Powered by Techcity

Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống phà, cầu phao


Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong năm 2024, các hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường vẫn có khả năng có những biến động mạnh, cần đề phòng bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn cục bộ và các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm khác, đặc biệt trong các tháng mùa mưa bão. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống điểm vượt sông lớn bằng các bến phà, cầu phao nằm trên các tuyến quốc lộ như các bến phà Đống Cao trên tuyến Quốc lộ 37B, Đại Nội trên tuyến Quốc lộ 21B, Sa Cao – Thái Hạc trên tuyến đường tỉnh 489, cầu phao Ninh Cường trên tuyến Quốc lộ 37B cùng nhiều bến khách ngang sông. Do vậy, ngay từ đầu mùa mưa bão, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, đảm bảo vận hành an toàn hệ thống phà, cầu phao





Sửa chữa 2 phao thép (phao số 9 và phao dự phòng) của bến cầu phao Ninh Cường phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Sửa chữa 2 phao thép (phao số 9 và phao dự phòng) của bến cầu phao Ninh Cường phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, vận hành, khai thác bến phà, cầu phao trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đảm bảo tuyệt đối an toàn, thời gian qua, Sở GTVT kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với bến khi không đủ điều kiện an toàn như­: Giấy phép hoạt động, đăng ký phương tiện, chứng chỉ ng­ười lái, áo phao/phao cứu sinh, bảo hiểm đối với phương tiện… Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Nam Định chỉ đạo Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện kiểm tra, nhắc nhở chủ phương tiện đảm bảo an toàn giao thông trong mùa mưa bão đối với các bến vượt sông quan trọng. Yêu cầu các đơn vị quản lý phà Sa Cao – Thái Hạc, phà Đống Cao, phà Đại Nội, cầu phao Ninh Cường có kế hoạch nạo vét âu giấu tàu và các đầu bến; kiểm tra hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa, hố thế, neo cáp, sửa chữa phao, phà, đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuỷ theo quy định, bổ sung phao cứu sinh, cáp dự phòng… để vận hành an toàn trong mùa mưa bão.

Cầu phao Ninh Cường nằm trên Quốc lộ 37B, vượt sông Ninh Cơ nối hai huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng, có vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt. Vì thế, để đảm bảo tuyệt đối an toàn vận hành cầu phao trong mùa mưa bão Công ty Cổ phần Xây dựng Hoàng Nam đã xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN), yêu cầu đơn vị quản lý vận hành cầu phao Ninh Cường kiểm tra tổng thể toàn bộ bến như: kiểm tra an toàn các phao thép, pông tông, cầu dẫn hai đầu bến, các phương tiện, thiết bị dự phòng, hệ thống điện, cáp neo…; thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật, an toàn của các thiết bị trên bến. Tiến hành vệ sinh âu giấu phao, hai đầu cầu và dọc theo cầu, không để cỏ rác ùn ứ. Kiểm tra các biển báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa, hố thế, neo cáp, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, bảo hiểm phương tiện thủy nội địa theo quy định; tổ chức nạo vét âu giấu phao, sửa chữa phao, pông tông, dầm Bailey. Trong tháng 6/2024, công ty đã kịp thời phát hiện sự cố tại vị trí tấm đệm giữa dầm Bailey và mố cầu phía huyện Trực Ninh bị hư hỏng đột xuất, đã tiến hành sửa chữa hoàn thành trong ngày để nhanh chóng thông luồng giao thông. Trong tháng 8/2024 vừa qua, công ty đã thực hiện sửa chữa 2 phao thép (phao số 9 và phao dự phòng) phục vụ kịp thời nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp cao điểm nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Để đảm bảo nhân lực ứng phó kịp thời với các tình huống, bến cầu phao Ninh Cường đã thành lập tổ xung kích PCTT gồm 28 người; yêu cầu khi có tình huống xảy ra phải thường trực 100% quân số của bến; mỗi ca (tổ) trên bến thành lập một đội xung kích từ 5 đến 7 người, do các đồng chí trưởng, phó ca làm tổ trưởng, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, đây là lực lượng chủ yếu để khắc phục hậu quả bão lũ, sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh huy động của Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên. Ngoài ra, bến cầu phao Ninh Cường dự trữ 200 lít dầu Diezel, 200m dây chằng buộc, sào tre, 28 phao buộc dây neo, bộ đàm, loa cầm tay, đèn pin, xà beng, Pa lăng xích 2,5 tấn… kịp thời tháo dỡ cầu đưa vào âu giấu khi có lệnh, sẵn sàng khắc phục đảm bảo giao thông an toàn khi có sự cố xảy ra.   

Ngoài bến cầu phao Ninh Cường, Sở GTVT yêu cầu đơn vị quản lý các bến phà khác trên địa bàn có trách nhiệm theo dõi thông tin cấp gió từ Đài khí tượng thủy văn Trung ương, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN ngành GTVT; có phương án bảo đảm an toàn hoặc thu hồi, bảo quản các biển hiệu, phao báo hiệu và phụ kiện trước các đợt lũ, bão phù hợp với mực nước báo động lũ ở từng lưu vực sông; kịp thời triển khai lại hệ thống báo hiệu ngay sau lũ, bão. Các cột báo hiệu, vật kiến trúc khác phải được kiểm tra, sửa chữa trước mùa mưa, lũ; cất giấu phao, phà vào trong âu dừng hoạt động khi mưa bão từ cấp 6, lũ có báo động từ cấp 2 trở lên. Thực hiện chỉ đạo của Sở GTVT, ngay từ đầu mùa mưa bão năm nay, bến phà Đống Cao đã tiến hành kiểm tra tổng thể toàn bộ phà, hai bên đầu bến phà, kiểm tra an toàn các phương tiện vượt sông. Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình hình diễn biến của bão lũ để có kế hoạch ngừng chạy phà; kiểm tra các điều kiện đảm bảo hoạt động của bến theo quy định. Cùng với đó, Ban quản lý bến phà Đống Cao cũng chủ động duy trì đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng, chủ động phân công lãnh đạo, bố trí cán bộ, lực lượng PCTT và TKCN theo phương châm “4 tại chỗ”; dự trữ 400 lít dầu Diezel, 200m dây chằng buộc, sào tre, bộ đàm, loa cầm tay, đèn pin, xà beng… kịp thời đưa phà vào âu giấu khi có lệnh, sẵn sàng khắc phục đảm bảo giao thông an toàn khi có sự cố xảy ra. Khi có tình huống thiên tai bất thường, ngoài các phương án ứng phó sự cố, bến phà còn bố trí 2 người điều vận ở vị trí 2 đầu bến, có biển thông báo phà tạm dừng hoạt động để người đi phà chủ động.

Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các điểm vượt sông trọng điểm, các bến khách ngang sông. Đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, thị trấn có bến khách ngang sông tăng cường kiểm tra điều kiện hoạt động của bến trên địa bàn quản lý theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa và những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng của Sở có kế hoạch kiểm tra, nhắc nhở chủ phương tiện đảm bảo giao thông trong mùa mưa bão đối với các bến vượt sông quan trọng. Cùng với đó, Sở GTVT khuyến cáo các chủ phương tiện và người dân nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông qua đò, phà, cầu phao để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện, lưu thông thông suốt.

Bài và ảnh: Thành Trung

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202409/dam-bao-van-hanh-an-toanhe-thong-pha-cau-phao-f874727/

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Người khai phá niềm tin cho cầu thủ nhập tịch

BƯỚC NGOẶT  Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển VN trong trận gặp Myanmar ở lượt cuối vòng bảng AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (21.12) trên sân vận động Việt Trì. 5 năm sau ngày đặt chân đến VN để ký hợp đồng với CLB Nam Định, Xuân Son chuẩn bị chạm đến ước mơ anh từng theo đuổi trong suốt nhiều tháng: được cống hiến cho đội tuyển VN, hát Quốc ca VN...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ? Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27. Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Tỉnh Phú Thọ vừa ra quyết định thí điểm chỉ dạy học 5 ngày/tuần (từ thứ 2 đến 6), học sinh được nghỉ 2 ngày cuối tuần. Chính sách này áp dụng ngay từ học kỳ 2 này, với quy mô khác nhau, hoặc do các trường THCS, THPT chủ động sắp xếp. Phú Thọ thí điểm cho học sinh học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ 7. Ảnh: Hoan Nguyễn Cụ thể, toàn tỉnh có 14 trường THPT triển...

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Cùng chuyên mục

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam

Ngày 17/12, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam do Ngài Iain Frew, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ai-len làm Trưởng đoàn đến thăm và trao đổi các cơ hội hợp tác với tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trần Lê...

Phân loại chất thải sinh hoạt Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý từ ngày 31/12/2024, được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể. Bằng việc sớm chủ động quản lý CTR, Nam Định đang là một...

Vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn

Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nông dân (HND) tỉnh về “Vận động nông dân sản xuất an toàn và liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019-2023 và những năm tiếp theo”, các cấp HND trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn để phát triển bền vững, nâng cao giá trị hàng hóa. Sản phẩm OCOP cá nhệch kho niêu...

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản: Hướng đi bền vững của nông nghiệp

Từ nhận thức về vai trò quan trọng của chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông, thủy sản trong phát triển kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân phát triển liên kết chuỗi. Đến...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), từ lâu đã giữ vai trò là một vùng kinh tế động lực, có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, sau 10 năm thực hiện...

Nhiều sai phạm trong kinh doanh kính mắt: Lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng

Trước nhu cầu ngày càng tăng của người dân về các sản phẩm kính mắt, thị trường kính thuốc và kính thời trang tại Nam Định đang phát triển sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh các cửa hàng uy tín, không ít cơ sở kinh doanh vẫn công khai bày bán hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật. Lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất