Powered by Techcity

Nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng giá ngay trước thời điểm tăng lương


Từ ngày 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người hưởng lương hưu chính thức được áp dụng mức lương mới. Trong đó, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 30% so với mức lương cơ sở hiện hành. 

Bên cạnh tâm lý phấn khởi, háo hức chờ tăng lương của bộ phận hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thì đa phần người dân e ngại bởi giá bán của hầu hết các loại hàng hàng hóa cũng sẽ “nối gót” tăng theo, thậm chí tăng trước như một số lần điều chỉnh lương trước đây. Trước băn khoăn của người dân và thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các ngành chức năng đã có nhiều biện pháp quản lý giá, ổn định thị trường để việc tăng lương không gánh theo áp lực tăng giá hàng hóa.





Lương thực là một trong những mặt hàng đã tăng giá trước thời điểm tăng lương (Quầy hàng lương thực tại chợ đầu mối Mỹ Tho, thành phố Nam Định).
Lương thực là một trong những mặt hàng đã tăng giá trước thời điểm tăng lương (Quầy hàng lương thực tại chợ đầu mối Mỹ Tho, thành phố Nam Định).

Hàng hóa rục rịch tăng giá

Tình trạng giá hàng hóa trên thị trường tăng theo lương thường tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu… Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 4,26% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tổng số 11 nhóm hàng hóa thiết yếu có tới 7 nhóm tăng là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,9%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,26%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,14%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,29%. 3 nhóm hàng hóa giữ ổn định và giảm là dịch vụ viễn thông, vật liệu xây dựng và xăng dầu, chất đốt do ảnh hưởng trực tiếp của mặt bằng giá cả thế giới và tỷ giá USD. Tuy nhiên chỉ đến giữa tháng 6/2024 nhóm hàng vật liệu xây dựng lại tiếp tục có thông báo tăng giá đến từng đại lý và khách hàng.

Ghi nhận tại các chợ dân sinh, cửa hàng chuyên doanh thì giá bán nhiều loại hàng hóa liên tục tăng. Trong đó, nhóm hàng thực phẩm như thịt lợn, gạo, trứng, sữa, đồ công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm và các loại rau, củ, quả đã tăng giá từ 5-10% tùy theo từng sản phẩm. Đơn cử như giá thịt lợn liên tục tăng theo tháng và đạt mức tăng khoảng 30% so với đầu năm 2024; giá trứng gia cầm cách đây nửa tháng khoảng 25-27 nghìn đồng/chục thì nay lên 30-32 nghìn đồng/chục; rau xanh tăng từ 1,5 đến 2 lần…

Theo các nhà quản lý thì yếu tố cấu thành giá không phụ thuộc vào việc tăng lương. Tuy nhiên bức tranh giá cả thị trường hiện nay cho thấy ngoài một số nhóm hàng hóa tăng do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, biến động của tỷ giá USD thì rất nhiều mặt hàng tăng giá do yếu tố tâm lý lợi dụng việc tăng lương. Cụ thể như giá gạo ăn thông thường sau một thời gian tăng mạnh, hai tháng gần đây chững lại và giữ ở mức xung quanh 200 nghìn đồng/yến, song hiện nay cũng nhích lên mặc dù đang ở thời điểm thu hoạch vụ lúa xuân, nguồn cung trong tỉnh và trong nước đang rất sẵn. Giá trứng gia cầm cũng tăng trong khi giá thức ăn chăn nuôi giữ nguyên trong vài tháng trở lại đây. Giá bán một số đồ công nghệ phẩm, hóa mỹ phẩm và các loại rau, củ, quả tăng trong khi chi phí xăng dầu phục vụ sản xuất và vận chuyển giảm hơn so với tháng trước…

Nỗ lực giữ ổn định giá

Đợt tăng lương lần này ở mức cao nên cũng không loại trừ nhiều đối tượng lợi dụng chính sách này để đẩy giá hàng hóa, dịch vụ mà ảnh hưởng đến đại đa số người tiêu dùng, do vậy các cơ quan chức năng đang tích cực thực hiện các giải pháp ngăn chặn việc tăng giá tiêu dùng bất hợp lý trong giai đoạn trước và sau khi tăng lương. Trong đó Sở Công Thương thường xuyên nắm bắt diễn biến giá cả hàng hóa cũng như tình hình cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, gạo, thực phẩm…; tiếp nhận kịp thời các văn bản thông báo hoạt động khuyến mại của các đơn vị, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kích cầu tiêu dùng theo đúng quy định; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý giá, giữ thị trường hàng hóa ở mức bình ổn, không để xảy ra tình trạng găm hàng, đầu cơ tăng giá bất hợp lý trên địa bàn.

Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đội nghiệp vụ tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa lưu thông thông suốt. Cùng với việc kiểm soát giá cả, các ngành chức năng tập trung thúc đẩy sản xuất, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung gây tăng giá đột biến, đặc biệt đối với các mặt hàng chiến lược như: Xăng dầu, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng…

Sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và dự kiến từ nay đến cuối năm 2024, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên, nhiên liệu thiết yếu đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân và doanh nghiệp. Các kênh bán hàng truyền thống và thương mại điện tử tiếp tục trở thành phương thức phân phối quan trọng, tiêu thụ hiệu quả hàng hóa, nông sản cho người tiêu dùng, góp phần đáng kể cho việc bình ổn giá thị trường, hạn chế tối đa việc lợi dụng tăng lương để tăng giá hàng hóa đột biến.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

 





Nguồn: https://baonamdinh.vn/kinh-te/202406/nhieu-mat-hang-tieu-dungtang-gia-ngay-truoc-thoi-diem-tang-luong-33d15ce/

Cùng chủ đề

Thu hút, phân bổ hiệu quả nguồn lực kinh tế để hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ QHT đã đề ra. Đặc biệt, để đảm bảo thu hút và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án và đẩy mạnh phát triển các...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Tháo gỡ khó khăn trong phát triển Đảng ở địa bàn...

Phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bổ sung lực lượng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên, bảo đảm tính kế thừa, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng sức chiến đấu của Đảng. Nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên mới, những năm qua, các cấp ủy đảng cơ sở ở các địa phương trên toàn tỉnh đã tăng cường, đẩy mạnh...

Hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp các thủ tục đăng ký mã số, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm thịt...

Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư tại Nam Định

Sáng 13/8, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư về tìm hiểu đầu tư tại Nam Định. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Trần Anh Dũng, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Đảng bộ xã Hải Xuân thi đua học tập và làm...

Trong những năm qua, Đảng bộ xã Hải Xuân (Hải Hậu) luôn nỗ lực thi đua học tập và làm theo Bác bằng những việc làm, hành động thiết thực, qua đó góp phần xây dựng xã Hải Xuân ngày càng phát triển, vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, đẹp về nếp sống văn hóa mới. Đồng chí Đỗ Thị Tuyết Thanh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, Hải Xuân là...

Cùng tác giả

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

(MPI) – Ngày 09/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 816/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Mục đích nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh); xây dựng lộ...

Thu hút, phân bổ hiệu quả nguồn lực kinh tế để hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ QHT đã đề ra. Đặc biệt, để đảm bảo thu hút và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án và đẩy mạnh phát triển các...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Tháo gỡ khó khăn trong phát triển Đảng ở địa bàn...

Phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bổ sung lực lượng, trẻ hóa đội ngũ đảng viên, bảo đảm tính kế thừa, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng sức chiến đấu của Đảng. Nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên mới, những năm qua, các cấp ủy đảng cơ sở ở các địa phương trên toàn tỉnh đã tăng cường, đẩy mạnh...

Hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp các thủ tục đăng ký mã số, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm thịt...

Sun Group khởi công Dự án Đô thị thời đại Sun Urban City

Sáng 8/8, tại TP. Phủ Lý (Hà Nam), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công Dự án Đô thị thời đại – Sun Urban City, với quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi...

Cùng chuyên mục

Thu hút, phân bổ hiệu quả nguồn lực kinh tế để hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh (QHT) Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ QHT đã đề ra. Đặc biệt, để đảm bảo thu hút và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện các chương trình, dự án và đẩy mạnh phát triển các...

Hỗ trợ xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp các thủ tục đăng ký mã số, mã vạch trong truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm thịt...

Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư tìm hiểu đầu tư tại Nam Định

Sáng 13/8, đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì buổi tiếp và làm việc với Công ty Cổ phần Bateco Việt Nam và các nhà đầu tư về tìm hiểu đầu tư tại Nam Định. Cùng dự buổi tiếp có đồng chí Trần Anh Dũng, Uỷ viên Ban TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý...

Ngành Giao thông Vận tải tăng tốc chuyển đổi số

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác chuyển đổi số (CĐS), năm 2024 Sở GTVT đã  thành lập Ban Chỉ đạo CĐS, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 chuyên ngành; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành để từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ...

Sớm đưa Luật Tài nguyên nước 2023 vào cuộc sống

Luật Tài nguyên nước (TNN) số 28/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Với 10 chương và 86 điều, Luật đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNN thông qua 4 nhóm chính sách, gồm: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế TNN và...

Nam Định ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn

 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nam Định ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn. Mục đích nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ...

Thị trường sách và đồ dùng học tập phục vụ năm học mới 2024-2025

Thời điểm này, không khí mua sắm sách vở và dụng cụ học tập đã diễn ra khá nhộn nhịp tại các cửa hàng, nhà sách trên địa bàn tỉnh. Các cửa hàng đã nhập số lượng lớn sách giáo khoa (SGK), sách bổ trợ, đồ dùng học tập với nhiều chủng loại, kiểu dáng phong phú, đa dạng. Học sinh chọn mua dụng cụ học tập tại Hiệu sách Nhân Dân thành phố Nam Định. Thị trường phong phú với nhiều...

Hội viên nông dân gắn sản xuất với chế biến nông sản

Xác định chế biến đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp sản phẩm có thời gian bảo quản lâu hơn, giảm được tổn thất sau thu hoạch, hạn chế tình trạng "được mùa, mất giá", nhiều hội viên nông dân trong tỉnh đã tích cực phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, thực hiện quy trình khép kín từ sản...

Quyết tâm triển khai các dự án tại khu vực Cồn Xanh vì sự phát triển chung

Tổ hợp 3 dự án thép xanh của Tập đoàn Xuân Thiện tại khu vực Cồn Xanh (Nghĩa Hưng) có tổng mức đầu tư lớn nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định từ trước đến nay; được kỳ vọng sẽ tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội lớn cho tỉnh. Thời gian qua, tỉnh đã bám sát, thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính...

Gỡ khó cho nghề muối

Lao động cực nhọc mà giá bán muối thấp, thu nhập không đủ nuôi sống gia đình nên càng ngày càng nhiều diêm dân không còn mặn mà với nghề làm muối. Phần lớn lao động hiện nay là người trung tuổi, người già gắn bó lâu năm với nghề. Lực lượng lao động chính là thanh niên hầu hết đều đi tìm công việc làm khác. Diêm dân xã Bạch Long (Giao Thuỷ) bám nắng sản xuất muối. Vụ muối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất