Powered by Techcity

Hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh – Những kết quả bước đầu


Trong Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 đã định hướng, đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trung tâm phát triển quan trọng của vùng Nam đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); đến năm 2050, trở thành trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng của vùng ĐBSH, có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, kết nối giao thương hàng hóa, dịch vụ và văn hóa của vùng.





Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng) có định hướng phát triển xanh - sạch - hiện đại. (Ảnh Viết Dư )
Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng) có định hướng phát triển xanh – sạch – hiện đại. (Ảnh Viết Dư )

 

Chú trọng phát huy các lợi thế, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

 

Tỉnh đã không ngừng cải thiện môi trường kinh doanh, tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào tỉnh; đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội tỉnh chi tiêu vào hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Thu hút đầu tư FDI không chỉ gia tăng mạnh về số lượng dự án và số vốn mà còn tạo được làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp, Tập đoàn lớn, công nghệ cao, khẳng định rõ nét những thay đổi đáng kể về chất trong thu hút vốn FDI vào Nam Định. Tính đến ngày 31/7/2024, Nam Định có 163 dự án FDI đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký đạt 4.225,8 triệu USD; tổng vốn thực hiện lũy kế khoảng 1.370 triệu USD, đạt 32,4% tổng vốn đăng ký. Hầu hết các dự án đều tiến hành triển khai ngay sau khi hoàn tất các thủ tục về đầu tư. Nổi bật là các nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Quanta, JiaWei (Đài Loan – Trung Quốc), Tập đoàn Sunrise Material, Công ty Xingyu Safety Technology (Singapore)….

Điểm nhấn trong thúc đẩy phát triển kinh tế là việc các ngành, các địa phương đã chú trọng khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế trong các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch… Đồng chí Mai Văn Quyết, Giám đốc Sở KH và ĐT cho biết: “Các ngành, địa phương đã tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung tất cả các quy hoạch liên quan phù hợp, đồng bộ với QHT. Tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương xây dựng Kế hoạch thực hiện QHT và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 9/8/2024, trong đó đã xác định cụ thể tiến độ, nguồn lực, các giải pháp thu hút các nguồn lực xã hội thực hiện các chương trình, dự án, phát triển các ngành, lĩnh vực theo QHT”. Cơ cấu kinh tế được tích cực chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; duy trì và nâng mức tăng trưởng giá trị gia tăng và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm của toàn tỉnh. Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay. Các sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng trưởng khá, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, một số sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, vị thế quy mô trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng, từng bước vươn lên đứng trong “top” đầu và giữ vững vị thế tại thị trường nước ngoài như: thuốc và dược liệu có nguồn gốc đông nam dược, sản phẩm may mặc, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ, sản phẩm cơ khí đúc sẵn, chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy hải sản. Khu vực kinh tế dịch vụ có mức tăng trưởng khá nhờ việc khai thác, đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng, lưu trú của các khách mời, du khách tham dự các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn tại tỉnh. Ngành Nông nghiệp và các địa phương tập trung cơ cấu lại các khu vực nông nghiệp, nhất là những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao gắn với phát triển thị trường, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Toàn tỉnh hiện có 434 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Về phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh tiếp tục phát huy thành tựu là một trong các địa phương đi đầu cả nước trong giai đoạn vừa qua. Lũy kế đến tháng 8/2024, toàn tỉnh có 199 xã, thị trấn (chiếm 97,5% tổng số xã, thị trấn) đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao (các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, Vụ Bản và thành phố Nam Định có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao); 40 xã (chiếm 21,3% tổng số xã) được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 6 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh và huyện Giao Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023. Các địa phương NTM đều không ngừng được kiến tạo các giá trị mới, đồng thời vẫn bảo tồn nét làng quê đặc sắc của vùng ĐBSH; các làng nghề truyền thống phát triển, thúc đẩy kết nối khai thác các giá trị kinh tế đặc trưng.

 

Tăng tốc đầu tư hạ tầng, kiến tạo không gian phát triển mới

 





Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (thành phố Nam Định) góp phần tạo diện mạo mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. (Ảnh Thanh Thúy)
Xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi (thành phố Nam Định) góp phần tạo diện mạo mới, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. (Ảnh Thanh Thúy)

Đáng kể trong nỗ lực hiện thực hóa QHT là việc tỉnh đã tăng tốc, tạo đột phá trong đầu tư các công trình, dự án hạ tầng kinh tế – xã hội lớn để mở ra không gian phát triển mới, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư thúc đẩy phát triển các khu vực, vùng kinh tế. Tỉnh quyết liệt tháo gỡ nhanh “điểm nghẽn” về kết nối giao thông huyết mạch, liên vùng, tạo động lực phát triển để tăng nhanh lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Hệ thống hạ tầng giao thông nội tỉnh với các dự án: Tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – Đường bộ ven biển; đường trục phía Nam thành phố Nam Định (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B); xây dựng cầu qua sông Đào… được thúc đẩy tích cực. Tỉnh đang triển khai thủ tục đầu tư xây dựng cầu Ninh Cường vượt sông Ninh Cơ để phát huy tuyến Quốc lộ 37B kết nối liên hoàn với huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh. Cầu Đống Cao vượt sông Đào, nối hai huyện Nghĩa Hưng và Ý Yên thuộc dự án xây dựng đường trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (giai đoạn 2) hiện đang được khẩn trương hoàn thành các hạng mục cuối cùng chuẩn bị hợp long.

Đối với giao thông liên vùng, tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành các dự án xây dựng các cầu kết nối Nam Định với các địa phương lân cận, như: Cầu Bến Mới vượt sông Đáy nối các khu vực phía Nam của tỉnh với tỉnh Ninh Bình, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ công trình và thông xe trong tháng 10/2024; cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Nam Định và Ninh Bình thuộc tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng đến nay đã thực hiện trên 70% giá trị khối lượng. Tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình giai đoạn II. Từ ngày 30/6/2024, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Đồng thời, tỉnh cũng đã đề xuất Chính phủ ưu tiên thúc đẩy đầu tư để đưa vào sử dụng hệ thống cầu hai tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, bảo đảm kết nối liên hoàn giao thông vùng ĐBSH, phát huy hiệu quả sử dụng của tuyến đường bộ ven biển tỉnh Nam Định. Tỉnh đã được Chính phủ giao chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam – Nam Định (CT.11) giai đoạn 1 từ thành phố Phủ Lý đến thành phố Nam Định; tiếp tục đôn đốc triển khai công tác chuẩn bị giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua các tỉnh Nam Định, Thái Bình. Loạt dự án kể trên khi hoàn thành và đi vào khai thác được kỳ vọng sẽ giúp Nam Định kết nối liên vùng để thoát khỏi “điểm nghẽn” về hạ tầng giao thông, làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong suốt 2 thập kỷ qua. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để kết nối các khu, cụm công nghiệp (CCN), các khu vực đô thị mới của tỉnh đến các khu vực kinh tế trọng điểm quốc gia như Hà Nội, Hải Phòng, nhằm thúc đẩy liên kết vùng.

Cùng với hạ tầng giao thông thì hạ tầng công nghiệp cũng được tỉnh chú trọng chuẩn bị sẵn sàng để cung ứng cho nhà đầu tư với hàng loạt khu, CCN đã và đang được triển khai tích cực như: Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng) 502,31ha; Mỹ Thuận (thành phố Nam Định) 159ha; Yên Bằng (Ý Yên) 50ha; Thanh Côi (Vụ Bản) 50ha; Giao Thiện (Giao Thủy) quy mô giai đoạn 1 khoảng 50ha. Đến nay, toàn tỉnh đã có 6 KCN và 24 CCN đã được thành lập; dự kiến đến năm 2030 có 16 KCN được hình thành với tổng diện tích khoảng 2.546ha và 70 CCN được hình thành với tổng diện tích 2.604ha. 

Để mở ra không gian mới cho phát triển, trong năm 2024 toàn tỉnh đầu tư 130 dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu tái định cư, khu dân cư tập trung với tổng vốn trên 9.531 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất để hướng tới hình thành các đô thị lớn, có mối liên kết mạnh với nhau nhằm đẩy mạnh đô thị hóa, thúc đẩy hình thành 4 trung tâm đô thị động lực theo QHT, gồm: Đô thị trung tâm với thành phố Nam Định mở rộng là hạt nhân và các đô thị đối trọng, vệ tinh (thị trấn Nam Giang và đô thị Cao Bồ); Trung tâm đô thị Thịnh Long – Rạng Đông (thị trấn Rạng Đông, thị trấn Quỹ Nhất, thị trấn Thịnh Long và Khu Kinh tế Ninh Cơ); Trung tâm đô thị Cao Bồ (gồm thị trấn Lâm, đô thị 4 xã và thị trấn Bo thuộc huyện Ý Yên); Trung tâm đô thị Giao Thủy (thị trấn Quất Lâm, thị trấn Giao Thủy, đô thị Đại Đồng). Tỉnh tiếp tục hoàn thiện Đề án thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ theo ý kiến của các bộ, ngành Trung ương để được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm kiến tạo thêm không gian phát triển kinh tế – xã hội theo hướng trở thành khu vực tạo động lực thúc đẩy, mang tính đột phá của tỉnh và vùng ĐBSH với mô hình khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa chức năng, gồm: Khu đô thị, KCN, khu cảng, khu dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch; đồng thời chuyển đổi sinh kế người dân ở bãi ngang, bãi bồi sang đánh bắt, nuôi biển kết hợp hình thành các trung tâm điện gió ngoài khơi.

Để hiện thực hóa tầm nhìn, khát vọng như QHT đã đề ra là cả một quá trình lâu dài, vì vậy tỉnh xác định, thời gian tới các cấp chính quyền phải tiếp tục giữ quyết tâm cao nhất, hành động liên tục, tích cực và có trách nhiệm. Trong đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư để thực hiện các chương trình, dự án, kiến tạo các không gian phát triển mới. Chú trọng khai thác sâu hơn các lợi thế của địa phương, đặc biệt là khai thác lợi thế của vùng đất hiếu học, lá cờ đầu của giáo dục cả nước, địa phương gần 30 năm đứng trong top đầu cả nước về kết quả giáo dục phổ thông, giáo dục mũi nhọn; có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu cách thức khai thác có hiệu quả lợi thế có 72km đường bờ biển với các tiềm năng lớn về năng lượng sạch, năng lượng điện gió ngoài khơi. Tăng cường kết nối chuỗi du lịch Nam Định – Ninh Bình – Hà Nam – Thái Bình để thúc đẩy khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh, thắng cảnh độc đáo, gắn với trải nghiệm đời sống, sản xuất nông nghiệp và các làng nghề truyền thống.

Thanh Thúy





Nguồn: https://baonamdinh.vn/quy-hoach-tinh-nam-dinh/202408/hien-thuc-hoa-quy-hoach-tinh-nhung-ket-qua-buoc-dau-9d16e68/

Cùng chủ đề

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Cùng tác giả

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Cùng chuyên mục

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất