Powered by Techcity

Xung lực phát triển kinh tế – xã hội “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện Vụ Bản về “Xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đất Thiên Bản gắn với phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo”, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển “sức mạnh nền văn hóa quê hương”, tạo xung lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh của huyện thời kỳ mới.





Biểu diễn trong Lễ hội Phủ Dầy năm 2023.
Ảnh: Kiều Đức Chung

Biểu diễn trong Lễ hội Phủ Dầy năm 2023.


Ảnh: Kiều Đức Chung

Triển khai thực hiện Nghị quyết 04 vào cuộc sống, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND chỉ đạo các cơ quan, ngành, UBND các xã, thị trấn trong toàn huyện thực hiện. 100% xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04 cả nhiệm kỳ và hàng năm. Theo Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phạm Quốc Hưng, Nghị quyết 04 đề ra nhiều mục tiêu, giải pháp căn cơ mang tính đột phá về xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đất Thiên Bản gắn với phát triển kinh tế – xã hội; góp phần xây dựng hệ thống chính quyền thực sự “là đạo đức, là văn minh”; xây dựng con người Vụ Bản thân thiện, lối sống tốt đẹp với các đặc tính cơ bản: “Nghĩa tình – Văn minh – Năng động – Sáng tạo”, là nguồn lực quan trọng xây dựng xã, huyện đạt tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc… thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Với quyết tâm chính trị cao, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Xây dựng NTM, đô thị văn minh” được các cấp, các ngành, các địa phương trong huyện triển khai rộng khắp, gắn kết với nhiều cuộc vận động, phong trào và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. 100% hương ước, quy ước của thôn, xóm, tổ dân phố (TDP) đã được rà soát thường xuyên, bổ sung kịp thời và được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận để thực hiện; trong hương ước đã chú trọng vận động việc thực hiện nội dung xây dựng đời sống mới văn minh như ở các xã: Tân Khánh, Minh Tân, Đại Thắng, Vĩnh Hào. Nhiều địa phương đã phát động nhân dân, các ngành, đoàn thể hưởng ứng thực hiện mô hình “ăn cỗ giỗ không phong bì”. Việc cưới, việc tang, giỗ chạp không tổ chức ăn uống linh đình, thực hiện nghi thức trang nghiêm phù hợp tập quán địa phương. Trong sinh hoạt và sản xuất không được để chất thải, khí thải gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của những người xung quanh; thực hiện phân loại rác và xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn, yêu cầu tỷ lệ 100% các hộ gia đình trong thôn, xóm, TDP ký cam kết thực hiện.

Huyện đã thực hiện tốt việc huy động, sử dụng công khai, minh bạch, hiệu quả các nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân trong xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa. Chú trọng phát huy các nguồn đóng góp của các tổ chức và nhân dân, xã hội hoá các hoạt động văn hoá, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả các thiết chế văn hoá. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn huyện đã xây mới 57 nhà văn hóa (NVH) thôn, 3 NVH xã; sửa chữa nâng cấp 5 NVH xã và 102 NVH thôn với tổng kinh phí trên 60 tỷ đồng. 100% khu dân cư có NVH hoặc khu sinh hoạt văn hóa, sân thể thao, với 120 sân bóng đá mi-ni, 41 sân bóng chuyền, bóng rổ, 170 sân cầu lông, 5 bể bơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và vui chơi giải trí của nhân dân. Đến tháng 10-2023, toàn huyện có 171/171 thôn, xóm, TDP đã có NVH theo tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Công tác quản lý văn hóa có sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, ngành, các xã, thị trấn trong triển khai các nhiệm vụ xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triển con người. Từ năm 2021 đến nay, huyện có thêm 1 di sản văn hoá phi vật thể được ghi danh công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia (Lễ hội “Thái Bình xướng ca” xã Thành Lợi) và 8 di tích được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hoá cấp tỉnh (Từ đường họ Đào, xã Minh Thuận; Đình Thông Khê, xã Cộng Hòa; Đình, Đền thôn Tiền, xã Tam Thanh; Đình Kĩa, xã Thành Lợi; Đình Tân Cốc, xã Tân Thành; Nhà thờ họ Vũ Đông, xã Thành Lợi; Từ đường Tiến sĩ Nguyễn Văn Tính, thôn Cựu Hào, xã Vĩnh Hào; Từ đường họ Đỗ, thôn Đình Hương, xã Đại Thắng). Việc quản lý tại 39 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử (9 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh) và 176 di tích nằm trong danh mục bảo vệ, việc quản lý di tích và công tác trùng tu, tôn tạo được thực hiện theo đúng quy định của Luật Di sản.

Các cơ sở giáo dục, nhất là các trường THPT, đã đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp, đặc sắc của quê hương và dân tộc, như: Truyền thống yêu nước, khoa bảng, cách mạng và văn hóa; mảnh đất địa linh nhân kiệt “Thiên Bản xưa – Vụ Bản nay”; giáo dục về các vùng văn hóa dân gian cổ truyền, các lễ hội làng, lễ hội dân gian truyền thống lâu đời của quê hương. Tiêu biểu như Trường THPT Nguyễn Bính đã triển khai nội dung giáo dục địa phương và tổ chức cho học sinh đi thăm các địa điểm: Nhà lưu niệm Nguyễn Bính, Đền thờ nữ tướng Mai Hồng, Đức Cường Bạo Đại Vương,… để giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào, sự tôn kính tiền nhân, ý thức giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa quê hương Vụ Bản; Trường THPT Lương Thế Vinh tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh đi thăm Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh. Các trường tiểu học và THCS trên địa bàn tổ chức hội thi, giao lưu kể chuyện về những tấm gương học tập và làm theo lời Bác, học tập gương sáng tiền nhân; thành lập các câu lạc bộ văn, thơ, đội văn nghệ giáo viên, học sinh hát văn, đọc thơ Nguyễn Bính, hát nhạc Văn Cao… nhằm bảo tồn các nét đẹp văn hoá địa phương, qua đó tạo sức lan tỏa sâu rộng trong môi trường học đường của Vụ Bản.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhiều chỉ tiêu Nghị quyết 04 chưa đạt kỳ vọng đề ra. Nhận thức, hành động của xã hội về vai trò, vị trí của văn hóa, con người trong phát triển kinh tế – xã hội có lúc, có nơi của một bộ phận cán bộ, người dân chưa đầy đủ và sâu sắc, văn hóa chưa thật sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Công tác chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 04 ở một số địa phương chưa thực sự sâu sát, quyết liệt, chưa coi bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trong thời gian tới, Vụ Bản tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, thực hiện hiệu quả các mục tiêu, giải pháp Nghị quyết 04 là: 100% các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn và phát huy giá trị; trên 98% khu dân cư văn hoá trở lên, 98% gia đình văn hoá; 100% thôn, xóm, TDP có NVH và khu sinh hoạt văn hóa cộng đồng theo tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. 100% xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; trên 35% khu dân cư đạt NTM kiểu mẫu; thị trấn Gôi đạt chuẩn đô thị văn minh. 100% các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị duy trì và thực hiện tốt quy định cụ thể về văn hóa công sở, kỷ luật, kỷ cương công vụ. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về văn hóa. Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa, xây dựng con người thời kỳ đổi mới và hội nhập, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị thuần phong mỹ tục, giá trị văn hóa gia đình. Tiếp tục phát triển đa dạng các loại hình, câu lạc bộ về văn hóa, thể thao cơ sở; duy trì, phát triển và đổi mới nội dung các liên hoan, hội diễn văn hóa, văn nghệ, dân vũ, phong trào thể dục, thể thao quần chúng, góp phần xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái; xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn theo các tiêu chí về xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc tiêu biểu; khu dân cư văn hóa tiêu biểu; thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có gắn với thực hiện các nhiệm vụ, kinh tế – xã hội và chuyên môn nghiệp vụ… Có cơ chế tạo thuận lợi huy động các nguồn lực xã hội và phát huy vai trò chủ thể của người dân; khuyến khích các mô hình người dân tự chủ, tự làm, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý, khai thác các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các thiết chế văn hóa cơ sở./.

Việt Thắng



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách ấn tượng nhất trong lịch sử. Tiền đạo sinh năm 1997 đã biến những đợi chờ của người hâm mộ, của đội tuyển và của chính anh trong nhiều tuần qua trở thành nguồn xung lực để tỏa sáng...

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe Kyaw đi theo Nguyễn Xuân Son từ vòng cấm tới gần giữa sân. Cầu thủ của Myanmar liên tục hướng về phía tiền đạo Việt Nam và khiêu khích: “Anh không phải người Việt Nam”. Đáp lại, Nguyễn Xuân Son điềm tĩnh và mỉm cười: “Tôi yêu đất nước này. Gia đình tôi sống ở đây và...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Cùng chuyên mục

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Di sản văn hóa phi vật thể: Những giá trị cần bảo vệ

Với bề dày truyền thống văn hóa, Nam Định là nơi hội tụ và lưu giữ được nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; 12 di sản...

Hội họa Nam Định trên đường hội nhập và phát triển

Với tình yêu nghề, hăng say lao động nghệ thuật, các thế hệ họa sĩ Nam Định đã không ngừng tìm tòi, khám phá, sáng tạo để cho ra đời những tác phẩm hội họa phong phú về nội dung, đa dạng về đề tài. Bên cạnh những họa sĩ gạo cội, nhiều kinh nghiệm, nhiều nghệ sĩ tạo hình trẻ đã tạo được phong cách riêng với bút pháp tự tin, góc nhìn mới mẻ, sự biểu đạt mạnh...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa – Cuộc đời và giai thoại”

Sáng 30/11, tại thành phố Nam Định, Viện Nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Huyền Trân Công chúa - Cuộc đời và giai thoại”. Quang cảnh hội thảo. Các đồng chí: Trần Văn Chung, nguyên Phó Bí Thư Trường trực Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Minh Thắng, Uỷ viên Ban TVTU, Chủ...

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu về phòng chống rác thải nhựa

Tối 28/11, Cục Thông tin cơ sở, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT và TT) phối hợp với Sở TT và TT, Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định tổ chức Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu phòng, chống rác thải nhựa vì một tương lai xanh. Dự khai mạc triển lãm có lãnh đạo: Cục Thông tin cơ sở; Sở TT và TT; đại diện một số sở, ngành liên quan; lãnh đạo cùng đông đảo học sinh, sinh viên Trường...

Vững tiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc “Bằng văn hóa, từ văn hóa”

Phát huy truyền thống văn hiến của quê hương, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định quyết tâm xây dựng nền văn hóa và con người Nam Định phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; đưa Nam Định sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá...

Hội họa Nam Định với đề tài di tích lịch sử

Nam Định là vùng đất đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa cùng những lễ hội dân gian độc đáo. Với niềm đam mê nghệ thuật, các họa sĩ Nam Định đã tái hiện vẻ đẹp của các di tích và lễ hội qua từng nét vẽ tinh tế. Không đơn thuần phác họa hình ảnh, qua mỗi tác phẩm, các họa sĩ đều gửi gắm những thông điệp sâu sắc về lòng tự hào dân tộc,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất