Powered by Techcity

Sớm đưa Luật Tài nguyên nước 2023 vào cuộc sống


Luật Tài nguyên nước (TNN) số 28/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Với 10 chương và 86 điều, Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN thông qua 4 nhóm chính sách, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế TNN và bảo vệ TNN, phòng, chống tác hại do nước gây ra. Với rất nhiều điểm mới, Luật TNN 2023 được kỳ vọng sẽ tạo một “cuộc cách mạng” trong chính sách quản lý, sử dụng nguồn nước, một trong những loại tài nguyên đặc biệt quý giá của nhân loại.





Thực thi Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn nguồn nước, điều tiết lưu lượng dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường của các dòng sông.
Thực thi Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn nguồn nước, điều tiết lưu lượng dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường của các dòng sông.

Đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết: “Để bảo đảm Luật TNN 2023 sớm đi vào cuộc sống, ngày 28/6/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 96/KH-UBND về tổ chức triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh chú trọng yêu cầu việc triển khai thi hành Luật phải bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan; nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành công việc. Tỉnh cũng xác định 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong triển khai, thi hành Luật TNN 2023 gồm: Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao trong Luật”.

Để Luật sớm đi vào cuộc sống với sự chấp hành nghiêm của cả cơ quan quản lý và cộng đồng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, xã, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách mới của Luật TNN 2023 và các văn bản quy định chi tiết thi hành, đặc biệt là các quy định mới đến các cán bộ quản lý, người dân, doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý Nhà nước về TNN; tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trong tuân thủ quy định, pháp luật về TNN.

So với Luật TNN 2012, Luật năm 2023 thể hiện sự đổi mới tư duy mạnh mẽ. Đầu tiên phải kể đến việc Luật quy định tất cả các nội dung về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng TNN, phòng, chống tác hại do nước gây ra. Đồng thời, đã quy định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị… theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao tại các luật có liên quan đến TNN để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý TNN. Đáng chú ý, một trong những nguyên tắc cốt lõi của Luật là TNN phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước về TNN, nguồn nước với trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn… Với nguyên tắc cốt lõi đó, Luật TNN 2023 sẽ cải thiện triệt để công tác quản lý và bảo vệ nguồn TNN, bảo đảm việc khai thác và sử dụng TNN một cách hiệu quả và bền vững nhất.

Một nội dung không thể không nhắc đến trong Luật TNN 2023 là khát vọng làm sống lại các “dòng sông chết” ở nước ta, đây là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua do nhiều con sông đang “chết dần, chết mòn” vì ô nhiễm và nhiều nguyên nhân khác. Đặt ra “khát vọng” phục hồi các “dòng sông chết”, Luật TNN 2023 đã bổ sung nhiều quy định, chính sách liên quan đến phục hồi các dòng sông và để đảm bảo tính khoa học, khả thi đã quy định rõ cơ chế, chính sách về tài chính để có cơ sở huy động, phân bổ nguồn lực phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung quy định xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; ưu tiên phục hồi các “dòng sông chết” nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm “sống lại” các dòng sông.

Đặc biệt, nội dung hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý TNN hướng tới quản trị TNN quốc gia trên nền tảng công nghệ số là một trong những điểm nổi bật của Luật TNN 2023. Nền tảng công nghệ số sẽ được đẩy mạnh ứng dụng trong việc hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình quyết định điều hòa, phân phối TNN, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, đặc biệt khi xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trên các lưu vực sông. Luật đã giao cho địa phương thực thi 28 nội dung để tổ chức thi hành Luật (điều tra cơ bản, phương án khai thác trong quy hoạch tỉnh, lập, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước, hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng bảo hộ vệ sinh công trình lấy nước sinh hoạt, lập và ban hành danh mục hồ ao không được san lấp, dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh…). Để bảo đảm hướng dẫn đầy đủ, đúng tinh thần của Luật, ngay sau khi Luật được ban hành, ngày 16/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TNN; Nghị định số 54/2024/NĐ-CP quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ TNN và tiền cấp quyền khai thác TNN. Ngày 16/5/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành các Thông tư số 03/2024/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TNN 2023; Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về TNN và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản TNN; Thông tư số 05/2024/TT-BTNMT quy định việc di chuyển, thay đổi vị trí, giải thể trạm quan trắc TNN dưới đất. Các Nghị định, Thông tư nêu trên đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Cùng với đó, để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật TNN 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan từ nay đến trước ngày 20/8/2024 tập trung rà soát, tổng hợp danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới; đồng thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2024.

Thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm chủ động thực hiện theo quy định các nội dung của Luật TNN năm 2023. Đặc biệt phải chú trọng nâng cao trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính về TNN, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, công khai, minh bạch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thủ tục hành chính về TNN. Hiện tại, tỉnh cũng đang tích cực đẩy nhanh đầu tư và ứng dụng công nghệ mới để thực hiện chương trình toàn quốc xây dựng hệ thống dữ liệu chung về khí tượng thủy văn, lưu lượng dòng chảy và các hồ chứa để điều tiết tích nước hoặc xả nước theo thời gian thực, thay vì theo mùa vụ, nhằm khắc phục mâu thuẫn và lãng phí giữa các nhu cầu khai thác nước cho thủy điện, thủy lợi và nước sạch trên cùng một dòng sông, nâng cao giá trị sử dụng nước lên mức trung bình của thế giới, thay vì chỉ bằng khoảng 1/8 như hiện nay. Tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các tỉnh bạn đẩy mạnh phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; chú trọng xử lý, bảo đảm an toàn nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái.

Với việc tuyên truyền kỹ lưỡng, khẩn trương ban hành và thực thi các quy định mới của Luật TNN 2023 cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành, chắc chắn thời gian tới Nam Định sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý, khai thác và sử dụng TNN, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.

Bài và ảnh: Thanh Thúy

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202408/som-dua-luat-tai-nguyen-nuoc-2023vao-cuoc-song-c9b69bd/

Cùng chủ đề

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa để...

Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; là một đô thị cổ, một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo từ giữa thế kỷ XIII. Trải theo chiều dài lịch sử, từ năm 1812 khi nhà Nguyễn cho xây dựng Thành Nam Định và Cột Cờ Nam Định, thành phố Nam Định được biết đến với tên gọi là Thành Nam. Với bề dày truyền thống và những giá trị...

Đoàn công tác của tỉnh tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Nam Định tại thành phố Zurich (Thụy Sĩ)

Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư của Đoàn công tác của tỉnh Nam Định do đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tại một số nước châu Âu từ ngày 10 đến 17/9/2024; sau chương trình làm việc tại CHLB Đức, Đoàn công tác tiếp tục chương trình tại Thụy Sĩ từ ngày 13 đến 17/9, trong đó trọng tâm là tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư...

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG, YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN Sau đây là nội dung bài viết: TIẾP...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ ix-2024: Khơi dậy khát vọng cống hiến, tạo nguồn phát triển Đảng...

Phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên (HS, SV) có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăng cường “sức trẻ” cho Đảng, tạo nguồn cán bộ kế cận, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đảng viên. Trong nhiều năm qua, việc tạo nguồn phát triển đảng viên là HS, SV được các trường THPT, đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh quan tâm, qua đó vừa bổ sung lực...

Hiệu quả từ mô hình cánh đồng mẫu lớn

Nắm bắt chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất của tỉnh, huyện để sản xuất nông sản hàng hóa, ông Phạm Văn Sáu ở thôn Nam Khánh, xã Mỹ Thuận (thành phố Nam Định) đã tiên phong thực hiện việc tập trung ruộng đất thành cánh đồng lớn để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Văn Sáu, thôn Nam Khánh, xã Mỹ Thuận (thành phố Nam Định) kiểm tra lúa trên cánh...

Cùng tác giả

Bộ Quốc phòng ủng hộ 40 tỷ đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân các tỉnh phía Bắc. Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng “đội quân công tác” thực hiện nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình”, thể hiện vai trò nòng cốt trong ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố thiên tai, thảm họa. Cụ thể, Quân đội...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa để...

Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; là một đô thị cổ, một trung tâm văn hóa, chính trị và tôn giáo từ giữa thế kỷ XIII. Trải theo chiều dài lịch sử, từ năm 1812 khi nhà Nguyễn cho xây dựng Thành Nam Định và Cột Cờ Nam Định, thành phố Nam Định được biết đến với tên gọi là Thành Nam. Với bề dày truyền thống và những giá trị...

Hội thảo khoa học: Bùi Bằng Đoàn

Đồng chí Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, chủ trì hội thảo. Cùng dự, có các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ làm công tác tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội, đại diện cộng đồng họ Bùi Việt Nam, thân nhân gia đình của cụ Bùi bằng Đoàn. Cụ Bùi Bằng Đoàn sinh ra trong gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng Liên Bạt, huyện...

Đoàn công tác của tỉnh tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Nam Định tại thành phố Zurich (Thụy Sĩ)

Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư của Đoàn công tác của tỉnh Nam Định do đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tại một số nước châu Âu từ ngày 10 đến 17/9/2024; sau chương trình làm việc tại CHLB Đức, Đoàn công tác tiếp tục chương trình tại Thụy Sĩ từ ngày 13 đến 17/9, trong đó trọng tâm là tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư...

Bão lũ ‘quét bay’ gần 31.600 tỷ của nông dân, có hộ mất trắng chục tỷ đồng

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo bộ này, bão số 3 đã đổ bộ trực tiếp vào nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Sau bão, mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại hầu hết khu...

Cùng chuyên mục

Đoàn công tác của tỉnh tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư vào Nam Định tại thành phố Zurich (Thụy Sĩ)

Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư của Đoàn công tác của tỉnh Nam Định do đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tại một số nước châu Âu từ ngày 10 đến 17/9/2024; sau chương trình làm việc tại CHLB Đức, Đoàn công tác tiếp tục chương trình tại Thụy Sĩ từ ngày 13 đến 17/9, trong đó trọng tâm là tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư...

Hiệu quả từ mô hình cánh đồng mẫu lớn

Nắm bắt chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất của tỉnh, huyện để sản xuất nông sản hàng hóa, ông Phạm Văn Sáu ở thôn Nam Khánh, xã Mỹ Thuận (thành phố Nam Định) đã tiên phong thực hiện việc tập trung ruộng đất thành cánh đồng lớn để sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Phạm Văn Sáu, thôn Nam Khánh, xã Mỹ Thuận (thành phố Nam Định) kiểm tra lúa trên cánh...

Nam Định tập trung khắc phục thiệt hại hoa màu sau mưa bão

Do ảnh hưởng của bão số 3, tại tỉnh Nam Định xuất hiện mưa lớn kéo dài cùng với các hồ chứa phía thượng lưu xả lũ khiến mực nước trên các sông lên cao làm hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập; trong đó, nhiều diện tích ngập nhiều ngày bị mất trắng. Người dân làng trồng hoa phường Mỹ Tân, thành phố Nam Định thu dọn lưới che luống hoa bị cuốn trôi do nước lũ....

Phát huy kinh nghiệm xử lý các sự cố bão số 3, sớm ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh...

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần chủ động và phối hợp chặt chẽ từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, tỉnh đã triển khai ứng phó kịp thời với các tình huống bão lụt do siêu bão số 3 (Yagi) gây ra; bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng cho người dân và giảm tối đa thiệt hại về tài sản, công trình hạ tầng; sau khi bão đi qua, đã nhanh chóng ổn định tình hình, đưa cuộc...

Giải pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ

Thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ (SHTT) đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết tâm, chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, hoạt động SHTT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần...

Liên đoàn Lao động huyện Xuân Trường tích cực chăm lo cho người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Xuân Trường quản lý 113 Công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc với tổng số hơn 6.300 đoàn viên. Phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, những năm qua các cấp công đoàn huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể hướng về cơ sở, tích cực quan tâm, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, nâng...

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất tại các hợp tác xã

Xác định việc liên kết trong sản xuất, kinh doanh tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm có tính phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu của kinh tế tập thể, nhiều HTX trong tỉnh đã đổi mới mô hình hoạt động, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, hỗ trợ thành viên tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho thành...

Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống phà, cầu phao

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong năm 2024, các hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường vẫn có khả năng có những biến động mạnh, cần đề phòng bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn cục bộ và các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm khác, đặc biệt trong các tháng mùa mưa bão. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống điểm vượt sông lớn bằng các bến...

Nam Định: Đầu tư bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa

Sau hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư năm 2024, đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn tiếp cận, xúc tiến cơ hội đầu tư. Các nhà đầu tư đã đặt chân tại Nam Định đang đẩy nhanh tiến độ các phần việc để sớm được triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp...

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, ngày càng nhiều mô hình sản xuất mới được áp dụng và nhân rộng ở các địa phương. Trong thành quả chung của ngành Nông nghiệp có vai trò quan trọng của hệ thống Khuyến nông, nhất là trong xây dựng các mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất