Powered by Techcity

Ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển, quảng bá, thương mại sản phẩm OCOP


Với cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển nông nghiệp đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, trở thành động lực để phát triển kinh tế của địa phương. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo thúc đẩy chuyển đổi số trong Chương trình “mỗi xã một sản phẩm OCOP” để góp phần phát triển, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.





Các sản phẩm OCOP về trà của Hợp tác xã dược liệu sinh thái Ngọc Trà, xã Hải Tây (Hải Hậu).
Các sản phẩm OCOP về trà của Hợp tác xã dược liệu sinh thái Ngọc Trà, xã Hải Tây (Hải Hậu).

Sau hơn 5 năm thực hiện, Chương trình OCOP của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật với số lượng sản phẩm OCOP tăng đều qua từng năm và chất lượng cũng không ngừng được cải thiện, nâng cấp. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 432 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên của 235 chủ thể là cơ sở sản xuất ở 10 huyện, thành phố. Để đạt được kết quả trên, công tác thông tin về các sản phẩm OCOP của tỉnh thường xuyên được tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định, các cơ quan thông tấn Trung ương; tuyên truyền tại các hội nghị chuyên đề của các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, của huyện; trên website của Chương trình OCOP của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã chủ động phối hợp với đơn vị tư vấn Chương trình OCOP của tỉnh và UBND các huyện, thành phố tư vấn, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình OCOP hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP bằng nhiều hình thức linh hoạt trực tiếp hoặc trực tuyến qua các nền tảng trực tuyến như Zoom, Zalo, Facebook…

Trong giai đoạn 2019-2023, Sở NN và PTNT phối hợp với các sở, ngành tham mưu với UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí trên 11,5 tỷ đồng (từ nguồn kính phí mục tiêu quốc gia xây dựng NTM) cho các cơ sở sản xuất có sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên để phát triển sản phẩm toàn diện về chất lượng, mẫu mã bao bì, nguồn nguyên liệu, quảng bá, phân phối sản phẩm và hỗ trợ tạo mã QR code phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đặc biệt, một số huyện cũng có cơ chế, chính sách hỗ trợ các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP như: huyện Ý Yên thưởng 10 triệu đồng cho các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên; huyện Hải Hậu hỗ trợ kinh phí các cơ sở sản xuất xây dựng các video clip để giới thiệu, quảng bá sản phẩm; huyện Giao Thủy thưởng 20 triệu đồng/sản phẩm OCOP 3 sao, 30 triệu đồng/sản phẩm OCOP 4 sao, 50 triệu đồng/sản phẩm OCOP 5 sao…

Xác định công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP là bước cuối quan trọng của chu trình OCOP thường niên, Sở NN và PTNT đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức, trong đó trọng tâm là chuyển đổi số để đưa các sản phẩm lên giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên không gian mạng. Ngoài việc hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia các hội chợ của các tỉnh, thành phố, các sở, ngành chức năng đã chú trọng tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản và OCOP thông qua các hội nghị, gian hàng trưng bày trực tuyến (online). Hỗ trợ đăng tải thông tin sản phẩm OCOP trên một số website như: ocopnamdinh.vn; ocopvietnam.gov.vn và trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok. Bên cạnh đó, Sở NN và PTNT đã hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm OCOP tạo các gian hàng để bán sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử như PostMart.vn, Shopee… Phối hợp tổ chức ngày hội bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) với chủ đề “Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về Chương trình OCOP”; chương trình livestream “Chợ phiên OCOP tỉnh Nam Định” tại fanpage “Sản phẩm OCOP Nam Định” trên nền tảng mạng xã hội Facebook…

Hiện toàn tỉnh có gần 200 sản phẩm OCOP được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử. Tiêu biểu như các sản phẩm OCOP: “Cáy mật Cô Hồng”, “Mật ong sú vẹt Bắc Hồng”, “Tinh bột nghệ Bắc Hồng” của hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Bắc, xã Hoành Sơn (Giao Thủy) được kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội Facebook, Zalo, TikTok. Anh Nguyễn Tiến Bắc, chủ hộ kinh doanh chia sẻ: “Nhờ đưa sản phẩm lên không gian mạng để giới thiệu, quảng bá và kinh doanh nên người tiêu dùng biết đến sản phẩm của gia đình nhiều hơn. Khách chỉ cần vào trang, xem mặt hàng, lựa chọn và “chốt đơn” trực tuyến, để lại địa chỉ là gia đình hợp đồng với đơn vị vận chuyển đưa hàng đúng chất lượng như đã giới thiệu đến tận tay người tiêu dùng. Kinh doanh cả 2 phương thức truyền thống và hiện đại giúp đầu ra sản phẩm của gia đình cũng thuận lợi hơn”.

Có thể nói, việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội bằng nhiều hình thức đã giúp sản phẩm OCOP Nam Định đến gần hơn, nhanh hơn với người tiêu dùng cả nước. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại làm động lực và chuyển đổi số là nền tảng đã tạo bước đi vững chắc, hướng tới mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững cho sản phẩm OCOP địa phương trên thị trường. Quan trọng hơn là qua kết nối với các kênh phân phối hiện đại, các chủ thể OCOP đã chủ động áp dụng chuyển đổi số trong các công đoạn sản xuất, chế biến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, cũng như áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng QR Code để đáp ứng yêu cầu với sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng và thị trường. Từ kết quả đạt được cho thấy, chuyển đổi số đã giúp ngành Nông nghiệp nói chung và các chủ thể sản xuất có khả năng quảng bá rộng rãi hơn, tăng doanh số bán hàng, mở rộng các kênh tiêu thụ, đạt mục tiêu đưa sản phẩm OCOP của địa phương vươn ra thị trường thế giới.

Thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng phối hợp với các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP trên website Chương trình OCOP của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông về Chương trình OCOP; xây dựng hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng online, livestream. Hỗ trợ xây dựng, thiết lập mã QR code, đăng ký sở hữu trí tuệ, hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì và tem nhãn hàng hóa đúng quy định. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tích cực tuyên truyền để nâng cao nhận thức về phát triển các sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202407/ung-dung-chuyen-doi-so-trong-phat-trien-quang-ba-thuong-mai-san-pham-ocop-09c7416/

Cùng chủ đề

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định

Là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tỉnh Nam Định là nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị dân gian đặc sắc với các nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tâm linh được đông đảo cộng đồng tín ngưỡng, thực hành, lưu giữ. Năm 2012, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Quyết tâm, đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính...

  Sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) là công việc khó, tác động lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tư tưởng, tâm lý, vấn đề khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán hình thành từ lâu đời của nhân dân mỗi địa phương. Nhưng với quyết tâm chính trị cao, với những...

Dòng chảy văn hóa sông Hồng trên quê hương Nam Định

Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình “đổ về với biển”, trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước...

Giữ gìn nét đẹp văn hóa ở các từ đường dòng họ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh có 97 từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Các từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dòng họ mà còn là nơi lưu giữ...

Đa dạng thị trường quà tặng ngày Phụ nữ Việt Nam

Những ngày này, trên các con phố, các cửa hàng quà tặng dành cho phái đẹp nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhộn nhịp người mua. Thị trường quà tặng năm nay cũng sôi động với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng như hoa tươi, mỹ phẩm, quà lưu niệm... Dạo qua một số tuyến phố như Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Mạc Thị Bưởi... các cửa hàng mỹ phẩm, quà lưu niệm, thời trang đã bày  nhiều sản...

Cùng tác giả

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định

Là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tỉnh Nam Định là nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị dân gian đặc sắc với các nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tâm linh được đông đảo cộng đồng tín ngưỡng, thực hành, lưu giữ. Năm 2012, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Quyết tâm, đồng thuận trong sắp xếp đơn vị hành chính...

  Sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) là công việc khó, tác động lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tư tưởng, tâm lý, vấn đề khác biệt về văn hóa, phong tục tập quán hình thành từ lâu đời của nhân dân mỗi địa phương. Nhưng với quyết tâm chính trị cao, với những...

Ông Đỗ Văn Chiến tái đắc cử chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Ông Đỗ Văn Chiến – Ảnh: GIA HÂN Sáng 18-10, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Hoàng Công Thủy đã báo cáo kết quả hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ nhất khóa X, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Theo đó, tại hội nghị lần thứ nhất, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương dân chủ cử Đoàn chủ tịch, Ban...

Dòng chảy văn hóa sông Hồng trên quê hương Nam Định

Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình “đổ về với biển”, trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước...

Giữ gìn nét đẹp văn hóa ở các từ đường dòng họ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh có 97 từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Các từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dòng họ mà còn là nơi lưu giữ...

Cùng chuyên mục

Đa dạng thị trường quà tặng ngày Phụ nữ Việt Nam

Những ngày này, trên các con phố, các cửa hàng quà tặng dành cho phái đẹp nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhộn nhịp người mua. Thị trường quà tặng năm nay cũng sôi động với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng như hoa tươi, mỹ phẩm, quà lưu niệm... Dạo qua một số tuyến phố như Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Mạc Thị Bưởi... các cửa hàng mỹ phẩm, quà lưu niệm, thời trang đã bày  nhiều sản...

Qua mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ ở HTX Nam Cường

Với quyết tâm thay đổi thói quen canh tác thiếu bền vững, được sự hỗ trợ của các cơ quan, sở, ngành chức năng, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất, Kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp Nam Cường, xã Yên Cường (Ý Yên) đang tích cực triển khai áp dụng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, xanh, bền vững. Sản xuất rau sạch theo hướng hữu cơ ở Hợp tác xã Nam Cường,...

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh cải cách hành chính

Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã tích cực triển khai nhiều nội dung, giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác CCHC. Cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi với doanh nghiệp...

Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Xuân Trường: Phát triển xứng đáng là trung tâm vùng đô thị phía Nam của tỉnh

Với quan điểm phát triển huyện Xuân Trường theo hướng ổn định - bền vững - công bằng, đảm bảo 4 mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường bền vững và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn và công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; có không gian rộng mở kết nối với vùng kinh tế biển hai tỉnh Nam Định và Thái Bình, thương mại dịch vụ quy hoạch...

Nhân Ngày doanh nhân Việt Nam (13-10): Chính quyền đồng hành, doanh nghiệp đồng tâm đầu tư phát triển

Trong những năm gần đây, cùng với thúc đẩy xúc tiến đầu tư, các cấp, các ngành của tỉnh ngày càng thể hiện rõ nét vai trò đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư. Điều đó đã giúp Nam Định xây dựng được niềm tin vững chắc từ phía doanh nghiệp, trở thành điểm đến...

Ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, với tinh thần trách nhiệm cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh tỉnh đã chủ động, khẩn trương có văn bản chỉ đạo kịp thời, quyết liệt với nhiều giải pháp thiết thực nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra. Các ngân hàng thương mại đã nhanh chóng đưa ra các phương án...

Đầu tư phát triển hợp lý chợ truyền thống góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng nông thôn

Chợ truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa với người Việt; vừa là nơi lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân và lưu giữ văn hóa truyền thống bản địa. Do xu hướng phát triển thương mại hiện đại nên những năm gần đây tốc độ phát triển của chợ truyền thống có chững lại. Mặc dù vậy, Nhà nước vẫn đánh...

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024 tổng nguồn vốn đầu tư công (VĐTC) của tỉnh được Trung ương giao là 4.649,385 tỷ đồng; HĐND tỉnh thông qua là 9.049 tỷ đồng (tăng 4.400 tỷ đồng theo dự kiến khả năng thực hiện của địa phương). Trong đó: Ngân sách Trung ương là 369,411 tỷ đồng (theo đúng số vốn Chính phủ giao), ngân sách địa phương là 8.679,974 tỷ đồng. Theo báo cáo của UBND tỉnh, ước kết quả giải ngân VĐTC đến hết...

Nam Định: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các KCN trọng điểm

Nam Định sẽ quyết liệt hơn nữa trong tháo gỡ khó khăn, triển khai dự án các khu công nghiệp theo hướng khẩn trương, dứt điểm. Hiện, tỉnh Nam Định đang khai thác 6 khu công nghiệp hiện có và phát triển thêm 10 khu công nghiệp nâng tổng số diện tích quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2030 là 2.546ha. Cụ thể, thời kỳ 2021-2030, tiếp tục khai thác 6 khu công nghiệp đã...

Phát triển du lịch nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cùng với các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, với lợi thế là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, ẩm thực đặc trưng, những năm qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm liên kết, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Du khách quốc tế trải nghiệm dịch vụ du lịch Ecohost Hải Hậu. Triển khai Chương trình “Mỗi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất