Powered by Techcity

Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đối với các dự án đầu tư công


Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đối với các dự án đầu tư công (ĐTC), trong năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát chuyên đề về công tác quản lý, sử dụng đất đối với các dự án ĐTC trên địa bàn giai đoạn 2016-2023. Kết quả giám sát cho thấy, việc đầu tư xây dựng các dự án ĐTC, đặc biệt là dự án xây dựng các khu đô thị (KĐT), khu dân cư (KDC) tập trung góp phần đồng bộ, hiện đại hóa hạ tầng, tạo ra không gian phát triển mới, nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, thay đổi diện mạo và đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Nguồn lực tài chính thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất của các KĐT, KDC tập trung đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, giải quyết khó khăn về nguồn vốn đầu tư phát triển, bảo đảm thực hiện kế hoạch ĐTC của tỉnh.





Đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ đất dự án đầu tư công tại xã Xuân Kiên (Xuân Trường).
Đồng chí Trần Anh Dũng, Ủy viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành kiểm tra công tác quản lý, sử dụng quỹ đất dự án đầu tư công tại xã Xuân Kiên (Xuân Trường).

Tuy nhiên, qua giám sát chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh đã nhận diện thực trạng và đã kiến nghị UBND tỉnh cần có biện pháp khắc phục các bất cập, hạn chế trong quản lý sử dụng đất đối với các dự án ĐTC trên địa bàn, bao gồm tình trạng: một số dự án gặp vướng mắc do chưa có sự đồng bộ giữa các loại quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…); một số dự án chưa thực hiện đầy đủ thủ tục về thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất theo quy định của Luật Đất đai, chưa bảo đảm điều kiện khởi công xây dựng công trình theo đúng quy định của Luật Xây dựng; một số dự án phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, bổ sung về diện tích đất, loại đất trong danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng dưới 10ha đất trồng lúa khi triển khai trên thực tế; một số dự án xây dựng KĐT, KDC tập trung đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng vẫn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dẫn đến khó khăn khi cân đối nguồn vốn cho một số dự án khác có sử dụng nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất tại các KĐT, KDC tập trung; tiến độ thực hiện nhiều dự án còn chậm, kéo dài.

Nghiêm túc tiếp thu các kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương, các chủ đầu tư thực hiện đồng bộ các biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm khắc phục, xử lý các bất cập, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất của các dự án ĐTC. Trong đó chú trọng bảo đảm việc sử dụng đất của các dự án đầu tư công tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, kế hoạch phát triển nhà ở và các quy hoạch khác có liên quan; bảo đảm nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan, sớm hoàn thành công tác GPMB, khởi công và thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, chất lượng theo chủ trương đầu tư được phê duyệt…

Bám sát tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, các địa phương nâng cao chất lượng công tác đánh giá, giám sát đầu tư, thanh tra, kiểm tra tiến độ và chất lượng xây dựng công trình. Qua đó, nắm bắt chặt chẽ hiện trạng, dữ liệu các công trình. Giai đoạn từ 1/1/2016 đến 30/6/2023, toàn tỉnh có 216 dự án ĐTC được Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, gồm: 67 dự án về giao thông; 16 dự án thuộc các khối ngành khác; 133 dự án hạ tầng các KĐT, KDC tập trung, khu tái định cư do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư. Trong đó có 28 dự án ĐTC tỉnh trực tiếp quản lý, điều hành được Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh (Thường trực HĐND tỉnh), UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư (còn 4 dự án đã hoàn thành nhưng chậm quyết toán, 1 dự án chưa hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu); 188 dự án ĐTC từ nguồn thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh (Thường trực HĐND tỉnh), UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư (còn 9 dự án đã hoàn thành nhưng chậm quyết toán, 1 dự án đang thi công nhưng chậm do vướng mắc GPMB, 1 dự án dừng thực hiện, 1 dự án đang điều chỉnh thời gian thực hiện của dự án). Bằng việc 100% các dự án ĐTC trong năm 2023 có báo cáo giám sát đầu tư gửi về Sở KH và ĐT để theo dõi, báo cáo UBND tỉnh và Bộ KH và ĐT theo quy định đã giúp Sở KH và ĐT kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc; nhận diện được các trường hợp bất khả năng không thể hoàn thành đúng tiến độ theo chủ trương đầu tư được duyệt, cần kéo dài thời gian thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh theo thẩm quyền điều chỉnh thời gian thực hiện của dự án đầu tư theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, các địa phương và chủ đầu tư thực hiện đầy đủ quy trình thủ tục về thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất bảo đảm đúng quy định pháp luật về xây dựng. Rà soát, đôn đốc UBND các huyện, thành phố và chủ đầu tư đối với các dự án có sử dụng đất lúa trên 10ha phải lập thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha trước khi trình UBND tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất để triển khai thực hiện dự án. Riêng 2 dự án sử dụng trên 10ha đất trồng lúa đã thi công xây dựng nhưng chưa có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của Thủ tướng Chính phủ (dự án xây dựng tỉnh lộ 488 tại huyện Trực Ninh, dự án xây dựng tỉnh lộ 485B đoạn từ đê tả sông Đào đến Quốc lộ 21B đi qua địa bàn các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực) cũng đã được Sở TN và MT chủ trì, thúc đẩy hoàn thiện các thủ tục liên quan theo quy định. Trong đó, dự án xây dựng tỉnh lộ 485B đoạn từ đê tả sông Đào đến Quốc lộ 21B đi qua địa bàn các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, Nam Trực đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử đụng đất; ngày 18/3/2024, UBND tỉnh có Tờ trình 25/TTr-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh để thực hiện dự án.

Sở TN và MT cũng phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, môi trường và các lĩnh vực khác để đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ nêu trong dự án. Hiện nay, còn một số dự án thuộc lĩnh vực giao thông thuộc diện phải thu hồi đất, giao đất gồm: Dự án xây dựng tuyến đường huyện nối từ đê Tả Đáy đến đường 57B huyện Ý Yên; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Tân Khánh – Liên Bảo huyện Vụ Bản; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Thắng Hà huyện Mỹ Lộc; dự án xây dựng đường trục trung tâm huyện Hải Hậu (giai đoạn 1); dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 488B huyện Trực Ninh; dự án xây dựng tỉnh lộ 485B đoạn từ đê tả Đào đến Quốc lộ 21B; dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – đường bộ ven biển.

Sở NN và PTNT phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát đối với các dự án theo lĩnh vực phụ trách chưa được cấp phép xây dựng liên quan đến hoạt động đê điều và kiến nghị giải pháp xử lý theo quy định đối với trường hợp xây dựng công trình không phép, sai phép, vi phạm quy hoạch theo thẩm quyền. Thường xuyên kiểm tra, rà soát phát hiện kịp thời các dự án có xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc bóc tách, sử dụng tầng đất mặt theo Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác. Theo đó, đã xác định trong 216 dự án ĐTC có sử dụng đất, GPMB được Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư giai đoạn từ 1/1/2016 đến 30/6/2023 có 15 dự án liên quan đến hoạt động quản lý đê điều. Cụ thể trong đó có 11 dự án đã được UBND tỉnh cấp phép các hoạt động liên quan đến đê điều; 1 dự án chưa thi công, đang thực hiện các thủ tục liên quan đến đê điều, đã có thoả thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đang hoàn thiện trình UBND tỉnh cấp phép; 3 dự án nâng cấp, xử lý cấp bách hệ thống đê điều, không phải cấp phép theo quy định của Luật Đê điều. Từ tháng 7/2022 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu văn bản hướng dẫn, yêu cầu đối với 42 dự án hạ tầng các KĐT, KDCTT, tái định cư do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư có sử dụng diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải tuân thủ theo các quy định về việc bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ đầu tư rà soát, xác định các dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng chưa thực hiện các thủ tục đấu nối vào quốc lộ, tỉnh lộ… theo quy định gồm Dự án xây dựng KĐT Cồn – Văn Lý cần đấu nối vào Quốc lộ 21, dự án cải tạo, nâng cấp đường Tân Khánh – Liên Bảo (Vụ Bản) cần đấu nối vào với Quốc lộ 37. Từ đó, đã hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư các dự án tiến hành các thủ tục hồ sơ đấu nối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định…

Bên cạnh đó, các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, hỗ trợ các huyện, thành phố sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, đất đai, xây dựng… để khởi công xây dựng công trình đúng tiến độ theo chủ trương đầu tư đã được phê duyệt. Đồng thời, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ GPMB để sớm triển khai, hoàn tất thi công, đưa các dự án ĐTC vào khai thác, sử dụng, nhất là đối với công tác GPMB các KĐT, KDCTT.

Tại phiên họp giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, trả lời chất vấn và kiến nghị sau giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh từ sau kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 đến nay của UBND tỉnh diễn ra ngày 28/6/2024, Thường trực HĐND tỉnh đã đánh giá: “Bằng việc bám sát các kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh, việc quản lý, sử dụng đất đối với các dự án ĐTC trên địa bàn tỉnh đã được các cấp chính quyền, ngành chức năng áp dụng đồng bộ các biện pháp thiết thực, hiệu quả”. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đối với các dự án ĐTC, UBND tỉnh xác định: Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các biện pháp thiết thực, thời gian tới, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố sẽ chú trọng nâng cao chất lượng tham mưu công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. UBND các huyện, thành phố phải rà soát, đánh giá sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, tính khả thi của dự án ngay từ khâu đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các KĐT, KDCTT. Chủ đầu tư thực hiện các dự án phải đảm bảo lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công đáp ứng đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm; phải thực hiện báo cáo trên hệ thống thông tin giám sát và đánh giá đầu tư theo Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT ngày 30/6/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; thực hiện nghiêm theo Điều 57 Luật Trồng trọt năm 2019 quy định về việc bảo vệ, sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa. Các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động các hộ dân ủng hộ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ GPMB, sớm đưa vào thi công các dự án ĐTC.

Bài và ảnh: Thanh Thúy





Nguồn: https://baonamdinh.vn/tieu-diem/202407/nang-cao-hieu-qua-quan-lysu-dung-datdoi-voi-cac-du-an-dau-tu-cong-50e02dd/

Cùng chủ đề

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Xây dựng văn hóa Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển...

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp cụ thể nhằm hướng tới “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Điểm sáng trong các phong trào thi đua yêu nước của thành...

Trong những năm qua, phong trào thi đua cựu chiến binh (CCB) gương mẫu luôn được cấp ủy, chính quyền, Hội CCB thành phố Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến được các cấp biểu...

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất tại các hợp tác xã

Xác định việc liên kết trong sản xuất, kinh doanh tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm có tính phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu của kinh tế tập thể, nhiều HTX trong tỉnh đã đổi mới mô hình hoạt động, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, hỗ trợ thành viên tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho thành...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vừa có Thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3. Báo Nam Định xin giới thiệu toàn văn Thư thăm hỏi. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3. (Ảnh: Đăng Khoa) Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước! Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Công tác dân vận chính quyền trong giải phóng mặt bằng...

Công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản của Đảng, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy và cấp ủy các cấp, công...

Cùng tác giả

9,3 triệu người nhận tin nhắn phòng, chống siêu bão Yagi qua Zalo

Ngày 5/9, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai đã gửi tin nhắn hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển. Thông báo hướng dẫn neo đậu thuyền tránh bão được gửi qua Zalo Mini App.Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã đạt mức siêu bão khi hoạt động trên...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Xây dựng văn hóa Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển...

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 4 giải pháp cụ thể nhằm hướng tới “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ...

Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở 25 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3

NDO – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu của bão số 3 ở miền bắc thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn. Ngày 10/9, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 4206/BLĐTBXH-CBTXH về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra...

Zalo bật tính năng SOS hỗ trợ khẩn cấp người dân bị ảnh hưởng bởi siêu bão

Với hàng loạt tính năng mới được cập nhật trong giai đoạn siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, Zalo hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn lực cứu trợ khẩn cấp trong tình hình thời tiết diễn biến phức tạp. Trong ngày 7/9/2024, cơn bão số 3 Yagi đã đổ bộ vào đất liền các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Siêu bão Yagi đã để lại những thiệt hại nặng nề...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Điểm sáng trong các phong trào thi đua yêu nước của thành...

Trong những năm qua, phong trào thi đua cựu chiến binh (CCB) gương mẫu luôn được cấp ủy, chính quyền, Hội CCB thành phố Nam Định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sâu rộng, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Từ phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương điển hình tiên tiến được các cấp biểu...

Cùng chuyên mục

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất tại các hợp tác xã

Xác định việc liên kết trong sản xuất, kinh doanh tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm có tính phát triển bền vững đang trở thành xu thế tất yếu của kinh tế tập thể, nhiều HTX trong tỉnh đã đổi mới mô hình hoạt động, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, hỗ trợ thành viên tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho thành...

Đảm bảo vận hành an toàn hệ thống phà, cầu phao

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong năm 2024, các hiện tượng thời tiết, khí hậu bất thường vẫn có khả năng có những biến động mạnh, cần đề phòng bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp, mưa lớn cục bộ và các hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm khác, đặc biệt trong các tháng mùa mưa bão. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống điểm vượt sông lớn bằng các bến...

Nam Định: Đầu tư bất động sản công nghiệp còn nhiều dư địa

Sau hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư năm 2024, đã có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn quy mô lớn tiếp cận, xúc tiến cơ hội đầu tư. Các nhà đầu tư đã đặt chân tại Nam Định đang đẩy nhanh tiến độ các phần việc để sớm được triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp...

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, ngày càng nhiều mô hình sản xuất mới được áp dụng và nhân rộng ở các địa phương. Trong thành quả chung của ngành Nông nghiệp có vai trò quan trọng của hệ thống Khuyến nông, nhất là trong xây dựng các mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tham quan mô hình kinh tế tuần hoàn...

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trước, sau cơn bão số 3

Trước thông tin về mức độ nguy hiểm của cơn bão số 3 (siêu bão YAGI), tại thành phố Nam Định, từ chiều 5/9 người dân bắt đầu mua thực phẩm dự phòng. Tại nhiều chợ dân sinh, số lượng hàng hóa lương thực, thực phẩm được bán trong buổi sáng nay (6/9) tăng đột xuất dù các tiểu thương cũng chủ động chuẩn bị lượng hàng cung ứng nhiều hơn ngày thường. Tiểu thương ở các chợ Hoàng Ngân, Phù Long, Diên Hồng, Mỹ Tho...

Tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em

Vào dịp Tết Trung thu, thị trường kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em trở nên sôi động với rất nhiều mặt hàng được nhập từ nước ngoài, phong phú về mẫu mã và chủng loại. Thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ) đã tăng cường công tác kiểm soát chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em được kinh doanh, lưu thông trên địa bàn. Chi cục Tiêu chuẩn...

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ...

Gần đây, hai doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đại lục đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án dệt và nhuộm bởi Ban Quản lý Khu công nghiệp Nam Định. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chủ yếu 6 tháng đầu năm nay. Trong một báo cáo mới đây, Chứng khoán VNDirect đánh giá, CTCP May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) - doanh nghiệp niêm yết...

Sôi động thị trường Tết Trung thu

Tết Trung thu đang cận kề. Các siêu thị, đại lý, cửa hàng từ thành thị đến nông thôn trong tỉnh tưng bừng quảng bá, giới thiệu bánh Trung thu, đồ chơi và nhiều loại hoa quả từ các thương hiệu nổi tiếng đến các dòng sản phẩm truyền thống, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ cả tháng trước, tại thành phố Nam Định và trung tâm các huyện, xã trong tỉnh, nhiều thương hiệu...

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển để tăng nhanh nội lực cho nền kinh tế

Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức mạnh nội lực của nền kinh tế, thời gian qua các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh luôn chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, ngành chức năng, Công ty TNHH Top Textiles sớm hoàn tất đầu tư, đưa...

Cộng đồng trách nhiệm làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án, công trình trọng điểm

Để thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, một trong những nhiệm vụ lớn đối với địa phương, cơ sở chúng tôi là công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Cụ thể là xã Giao Thiện cần GPMB để thực hiện Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Nam Định với tổng diện tích trên 7,3ha đất của 215 hộ gia đình, cá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất