Powered by Techcity

Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ


Thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết tâm, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, hoạt động SHTT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.





Các sản phẩm gạo OCOP của Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Bình, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng).
Các sản phẩm gạo OCOP của Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Bình, thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng).

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành rà soát, lồng ghép chính sách, giải pháp, đưa việc thực hiện Chiến lược SHTT vào chương trình, đề án của ngành, địa phương. Đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả SHTT như: HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 77/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 quy định một số chính sách hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh lồng ghép những nội dung quan trọng của Chiến lược SHTT vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh hàng năm; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025; Ban hành Quyết định quy định mức hỗ trợ, triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 9/5/2023 phê duyệt nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch 137/KH-UBND ngày 19/10/2023 hỗ trợ chuyển đổi số và tư vấn xác lập quyền SHTT cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn ngân sách Trung ương năm 2023…

Từ năm 2019 đến nay, Sở KH và CN đã hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn hàng trăm lượt cơ sở thủ tục đăng ký xác lập quyền SHTT; chủ trì, phối hợp tổ chức 15 hội thảo, tập huấn cho hơn 1.500 người tham dự thuộc nhiều đối tượng như sinh viên, doanh nghiệp, cán bộ quản lý. Hướng dẫn đăng ký xác lập quyền đối với kết quả nghiên cứu khoa học; phát triển kênh thương mại cho sản phẩm OCOP của địa phương; xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; đào tạo định giá công nghệ, tài sản trí tuệ. Phát hành nhiều ấn phẩm tuyên truyền về SHTT như: 2.000 cuốn tài liệu “Những ý tưởng táo bạo – Cẩm nang về SHTT dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp”; 7.000 cuốn truyện tranh tuyên truyền về nhãn hiệu, sáng chế cho học sinh… Ngành NN và PTNT đã tư vấn, hướng dẫn 130 cơ sở xây dựng phần mềm định danh điện tử, 33 cơ sở thiết lập nhật ký điện tử để theo dõi sản xuất, truy xuất nguồn gốc và chống gian lận thương mại; tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện cho 4 đơn vị nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng chủ lực của tỉnh nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh giống. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan cho 100 tác phẩm văn hóa, nghệ thuật. Các cơ quan thực thi đã phát hiện, xử lý trên 40 vụ có hành vi xâm phạm quyền SHTT, chủ yếu là xử lý xâm phạm quyền nhãn hiệu.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, Sở KH và CN đã hỗ trợ, tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho 6 sản phẩm (cơ khí xã Xuân Tiến; sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Hiệp hội Nông nghiệp sạch Nam Định; mật ong rừng sú vẹt của Vườn quốc gia Xuân Thủy; Phở xưa Nam Định; tơ lụa Cổ Chất; nếp bắc Nghĩa Bình) là đặc sản, sản phẩm truyền thống mang tên địa danh của địa phương trong tỉnh nhằm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. Hỗ trợ 4 đơn vị, hiệp hội (Hiệp hội Cơ khí xã Xuân Tiến, Hiệp hội Nông nghiệp sạch Nam Định, Vườn quốc gia Xuân Thủy, Hội văn hóa ẩm thực) xây dựng mô hình quản lý, kiểm soát nhãn hiệu. Hỗ trợ 58 tổ chức, cá nhân về nhãn hiệu, 1 sáng chế; hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu và phát triển thương mại cho 150 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của tỉnh, 35 sản phẩm OCOP riêng của huyện Hải Hậu; hỗ trợ 10 sản phẩm OCOP xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu…

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược SHTT đã góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất trong tỉnh đã phát huy tốt tài sản trí tuệ này nhằm nâng cao vị trí, uy tín, năng lực cạnh tranh, thị phần và tăng doanh thu. Điều này thể hiện rõ ở một số sản phẩm đặc sản của địa phương sau khi đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đã gia tăng sản xuất, giá thành sản phẩm góp phần tăng năng suất lao động, việc làm cho người dân như: nước mắm Lâm Bão sản lượng 1,2 triệu lít/năm, ước thu về khoảng 100 tỷ đồng/năm; mật ong rừng sú vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy thu hoạch 70-80 tấn/năm, ước thu về khoảng 90 tỷ đồng/năm; doanh thu của các cơ sở bình quân đạt 350-400 triệu đồng/năm, thu nhập người lao động từ 8-10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, hoạt động SHTT đã góp phần bảo vệ lợi ích người sản xuất và quyền lợi người tiêu dùng; đảm bảo uy tín, chất lượng đối với các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương, qua đó giúp phân biệt sản phẩm vùng, miền với khu vực khác.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chiến lược SHTT đến năm 2030 của tỉnh vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như công tác tuyên truyền, phổ biến về SHTT chưa đạt hiệu quả cao; sự quan tâm của một số cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp còn hạn chế; các hoạt động cung cấp thông tin và tư vấn về tài sản trí tuệ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Thực tế số lượng sản phẩm của địa phương được hỗ trợ thực hiện trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ còn hạn chế bởi các lý do khách quan như: hoạt động sản xuất của từng cơ sở còn riêng lẻ, chưa có tính tập trung; các tổ chức, doanh nghiệp năng lực còn yếu, khó quy tụ trong sản xuất, kinh doanh chung. Đặc biệt các chủ thể SHTT chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, các cấp, ngành chức năng tiếp tục bám sát mục tiêu và nội dung Chiến lược SHTT để xây dựng kế hoạch và chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cộng đồng về các chính sách, pháp luật SHTT và lợi ích, giá trị của tài sản trí tuệ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Tập trung hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm đặc thù và sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, sản phảm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu về sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm thúc đẩy hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ; phát triển sàn giao dịch tài sản trí tuệ để tăng cường liên kết cung cầu về tài sản trí tuệ. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành giữa cơ quan quản lý – nhà khoa học – doanh nghiệp ở địa phương và các hội, hiệp hội, HTX về SHTT nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu phát triển tài sản trí tuệ.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202409/giai-phap-thuc-day-hoat-dong-so-huu-tri-tue-79a2f87/

Cùng chủ đề

Sở Công Thương bứt phá trong cải cách thủ tục hành chính

Năm 2024, Sở Công Thương đã triển khai hàng loạt giải pháp cải cách hành chính (CCHC) hiệu quả, khẳng định nỗ lực bứt phá trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ công hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Người dân làm thủ tục hành chính lĩnh vực công thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư...

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”, “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC DSVHPVT TỈNH NAM ĐỊNH LẦN...

Stt Họ và tên Địa chỉ Tên Di sản Loại hình Ghi chú I Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” 1 Trần Thị Huệ Thủ nhang Phủ Tiên Hương (thuộc Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy);xóm 1, thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt Tập quán xã hội và tín ngưỡng   II Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” 1 Lê Thị Hà Thủ nhang điện thờ Phật Thánh Tiên; tổ dân...

Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn

Những năm gần đây, cá chạch đang trở thành một trong những con nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân của các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy… Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và những thách thức trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất giống, Trung tâm Giống thủy hải sản tỉnh Nam Định (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện thành công đề...

Điều chỉnh quy hoạch vùng huyện Vụ Bản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Kiến tạo không gian phát triển toàn...

Huyện Vụ Bản nằm ở cửa ngõ phía tây của thành phố Nam Định, trên địa bàn huyện có kết cấu hạ tầng giao thông liên hoàn, huyết mạch với các tuyến Quốc lộ 21, 10, 38B, 37B và các tỉnh lộ 486B, 486C, 485B…, hệ thống đường thủy nội địa và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua là điều kiện thuận lợi trong việc giao thương, tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Với tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nam Định không ngừng nỗ lực, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Đồng chí Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam...

Cùng tác giả

Sở Công Thương bứt phá trong cải cách thủ tục hành chính

Năm 2024, Sở Công Thương đã triển khai hàng loạt giải pháp cải cách hành chính (CCHC) hiệu quả, khẳng định nỗ lực bứt phá trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ công hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Người dân làm thủ tục hành chính lĩnh vực công thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư...

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”, “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ” TRONG LĨNH VỰC DSVHPVT TỈNH NAM ĐỊNH LẦN...

Stt Họ và tên Địa chỉ Tên Di sản Loại hình Ghi chú I Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” 1 Trần Thị Huệ Thủ nhang Phủ Tiên Hương (thuộc Di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy);xóm 1, thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyệnVụ Bản, tỉnh Nam Định Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt Tập quán xã hội và tín ngưỡng   II Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” 1 Lê Thị Hà Thủ nhang điện thờ Phật Thánh Tiên; tổ dân...

Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tin mới y tế ngày 14/1: Kỷ lục ghép tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcTrong vòng sáu ngày (từ 6 đến 11/1/2025), Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công 21 ca ghép tạng, trong đó có 15 bệnh nhân được cứu sống nhờ tạng hiến từ 4 người chết não. Bốn người chết não hiến tạng cứu sống 15 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Các ca ghép tạng thành công bao...

ĐH Bách khoa Hà Nội tăng gần 1.000 chỉ tiêu xét điểm thi đánh giá tư duy

Sáng 15/1, ĐH Bách khoa Hà Nội công bố đề án tuyển sinh năm 2025. Dự kiến, nhà trường vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh với gần 9.700 chỉ tiêu, gồm xét tuyển tài năng (20%), xét theo điểm thi đánh giá tư duy (40%), xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 (40%). So với năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội giảm khoảng 10% chỉ tiêu xét từ điểm thi tốt nghiệp THPT để dành...

Thái Bình thu hút dự án đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có thế mạnh

(MPI) – Ngày 13/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xây dựng lộ trình tổ chức triển...

Cùng chuyên mục

Sở Công Thương bứt phá trong cải cách thủ tục hành chính

Năm 2024, Sở Công Thương đã triển khai hàng loạt giải pháp cải cách hành chính (CCHC) hiệu quả, khẳng định nỗ lực bứt phá trong hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ công hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Người dân làm thủ tục hành chính lĩnh vực công thương tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Xúc tiến đầu tư...

Ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch bùn

Những năm gần đây, cá chạch đang trở thành một trong những con nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân của các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy… Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và những thách thức trong việc đảm bảo chất lượng sản xuất giống, Trung tâm Giống thủy hải sản tỉnh Nam Định (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thực hiện thành công đề...

Điều chỉnh quy hoạch vùng huyện Vụ Bản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 – Kiến tạo không gian phát triển toàn...

Huyện Vụ Bản nằm ở cửa ngõ phía tây của thành phố Nam Định, trên địa bàn huyện có kết cấu hạ tầng giao thông liên hoàn, huyết mạch với các tuyến Quốc lộ 21, 10, 38B, 37B và các tỉnh lộ 486B, 486C, 485B…, hệ thống đường thủy nội địa và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua là điều kiện thuận lợi trong việc giao thương, tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của...

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại

Thực hiện “Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) giai đoạn 2021-2030”, Sở Công Thương Nam Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận môi trường số, tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế địa phương. Sản phẩm nón lá Nghĩa Châu được hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương...

Phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh

Đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh, những năm qua Công ty Điện lực Nam Định luôn nỗ lực tham mưu, thực hiện tốt các quy hoạch điện; tập trung khai thác các nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện theo hướng “điện đi trước một bước” nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng điện phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an...

Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân

Dịp Tết Nguyên đán và lễ hội đầu xuân hàng năm luôn là thời điểm nhu cầu vận tải tăng cao đột biến. Trước tình hình đó, nhằm bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn trước, trong và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân năm 2025, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ động xây dựng kế hoạch yêu cầu các cơ quan quản lý của ngành, doanh nghiệp vận tải ô...

Ngân hàng chung tay xử lý tài khoản không chính chủ

Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng được xem là động thái quyết liệt nhằm xử lý tài khoản không chính chủ hay còn gọi là tài khoản “rác”, tài khoản “ma”. Việc xử lý tài khoản này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) rất cần thiết bởi thực tế thời gian qua xảy ra nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng nhưng không đòi...

“Bệ phóng” cho khát vọng khởi nghiệp

Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thành Nam năm 2024” đã khép lại với những dấu ấn sâu sắc, không chỉ tôn vinh các ý tưởng và dự án xuất sắc mà còn minh chứng cho sức sáng tạo và khát vọng mạnh mẽ của cộng đồng khởi nghiệp Nam Định. Ban Tổ chức Cuộc thi trao Giấy khen và Kỷ niệm chương cho đại diện của 15 dự án, ý tưởng lọt...

Kỳ vọng bứt phá sản xuất công nghiệp

Năm 2025, tỉnh Nam Định xác định là thời điểm phải tăng tốc hơn, đột phá hơn để tạo đà vững chắc cho giai đoạn 2026-2030 với mục tiêu GRDP tăng từ 10,5% trở lên. Ngành Công Thương giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy công nghiệp phát triển, dẫn dắt thương mại và xuất khẩu tăng trưởng, hướng tới mục tiêu biến Nam Định thành trung tâm công nghiệp hiện đại, hội nhập sâu vào chuỗi...

Ngành Ngân hàng chung tay chăm lo mái ấm cho người nghèo

Với sự chung tay, góp sức của ngành Ngân hàng, năm 2024, đã có hàng trăm căn nhà “Đại đoàn kết” khang trang, ấm áp nghĩa tình được hoàn thành, giúp cho các hộ nghèo an cư, lạc nghiệp, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Khánh thành, bàn giao nhà đại đoàn kết cho gia đình bà Phạm Thị Nhâm, xóm 3, xã Xuân Phong (Xuân Trường). Đón năm mới 2025, chị Nguyễn Thị Hà ở xóm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất