Powered by Techcity

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”: Nhận diện và đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo hiện nay

Sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một bộ phận nhân dân. Hoạt động của các tà đạo đó đã vi phạm pháp luật, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội… Chính vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo là rất cần thiết.





Xã Hải Phương (Hải Hậu) triển khai thực hiện tốt các mô hình phong trào “Xứ, họ tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu, Giáo xứ, giáo họ không có tội phạm, không có ma tuý, không có tệ nạn xã hội tại các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.
Ảnh: Việt Thắng

Xã Hải Phương (Hải Hậu) triển khai thực hiện tốt các mô hình phong trào “Xứ, họ tiên tiến, gia đình Công giáo gương mẫu”, “Giáo xứ, giáo họ không có tội phạm, không có ma tuý, không có tệ nạn xã hội” tại các cơ sở tôn giáo trên địa bàn.


Ảnh: Việt Thắng

Cảnh giác với các tà đạo đội lốt tôn giáo

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”. Theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của Ban Tôn giáo Chính phủ; hiện nay, ở nước ta có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54 nghìn chức sắc, 135 nghìn chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự; có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam). Đó là thực tiễn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam mà tất cả các tổ chức, quốc gia trên thế giới không thể phủ nhận.

Thời gian qua, về cơ bản, tình hình tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận chức sắc hoạt động đúng quy định pháp luật, ổn định, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường, âm mưu “chính trị hóa tôn giáo” của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo chịu tác động tiêu cực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ; trong đó nổi lên những vấn đề như: Lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống Đảng và Nhà nước; vi phạm pháp luật, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ; tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội…

Đặc biệt, sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo như: Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, đạo bà Điền, đạo Dừa, Thanh Hải vô thượng sư, tà đạo Hà Mòn, Bà cô Dợ, Tin lành Đề ga, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đạo Ty, đạo Tiên Rồng, Pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp… được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân. Những tà đạo này được truyền bá, phổ biến theo nhiều hình thức truyền thông như trên internet, website, facebook, zalo, vlog, twitter, YouTube… thậm chí hình thành những “thị trường tâm linh”. Hoạt động của những tà đạo đội lốt tôn giáo không ngừng gia tăng, với nhiều hình thức biến tướng như: Hiện tượng xem bói online, livestream (phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội), dịch vụ tâm linh, du lịch tâm linh… Cá biệt, xuất hiện tà đạo lợi dụng chiếm đoạt tài sản cá nhân, công ty, doanh nghiệp; lôi kéo trí thức, học sinh, sinh viên tham gia bằng nhiều thủ đoạn gây ảnh hưởng tới tư tưởng, tâm lý các tầng lớp nhân dân (trong đó có cán bộ, đảng viên). Chính vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo là rất cần thiết trên cơ sở khách quan, khoa học, cách mạng.

Đối chiếu quy định hiện hành về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, các tà đạo đội lốt tôn giáo kể trên không có giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức riêng. Mục đích hoạt động chính là vụ lợi, trái pháp luật nên không đủ điều kiện để được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo; đồng thời có biểu hiện của những âm mưu, thủ đoạn chính trị phản động, những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam. Cụ thể là:

Về chính trị, các tà đạo lôi kéo người theo bằng những hoạt động chống lại quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương; nói xấu chế độ, nói xấu cán bộ, có thái độ ngăn cản chính quyền triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới. Về kinh tế, các tà đạo khuyên con người ta siêng năng cầu cúng, lễ vật càng lớn càng chứng tỏ ngoan đạo, tốn kém tiền của, bỏ bê lao động sản xuất, ốm đau không đi viện mà chữa trị bằng phù phép, nước lã, tàn hương… dẫn tới nhiều cái chết thương tâm. Về văn hóa – xã hội, các tà đạo gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong nội bộ gia đình, thôn xóm, giữa người theo và người không theo, giữa “đạo lạ” này với “đạo lạ” khác. Thường xuyên tổ chức tụ tập đông người, làm lễ tập thể vào đêm, múa hát, đốt lửa đọc kinh tập thể gây mất an ninh nông thôn, vi phạm quy chế bảo vệ an ninh trật tự của khu dân cư. Hoạt động của một số tà đạo ở địa bàn chiến lược, trọng điểm đã bị các thế lực thù địch lợi dụng vào âm mưu chống phá cách mạng nước ta.

Kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo

Rõ ràng, ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế – xã hội, đoàn kết dân tộc và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo đó, công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, vừa hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.

Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; về thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Đặc biệt, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, làm cho người dân hiểu rõ đâu là chính đạo, đâu là tà đạo, tác hại của các tà đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và toàn xã hội. Từ đó vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động của các tà đạo.

Đối với các tà đạo đội lốt tôn giáo thì kiên quyết xử lý, xóa bỏ. Căn cứ vào Điều 5: “Các hành vi bị nghiêm cấm” trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 làm cơ sở giải quyết. Các cơ quan thông tấn, báo chí, các ngành, các địa phương cung cấp thông tin rộng rãi và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đúng, nâng cao tinh thần cảnh giác. Không nghe, không tin, không theo và tích cực tham gia đấu tranh trước luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, những lời xúi giục của nhóm người cầm đầu tà đạo, lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi bất chính, gây mất ổn định xã hội. Đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu các tà đạo, các cơ quan chức năng phải xử lý kiên quyết, kịp thời, triệt để theo pháp luật; vạch trần bản chất và hành vi vi phạm pháp luật, làm mất ổn định chính trị, xã hội, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo, lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để hoạt động tà đạo, mê tín dị đoan của số này trước quần chúng nhân dân. Kịp thời định hướng dư luận trước các vấn đề “nổi cộm”, nhất là các vấn đề liên quan đến tôn giáo, thu hút sự quan tâm sâu sắc của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Đẩy mạnh đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nêu gương điển hình tiên tiến đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện tốt phương hướng hoạt động “sống tốt đời, đẹp đạo”; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương./.

Theo Báo QĐND

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách ấn tượng nhất trong lịch sử. Tiền đạo sinh năm 1997 đã biến những đợi chờ của người hâm mộ, của đội tuyển và của chính anh trong nhiều tuần qua trở thành nguồn xung lực để tỏa sáng...

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe Kyaw đi theo Nguyễn Xuân Son từ vòng cấm tới gần giữa sân. Cầu thủ của Myanmar liên tục hướng về phía tiền đạo Việt Nam và khiêu khích: “Anh không phải người Việt Nam”. Đáp lại, Nguyễn Xuân Son điềm tĩnh và mỉm cười: “Tôi yêu đất nước này. Gia đình tôi sống ở đây và...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Cùng chuyên mục

Có một Xuân Son yêu Việt Nam đến thế

Mảnh ghép hoàn hảo mang tên Xuân Son 2 bàn thắng, 2 kiến tạo cùng vô số khoảnh khắc đẹp trên sân Việt Trì tối 21.12 giúp Nguyễn Xuân Son trở thành tân binh ra mắt đội tuyển VN theo cách ấn tượng nhất trong lịch sử. Tiền đạo sinh năm 1997 đã biến những đợi chờ của người hâm mộ, của đội tuyển và của chính anh trong nhiều tuần qua trở thành nguồn xung lực để tỏa sáng...

Việt Nam suýt mất Xuân Son về tay đối thủ nhà giàu, chuyện bây giờ mới kể

Nguyễn Xuân Son phản ứng thế nào? Khi tiếng còi kết thúc trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar vang lên, trung vệ Soe Moe Kyaw đi theo Nguyễn Xuân Son từ vòng cấm tới gần giữa sân. Cầu thủ của Myanmar liên tục hướng về phía tiền đạo Việt Nam và khiêu khích: “Anh không phải người Việt Nam”. Đáp lại, Nguyễn Xuân Son điềm tĩnh và mỉm cười: “Tôi yêu đất nước này. Gia đình tôi sống ở đây và...

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Văn Toàn sớm chia tay AFF Cup 2024 vì chấn thương!

Văn Toàn sẽ sớm chia tay AFF Cup 2024 Phút 60, Văn Toàn đã có pha va chạm rất mạnh với hậu vệ Myanmar. Dù đã cố gắng thi đấu tiếp, nhưng sau đó anh buộc phải ra dấu xin thay ra bằng cáng. Tiến Linh vào sân thay Văn Toàn đã có 1 bàn thắng và 1 kiến tạo, góp phần trong chiến thắng đậm 5-0 trước Myanmar, trong ngày tân binh Xuân Son tỏa sáng rực rỡ với 2...

Thắng Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam vào bán kết ASEAN Cup 2024

Sau trận hòa 1-1 trước Philippines, đội tuyển Việt Nam lỡ cơ hội giành vé sớm vào bán kết. Do vậy, ở trận đấu cuối bảng B tại ASEAN Cup 2024, diễn ra tối 21/12 trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ), HLV Kim Sang Sik tung đội hình mạnh nhất để nắm chắc chiến thắng. Đặc biệt, HLV Kim Sang Sik đưa Nguyễn Xuân Son vào sân ngay từ đầu. Để tận dụng khả năng “săn” bàn...

Người khai phá niềm tin cho cầu thủ nhập tịch

BƯỚC NGOẶT  Nguyễn Xuân Son sẽ ra mắt đội tuyển VN trong trận gặp Myanmar ở lượt cuối vòng bảng AFF Cup 2024, diễn ra lúc 20 giờ hôm nay (21.12) trên sân vận động Việt Trì. 5 năm sau ngày đặt chân đến VN để ký hợp đồng với CLB Nam Định, Xuân Son chuẩn bị chạm đến ước mơ anh từng theo đuổi trong suốt nhiều tháng: được cống hiến cho đội tuyển VN, hát Quốc ca VN...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

ĐÃ QUA BỘ, SAO ĐỊA PHƯƠNG VẪN “DUYỆT” LẠI ? Việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa thời gian vừa qua thực hiện lần lượt theo quy định tại 3 thông tư 01, 25 và 27. Việc lựa chọn SGK cho học sinh hiện nay được giao cho cơ sở giáo dục sau 3 lần đổi thông tư ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH Theo Thông tư số 01 Bộ GD-ĐT ban hành ngày 30.1.2020, quyền quyết định lựa chọn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất