lộc Hạ (thành phố Nam Định) triển khai công tác chuẩn bị đại hội đảng bộ...

Khởi nghiệp thành công nhờ các sản phẩm chế biến từ củ sen

Với sức trẻ đầy nhiệt huyết, chăm chỉ cùng tinh thần đổi mới, sáng tạo, anh Vũ Văn Anh (sinh năm 1991) ở thôn Bình Thành, xã Trực Chính (Trực Ninh) đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm chế biến từ củ sen. Đến nay, các sản phẩm: trà củ sen, tinh bột củ sen của anh được thị trường đón nhận với nhiều tín hiệu tích cực góp phần mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập...

Nam Định: “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH

Việc đưa vào sử dụng các dự án giao thông huyết mạch được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Ðịnh, tăng tính kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh và với địa phương trong khu vực, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa. Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng chiều dài khoảng 46km. Rút ngắn...

Nghĩa Hưng chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên

Thường xuyên đổi mới nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục truyền thống… là những cách làm hiệu quả giúp Đảng bộ huyện Nghĩa Hưng nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng. Thông qua đó...

Tăng cường giám sát kinh doanh sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin, truyền thông

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia phân phối thiết bị, sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) bao gồm: các doanh nghiệp tư nhân cung cấp sản phẩm về máy tính, thiết bị kỹ thuật số; các chuỗi cửa hàng cung cấp, mua bán điện thoại di động, laptop thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT, Chi nhánh Công...

Cùng tác giả

Nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành Toán quê Bình Định, học thạc sĩ, tiến sĩ chỉ 4 năm

Ngành Toán vừa có thêm 4 giáo sư, 18 phó giáo sư. Giảng viên Trần Minh Phương sinh năm 1986, quê ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là nữ phó giáo sư trẻ nhất ngành này năm nay. Chị Phương hiện là giảng viên hạng III tại Khoa Toán – Thống kê, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Trước đây, vào năm 2008, chị Phương tốt nghiệp đại học ngành Toán học, chuyên ngành Sư phạm Toán của Trường Đại học...

Tiến Linh tiếp tục ghi bàn, CLB CAHN thua sốc HAGL

HAGL THẮNG SỐC, CLB CAHN MẤT NGÔI ĐẦU Chỉ 1 tuần sau khi đoạt ngôi đầu V-League, CLB Công an Hà Nội (CAHN) đã nhận cú sốc khi bất ngờ thất thủ 0-1 trên sân Pleiku. Đó là trận đấu HAGL chào đón sự trở lại của Lê Văn Sơn và chính anh mở ra đường lên bóng tấn công rất đẹp mắt trước khi Châu Ngọc Quang mở tỷ số ở phút 25. Đây là pha lập công thứ...

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp thành công nhờ các sản phẩm chế biến từ củ sen

Với sức trẻ đầy nhiệt huyết, chăm chỉ cùng tinh thần đổi mới, sáng tạo, anh Vũ Văn Anh (sinh năm 1991) ở thôn Bình Thành, xã Trực Chính (Trực Ninh) đã khởi nghiệp thành công với các sản phẩm chế biến từ củ sen. Đến nay, các sản phẩm: trà củ sen, tinh bột củ sen của anh được thị trường đón nhận với nhiều tín hiệu tích cực góp phần mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập...

Nam Định: “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông được khai thông, tạo động lực mới phát triển KTXH

Việc đưa vào sử dụng các dự án giao thông huyết mạch được đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tỉnh Nam Ðịnh, tăng tính kết nối các vùng kinh tế trong tỉnh và với địa phương trong khu vực, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa. Đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với tổng chiều dài khoảng 46km. Rút ngắn...

Tăng cường giám sát kinh doanh sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin, truyền thông

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia phân phối thiết bị, sản phẩm hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT) bao gồm: các doanh nghiệp tư nhân cung cấp sản phẩm về máy tính, thiết bị kỹ thuật số; các chuỗi cửa hàng cung cấp, mua bán điện thoại di động, laptop thuộc Chi nhánh Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT, Chi nhánh Công...

Doanh nghiệp dệt may, da giày nỗ lực vượt khó, tiếp cận thị trường mới

Hoạt động xuất khẩu ngành dệt may, da giày trên toàn quốc đang cải thiện tích cực, tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Các doanh nghiệp trong nhóm dệt may, da giày của tỉnh cũng đã ghi nhận kết quả tăng trưởng mạnh. Công ty Cổ phần May Sông Hồng tăng tốc sản xuất mặt hàng thu đông phục vụ xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp dệt may trong tỉnh lập những kỷ lục...

Bình Minh thúc đẩy phát triển đa ngành nghề

Từ một xã thuần nông chủ yếu độc canh 2 vụ lúa, những năm qua, xã Bình Minh (Nam Trực) đã tích cực tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, chú trọng thu hút đầu tư và phát triển đa dạng ngành nghề nông thôn, trong đó tiếp tục giữ gìn phát huy các nghề truyền thống sẵn có. Nghề sản xuất miến dong tại gia đình...

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiến tạo, khai thác 5 hành lang kinh tế theo Quy hoạch tỉnh

Trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc xây dựng và khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế (HLKT) đang trở thành chiến lược chủ đạo của nhiều địa phương tại Việt Nam. Nam Định có vị trí địa lý chiến lược đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), có tiềm năng lớn để trở thành trung tâm kết nối kinh tế khu vực phía Bắc. Vì vậy dựa trên việc tối ưu...

Nam Định tạo đột phá từ hạ tầng giao thông

Những năm qua, tỉnh Nam Định ưu tiên và huy động nhiều nguồn để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh. Hạ tầng giao thông phát triển, kết nối thuận lợi các hành lang kinh tế của tỉnh với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước đang tạo ra những "đường băng" cho Nam Định "cất cánh". Mạng lưới giao thông kết nối liên vùng Nam Định...

Phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn

Trong những năm qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể, từ đó giúp nông dân tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm và tăng thu nhập. Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thăm mô hình hợp tác xã tiêu biểu của hội viên nông dân thị trấn Cồn...

Nghĩa Hưng bứt phá thành trung tâm kinh tế mới nhờ đầu tư hạ tầng hiện đại

Theo lộ trình Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra, đến năm 2030 xây dựng Nghĩa Hưng trở thành vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh. Đồng chí Hoàng Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hưng cho biết: “Thời gian qua, huyện Nghĩa Hưng đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút, bố trí nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng...

Xây dựng chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn

Trong lộ trình hướng đến nền nông nghiệp sạch và an toàn, việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tích cực cùng chính quyền các địa phương thực hiện nhiều giải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất