Powered by Techcity

Cấp bách hỗ trợ để doanh nghiệp trụ vững

Báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế-xã hội năm tháng đầu năm 2023 cho thấy tình hình của khu vực doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự cải thiện.

Ðáng lưu ý, nguyên nhân của những khó khăn cho cộng đồng sản xuất, kinh doanh không chỉ đến từ chu kỳ khó khăn của kinh tế thế giới mà còn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế.

Doanh nghiệp phá sản vẫn tăng cao

Theo Tổng cục Thống kê, năm tháng đầu năm 2023, cả nước có 88 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và hoàn tất thủ tục phá sản, tăng 22,6% so cùng kỳ. Bình quân một tháng có 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động nhưng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Ðáng lưu ý, vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp thành lập mới cũng giảm 24,1% so cùng kỳ, chỉ còn trung bình 9,2 tỷ đồng, thấp hơn giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19.

Báo cáo Kết quả khảo sát tình hình doanh nghiệp do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) công bố mới đây cũng cho thấy 82,3% doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến từ nay đến cuối năm phải giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh vì quá khó khăn. Ðối với các doanh nghiệp còn trụ lại thị trường, 71,2% số doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô lao động với mức giảm hơn 5%; 80,7% số doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu hơn với mức giảm 5%, trong đó tỷ lệ giảm doanh thu hơn 50% là 29,4% số doanh nghiệp.

Năm tháng đầu năm 2023, cả nước có 88 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và hoàn tất thủ tục phá sản, tăng 22,6% so cùng kỳ. Bình quân một tháng có 19 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động nhưng có 17.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Từ những con số nêu trên, TS Phan Ðức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhận định “sức khỏe” của cộng đồng doanh nghiệp đã bị bào mòn đi nhiều so với năm ngoái. Ðáng tiếc là trong bối cảnh Quốc hội, Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều trở ngại do những khó khăn về thủ tục hành chính và nguy cơ hình sự hóa quan hệ kinh tế.

Thực trạng này cho thấy vẫn có những rào cản mới không hề nhỏ được tạo ra, thậm chí có trường hợp bỏ thủ tục này thay bằng thủ tục khác. Trong thời điểm này, cơ quan quản lý nhà nước không nên ban hành các quy định mới làm phát sinh thêm chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là yêu cầu phải được ưu tiên và thực hiện mạnh mẽ hơn với các phương thức giải quyết hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả và nhanh hơn. Chính phủ đã làm tốt những yêu cầu này trong giai đoạn dịch Covid-19, do vậy, cần tiếp tục phát huy.

TS Phan Ðức Hiếu

Trường hợp buộc phải ban hành, cần có cơ chế hỗ trợ để tuân thủ quy định mới như kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã áp dụng. “Trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là yêu cầu phải được ưu tiên và thực hiện mạnh mẽ hơn với các phương thức giải quyết hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả và nhanh hơn. Chính phủ đã làm tốt những yêu cầu này trong giai đoạn dịch Covid-19, do vậy, cần tiếp tục phát huy”, TS Phan Ðức Hiếu nhấn mạnh.

Tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp

Trong kết quả khảo sát của Ban IV, các doanh nghiệp chỉ ra bốn khó khăn, thách thức lớn đang phải đối mặt. Ðó là khó khăn do không có đơn hàng; khó tiếp cận vốn vay; thực hiện thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật; nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế.

Ðáng lo ngại là niềm tin của doanh nghiệp đối với kinh tế vĩ mô, kinh tế ngành trong bối cảnh này đang xuống thấp, nhất là đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng, doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Cộng đồng doanh nghiệp cảm nhận sự hỗ trợ của chính quyền địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, 84% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá hiệu quả điều hành và hỗ trợ của chính quyền địa phương ở mức kém hiệu quả.

Theo TS Phan Ðức Hiếu, tại thời điểm khó khăn này cần phải chắt chiu từng cơ hội cho doanh nghiệp tồn tại và trụ vững. Nếu để doanh nghiệp vì quá khó khăn mà buông xuôi, phá sản, sau này chi phí vận hành lại sẽ rất lớn.

Nếu có cơ hội, dù là rất nhỏ cũng phải nắm lấy để doanh nghiệp cầm cự, duy trì hoạt động vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, kiến nghị hoàn thuế của doanh nghiệp phải được giải quyết sớm, dứt điểm. Vấn đề này đã được đưa ra rất lâu, qua nhiều cuộc làm việc mà vẫn chưa có giải pháp. Không thể để doanh nghiệp thiếu tiền, phải đi vay trong khi tiền hoàn thuế tồn đọng nhiều năm. Ðây cũng là nội dung được đề cập trong Báo cáo của Ban IV.

Theo Giám đốc Ðiều hành Ban IV Phạm Thị Ngọc Thủy, có những thủ tục hoàn thuế doanh nghiệp kiến nghị ba năm chưa được tháo gỡ, việc cần làm lúc này là đẩy nhanh hoàn thuế theo cơ chế đặc biệt. Từ cuối năm ngoái, các doanh nghiệp ngành gỗ, cao-su… đã liên tục kêu cứu vì bị “giam” hàng nghìn tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) suốt thời gian dài trong khi doanh nghiệp kiệt quệ tài chính vì khó khăn do đại dịch Covid-19 và biến động của thị trường đầu ra.

Ban IV đề xuất cơ chế cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế trong vòng ba tháng sau khi hoàn thành xuất khẩu đơn hàng và kết hợp với các biện pháp thanh tra, hậu kiểm để kiểm soát rủi ro, chống gian lận thuế. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho số đông các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật mà vẫn có thể chống gian lận thuế.

Một giải pháp được cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia, tổ chức nghiên cứu kiến nghị thực hiện là đẩy mạnh đầu tư công để bơm tiền cho nền kinh tế, tập trung vào nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Trong đó chú trọng các hạ tầng kết nối giữa các trung tâm kinh tế đã hiện hữu với các địa phương lân cận để tạo cơ hội thu hút các làn sóng đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài thế hệ mới.

Giải pháp cấp bách trong lúc này cũng bao gồm việc cần giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận vốn vay.

Theo đó, nên kéo dài thời hạn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn dịch Covid-19 như giảm 2% thuế VAT; nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa…

PHƯƠNG ANH

Nguồn

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam sẽ có 23 ga hành khách

(Chinhphu.vn) - Tuyến đường sắt tốc độ cao bố trí 23 ga hành khách. Vị trí các ga đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tỉnh. Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa - Ảnh: Vẽ AlTheo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt...

TIN LŨ KHẨN CẤP TRÊN CÁC SÔNG TỈNH NAM ĐỊNH

Nguồn: http://namdinhtv.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-lu-khan-cap-tren-cac-song-tinh-nam-dinh

Tăng cường kiểm tra công tác PCCC và đảm bảo an toàn trong sử dụng điện

UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố Nam Định và công ty Điện lực Nam Định về việc tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn trong sử dụng điện. Theo đó, thực hiện Công điện số 59 ngày 17 tháng 6 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm tiếp tục tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy...

Nam Định: Xóa thế “ốc đảo”, thu hút đầu tư

 Để xóa những "điểm nghẽn", Nam Định đã xác định giao thông phải đi trước một bước, tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Để xóa thế "ốc đảo" khi hệ thống cao tốc Bắc - Nam không chạy qua địa bàn, những năm qua, Nam Định đã chủ động tập trung đầu tư xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông để tạo...

Phòng tránh sét đánh khi xảy ra mưa dông

Mặc dù mới bắt đầu bước vào mùa mưa bão, nhưng thời gian gần đây tại một số địa phương đã xảy ra nhiều trường hợp người bị sét đánh dẫn đến tử vong, trong đó có trường hợp sét đánh chết nhiều người. Để phòng tránh sét đánh, các chuyên gia về khí tượng đã đưa ra cảnh báo về các hiện tượng thời tiết dễ xảy ra sét đánh và các biện pháp phòng tránh khi có...

Cùng tác giả

Phát triển du lịch nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cùng với các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, với lợi thế là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, ẩm thực đặc trưng, những năm qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm liên kết, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Du khách quốc tế trải nghiệm dịch vụ du lịch Ecohost Hải Hậu. Triển khai Chương trình “Mỗi...

Hội viên nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp đa giá trị

Phát huy lợi thế của tỉnh về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Anh Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông (Hải Hậu) làm giàu từ mô hình nuôi yến, thủy...

Văn học – nghệ thuật Nam Định đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, văn hiến, Nam Định đã sản sinh ra nhiều danh nhân tiêu biểu có đóng góp quan trọng đối với nền văn học - nghệ thuật (VHNT) nước nhà. Trong thời kỳ mới, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền, đội ngũ văn nghệ sĩ Nam Định tiếp tục nắm bắt thời cơ, vận hội để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng...

Nghĩa cử hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho người mù lòa

Tin mới y tế ngày 1/10: Nghĩa cử hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho người mù lòaSau khi được ghép giác mạc, nữ bệnh nhân 65 tuổi ở Yên Bái đã tìm lại được ánh sáng, chấm dứt hơn 10 năm sống trong cảnh mù lòa. Cụ bà 74 tuổi hiến giác mạc Đây là trường hợp ghép giác mạc mới nhất vào ngày 27/9, người hiến là cụ bà 74 tuổi ở Hà Nội, đã đem đến ánh...

Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và chuyển đổi số (CĐS). Kết quả cung cấp và sử dụng DVCTT trong suốt thời gian qua của tỉnh luôn đứng ở vị trí tốp đầu của cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).  Người...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cùng với các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, với lợi thế là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, ẩm thực đặc trưng, những năm qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm liên kết, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Du khách quốc tế trải nghiệm dịch vụ du lịch Ecohost Hải Hậu. Triển khai Chương trình “Mỗi...

Hội viên nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp đa giá trị

Phát huy lợi thế của tỉnh về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Anh Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông (Hải Hậu) làm giàu từ mô hình nuôi yến, thủy...

Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính và chuyển đổi số (CĐS). Kết quả cung cấp và sử dụng DVCTT trong suốt thời gian qua của tỉnh luôn đứng ở vị trí tốp đầu của cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).  Người...

Nam Định: Nâng vị thế trên bản đồ ngành công nghiệp công nghệ cao

Các dự án FDI đầu tư vào Nam Định trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao là nguồn sản phẩm góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của tỉnh. Khu công nghiệp Mỹ Thuận đã sẵn sàng mặt bằng sạch, cung ứng cho nhà đầu tư thứ cấp. Ảnh Thanh Thúy Nâng cao giá trị Mới đây, Tập đoàn Quanta Computer Inc., của Đài Loan (Trung Quốc) vừa chính thức xuất hai lô hàng mẫu máy...

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu thu ngân sách Nhà nước từ nguồn sử dụng đất

Dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024 từ nguồn sử dụng đất (SDĐ), Chính phủ giao tỉnh thu 3.500 tỷ đồng, HĐND, UBND tỉnh giao thu 7.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh cần vốn bố trí thúc đẩy đầu tư hệ thống hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, đồng thời căn cứ vào tiềm năng, nhu cầu thị trường đấu giá quyền SDĐ trên địa bàn, ngày 28/7/2024 UBND tỉnh giao thêm...

Xu hướng kiến tạo không gian xanh trong nhà ở 

Kiến tạo không gian xanh, hiện đại ngay trong ngôi nhà để vừa tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa tạo môi trường gần gũi thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe tinh thần hiện đang là xu hướng được nhiều gia đình trên địa bàn thành phố Nam Định ưa chuộng. Không gian đô thị thành phố Nam Định được quy hoạch với nhiều diện tích mặt nước, cây xanh tự nhiên. Kiến trúc sư Đoàn Văn Nguyên của...

Nông dân Trực Ninh sản xuất, kinh doanh giỏi

Với việc đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã góp phần nâng cao đời sống nông dân, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Anh Đinh Văn Ngôn, hội viên nông dân xã Trực Cường phát triển mô hình nuôi chim bồ câu. Năng động, sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ...

Chủ động triển khai áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Ngày 18/1/2024, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 với kỳ vọng giúp lành mạnh hóa hoạt động của TCTD thông qua các yêu cầu cao về quản trị, điều hành tiệm cận thông lệ quốc tế, các quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế thao túng, chi phối TCTD, tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của TCTD, đáp ứng yêu cầu cơ...

Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nghĩa Hưng – Ý Yên kiến tạo không gian thúc đẩy thu hút đầu tư

Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển trên địa bàn liên huyện Nghĩa Hưng và Ý Yên, Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện Nghĩa Hưng - Ý Yên...

Đảm bảo chất lượng, tiến độ các quy hoạch xây dựng trọng tâm

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, năm 2024, Sở Xây dựng bám sát các chủ trương định hướng đầu tư phát triển của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch trọng tâm của ngành góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.  Công trường thi công tuyến đường bộ mới Nam Định...

Tin nổi bật

Tin mới nhất