Powered by Techcity

Khẩn trương khắc phục úng, ngập bảo vệ lúa và rau màu

Từ ngày 26 đến 28-9, thời tiết liên tục có mưa to với lượng mưa bình quân cả đợt trên địa bàn tỉnh là 227,2mm. Mưa to kèm theo gió mạnh đã làm thiệt hại không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp.





Một số diện tích lúa ở xã Trực Chính (Trực Ninh) bị ngập sâu trong nước.
Một số diện tích lúa ở xã Trực Chính (Trực Ninh) bị ngập sâu trong nước.

Sáng sớm 29-9, tranh thủ thời tiết tạnh ráo sau mấy ngày mưa tầm tã, gia đình chị Nguyễn Thị Lan ở thôn Bến Trại, xã Liên Bảo (Vụ Bản) đã vội ra đồng buộc dựng lúa đổ, ngập nước. Chị Lan cho biết: Vụ mùa năm nay, gia đình tôi gieo sạ hơn 4 sào bằng giống Bắc thơm số 7. Mấy ngày qua, trời mưa to liên tục, kết hợp với gió mạnh làm gần 2 sào lúa bắt đầu vào mẩy bị đổ ngập trong nước. Tranh thủ trời không mưa, tôi tranh thủ buộc dựng lại để lúa đứng cây tiếp tục vào mẩy, bảo đảm năng suất, chất lượng…





Nông dân xã Liên Bảo chủ động buộc dựng lúa để bảo đảm năng suất, chất lượng lúa mùa.
Nông dân xã Liên Bảo chủ động buộc dựng lúa để bảo đảm năng suất, chất lượng lúa mùa.

Trên các cánh đồng Vàng, Đầm… của xã Liên Bảo, không chỉ gia đình chị Lan mà còn nhiều gia đình cũng đang tranh thủ trời không mưa, ra đồng kiểm tra, buộc dựng những diện tích lúa bị mưa gió làm đổ. Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay các trà lúa đang vào chắc – chín, một số diện tích cấy trên chân đất màu đang thu hoạch; diện tích lúa nếp, tám đặc sản (6.760ha, chiếm 9% diện tích) đang bắt đầu trỗ bông. Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, dồn dập làm nhiều cánh đồng bị ngập, kèm theo gió mạnh đã làm một số diện tích lúa mùa bị đổ. Cụ thể, toàn tỉnh có 7.230ha lúa bị ngập, trong đó nhiều nhất là huyện Mỹ Lộc 1.800ha, Xuân Trường 1.600ha, Ý Yên 1.300ha, Nam Trực 750ha, Giao Thủy 700ha, Nghĩa Hưng 500ha, Vụ Bản 200ha, Hải Hậu 180ha, thành phố Nam Định 130ha, Trực Ninh 70ha. Diện tích lúa bị đổ 2.947ha, trong đó huyện Ý Yên 775ha, Vụ Bản 550ha, Xuân Trường 400ha, Nam Trực 370ha, Mỹ Lộc 290ha, Nghĩa Hưng 200ha, Hải Hậu 200ha, Giao Thủy 152ha, Trực Ninh 80ha, thành phố Nam Định 20ha.





Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, gia đình chị Vũ Thị Lan, thôn Bến Trại, xã Liên Bảo (Vụ Bản) ra đồng buộc dựng để bảo đảm năng suất, chất lượng lúa mùa.
Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, gia đình chị Vũ Thị Lan, thôn Bến Trại, xã Liên Bảo (Vụ Bản) ra đồng buộc dựng để bảo đảm năng suất, chất lượng lúa mùa.

Trước tình hình trên, ngay trong chiều 28-9-2023, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND gửi thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợ (KTCTTL) Bắc Nam Hà; các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL của tỉnh về việc triển khai các biện pháp ứng phó với đợt mưa lớn kéo dài. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các công ty thủy nông đã vận hành các trạm bơm tiêu úng, huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm để chống úng cho lúa, đề phòng lúa đổ và rau màu bị ngập, nhất là các vùng sản xuất cây màu nhiều. Cụ thể, các trạm bơm lớn vùng phía bắc tỉnh do Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý đã vận hành 67 máy bơm bơm tiêu nước để chống úng ngập. Trong đó trạm bơm: Cốc Thành 7/7 máy, Hữu Bị 4/5 máy, Hữu Bị II 3/3 máy, Cổ Đam 7/7 máy, Sông Chanh 26/34 máy, Quỹ Độ 12/12, Vĩnh Trị I 5/5 máy, Vĩnh Trị II 3/3 máy. Các trạm bơm nhỏ do Công ty KTCTTL thuộc tỉnh quản lý đang vận hành tiêu 32/990 máy, trong đó Ý Yên 26/231 máy, Nam Ninh 3/266 máy, Vụ Bản 3/129 máy. Ở vùng phía nam tỉnh đã tranh thủ 12 con nước, mở các cống tận dụng thủy triều để tiêu nước. Cụ thể các cống: Cát Chử, Rõng, số 9, Nhất Đỗi 2, Doanh Châu, Phú Lễ, Đại Tám và Quần Vinh đang mở tiêu từ 20 giờ ngày 27-9.





Trạm bơm Nhân Hoà đang được vận hành để tiêu nước, góp phần ứng cứu diện tích lúa mùa bị úng, ngập sau những ngày mưa to.
Trạm bơm Nhân Hoà đang được vận hành để tiêu nước, góp phần ứng cứu diện tích lúa mùa bị úng, ngập sau những ngày mưa to.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nam Định, ngay trong chiều ngày 28-9, bà con nông dân các địa phương đã khẩn trương xuống đồng buộc dựng lúa bị đổ, chủ động khơi thông rãnh thoát nước trên mặt ruộng, tiêu nước bảo vệ rau màu. Đồng chí Phạm Ngọc Chi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vụ Bản cho biết: Đợt mưa vừa qua đã khiến 500ha lúa của huyện bị đổ và 200ha bị ngập sâu. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động khoanh vùng đối với diện tích có nguy cơ bị ngập, úng; huy động lực lượng khơi thông dòng chảy bảo đảm tiêu nước nhanh, gọn, không để mưa lớn làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Với diện tích cây vụ đông ưa ấm đã trồng, sau khi rút nước, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đã hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, thực hiện các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây trồng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tuyên truyền, vận động, đôn đốc nhân dân tranh thủ khi thời tiết thuận lợi tập trung nhân lực và phương tiện để thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa đến kỳ thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” để bảo vệ an toàn, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra, đồng thời tạo quỹ đất để gieo trồng cây vụ đông trong khung thời vụ tốt nhất.





Trạm bơm An Lá 2, xã Nghĩa An (Nam Trực) thuộc hệ thống thuỷ nông Nam Ninh đã được vận hành liên tục từ tối ngày 27-9 đến nay để bơm tiêu chống úng cho lúa, màu.
Trạm bơm An Lá 2, xã Nghĩa An (Nam Trực) thuộc hệ thống thuỷ nông Nam Ninh đã được vận hành liên tục từ tối ngày 27-9 đến nay để bơm tiêu chống úng cho lúa, màu.

Tại huyện Giao Thuỷ, mưa lớn đã làm 1.025ha lúa bị ngập úng, trong đó có 180ha bị ngập trắng; khoảng 290ha cây màu bị ngập úng, diện tích thiệt hại trên 70% là 141ha. Để bảo đảm diện tích nuôi trồng thủy sản không bị ngập úng, huyện đã chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên KTCTTL Xuân Thủy, các hợp tác xã tích cực mở các cống tiêu thoát nước trên hệ thống sông trục, sông dẫn; vận hành các cống dưới đê, cống nội đồng tiêu thoát nước. Bảo đảm giữ mực nước ổn định, chống sốc khi môi trường nước thay đổi đối với tôm, cua, cá nuôi… Chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cho đối tượng thủy sản khi mưa kéo dài nhiều ngày. Khuyến cáo nông dân tăng cường kiểm tra vùng đầm, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, đôn đốc bà con chủ động các phương án phòng, chống úng, ngập bảo vệ sản xuất.

Theo dự báo, những ngày tới, thời tiết tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, lại bước vào thời kỳ triều kém, việc tiêu nước tự chảy rất khó khăn. Để chủ động ứng phó, các địa phương tích cực huy động nhân lực, vật tư phương tiện khơi thông dòng chảy, đặc biệt là ở các khu vực trũng, thấp. Các nơi xảy ra úng cục bộ, Công ty KTCTTL các huyện theo dõi mực nước đóng cống tưới, mở cống tiêu, kích hoạt các trạm bơm triệt để tiêu nước trong hệ thống nhằm bảo vệ lúa mùa, rau màu và cây vụ đông đã trồng. Nhân dân các địa phương tranh thủ lúc mưa ngớt ra đồng dựng, buộc lúa đổ, không để lúa ngập nước, mọc mầm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chủ động khơi thông dòng chảy để tiêu thoát nước. Bằng mọi biện pháp phải tháo cạn nước trong ruộng, không để lúa bị ngập lâu trong nước. Các công ty thủy nông và các cơ quan chuyên môn phân công lực lượng theo dõi sát tình hình thời tiết, tận dụng tối đa mở các cống tiêu nước. Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tranh thủ thời gian ra đồng cứu lúa bị đổ, khẩn trương thu hoạch diện tích lúa đã chín, có nguy cơ bị đổ ngập trong nước nhằm hạn chế tình trạng bị nảy mầm, giảm thiệt hại. Đối với diện tích cây màu, tuyên truyền nông dân khẩn trương tháo cạn nước trong ruộng, tranh thủ thu hoạch những diện tích rau màu đã đến kỳ thu hoạch. Với những diện tích rau màu chưa đến thời kỳ thu hoạch, sau khi nước rút và trời tạnh ráo cần tập trung chăm sóc giúp cây nhanh phục hồi, kết hợp phun thuốc phòng trừ một số bệnh hại như lở cổ rễ, héo xanh, sương mai… Với những diện tích rau màu không có khả năng phục hồi cần nhanh chóng thu dọn tàn dư và làm đất để chuẩn bị gieo trồng lại các loại rau màu khác phù hợp, còn thời vụ./.

Bài và ảnh: Văn Đại



Nguồn

Cùng chủ đề

Tập ký “Trở về” của nhà văn Phạm Hồng Loan

“Chiếc xe chở di hài anh chầm chậm lăn bánh trở về quê hương giữa dòng người đưa tiễn đến tận cuối làng. Suốt hai chín năm qua, một phần thể xác anh đã hoà vào lòng đất thiêng Quảng Trị. Còn linh hồn anh vẫn sống mãi trong sự ấp iu, đùm bọc của những con người tràn đầy lòng nhân ái trên mảnh đất kiên cường này”. Những dòng văn chân thực, không màu mè, không tô...

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Huy động các nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa

Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc, là biểu trưng sinh động về quá trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của cha ông. Tồn tại qua nhiều thế kỷ, dưới tác động của thiên nhiên, nhiều di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh đã bị xuống cấp, cần trùng tu, tôn tạo, phục dựng. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở...

Nghị quyết ban hành quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ đối với dự toán mua sắm...

(Số: 114/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2024) HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH  KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 22 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Báo Nam Định trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân dịp kỷ niệm 80...

Cùng tác giả

Văn Toàn nghỉ hết AFF Cup 2024

Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận Nguyễn Văn Toàn bị đụng dập dây chằng đầu gối. Tiền đạo của CLB Nam Định vắng mặt ít nhất 3 tuần. Văn Toàn không còn cơ hội tham dự AFF Cup 2024 cho dù đội tuyển Việt Nam có thể vào đến chung kết giải đấu. Phút 61, sau khi nhận đường chuyền của Quang Hải, Văn Toàn di chuyển tốc độ nhưng cầu thủ số 19 Oakkar Naing đã truy...

Kinh ngạc vợ tiền đạo Nguyễn Xuân Son đoán trúng phóc kết quả trận Việt Nam thắng Myanmar

“10 điểm không có nhưng”… Màn ra mắt “điểm 10 không có nhưng” của tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son trong chiến thắng 5-0 của đội tuyển Việt Nam trước Myanmar ở lượt trận cuối bảng B, AFF Cup 2024 khiến người hâm mộ Việt Nam ngất ngây. “Cơn mưa” lời khen được không chỉ người hâm mộ Việt Nam mà cả CĐV quốc tế dành cho Nguyễn Xuân Son khi anh ghi 2 bàn thắng, 2 kiến tạo...

FIFA: Thấy Xuân Son là biết Xuân sang

Tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar ở trận đấu cuối cùng vòng bảng ASEAN Cup 2024 (AFF Cup) với việc tung ra sân chân sút nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Hơn ai hết, tiền đạo gốc Brazil là người háo hức đến mức nào khi được khoác lên mình màu áo đỏ, với ngôi sao vàng 5 cánh trên ngực. FIFA gửi thông điệp đến Xuân Son (Ảnh chụp màn hình) Sự chờ đợi nhanh chóng biến thành cơn bùng nổ của tiền...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Văn Toàn sớm chia tay AFF Cup 2024 vì chấn thương!

Văn Toàn sẽ sớm chia tay AFF Cup 2024 Phút 60, Văn Toàn đã có pha va chạm rất mạnh với hậu vệ Myanmar. Dù đã cố gắng thi đấu tiếp, nhưng sau đó anh buộc phải ra dấu xin thay ra bằng cáng. Tiến Linh vào sân thay Văn Toàn đã có 1 bàn thắng và 1 kiến tạo, góp phần trong chiến thắng đậm 5-0 trước Myanmar, trong ngày tân binh Xuân Son tỏa sáng rực rỡ với 2...

Cùng chuyên mục

Nông dân Trực Ninh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Trực Ninh đã đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, qua đó khơi dậy tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác. Lãnh đạo Trung ương Hội...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Kỳ I: Mục tiêu rõ ràng, hành động quyết liệt Kỳ II: Bứt phá trong những chuyển dịch lớn Kỳ III: Tạo nền móng phát triển toàn diện, bền vững (Tiếp theo và hết)   Kỳ IV: Tăng tốc thúc đẩy liên kết vùng   Dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Nam Định vẫn cần phải hành động quyết liệt hơn, táo bạo hơn với chiến lược trọng tâm là tăng tốc thúc đẩy liên vùng, chủ động khai thác phát huy tối đa mọi tiềm...

Hiệu quả tích cực trong xây dựng hệ sinh thái công dân số

Với quan điểm đặt con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), Nam Định đã vươn lên dẫn đầu của cả nước trong việc phát triển hệ sinh thái công dân số (CDS). Tỉnh đã triển khai đồng bộ hạ tầng viễn thông, cung cấp đa dạng dịch vụ tiện ích, giúp người dân dễ dàng ứng dụng công nghệ số trong thực hiện các thủ tục hành chính, sản xuất, kinh doanh và đời sống hàng ngày. Người dân xã Trực Tuấn (Trực...

Đột phá tăng trưởng sản phẩm OCOP từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 529 sản phẩm OCOP, trong đó ngành chăn nuôi, thủy sản đóng góp hơn 35% số lượng sản phẩm. Các sản phẩm OCOP này là động lực phát triển, tạo làn sóng đổi mới cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tại các vùng nông thôn trong tỉnh. Đến tháng 12/2024, huyện Hải Hậu dẫn đầu tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, huyện Xuân...

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam

Ngày 17/12, đồng chí Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam do Ngài Iain Frew, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh và Bắc Ai-len làm Trưởng đoàn đến thăm và trao đổi các cơ hội hợp tác với tỉnh. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Trần Lê...

Phân loại chất thải sinh hoạt Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Đây không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý từ ngày 31/12/2024, được Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể. Bằng việc sớm chủ động quản lý CTR, Nam Định đang là một...

Vận động nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn

Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành Hội Nông dân (HND) tỉnh về “Vận động nông dân sản xuất an toàn và liên kết theo chuỗi giá trị, giai đoạn 2019-2023 và những năm tiếp theo”, các cấp HND trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn để phát triển bền vững, nâng cao giá trị hàng hóa. Sản phẩm OCOP cá nhệch kho niêu...

Phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, thủy sản: Hướng đi bền vững của nông nghiệp

Từ nhận thức về vai trò quan trọng của chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông, thủy sản trong phát triển kinh tế nông nghiệp, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tích cực các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và nông dân phát triển liên kết chuỗi. Đến...

Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng: “Kim chỉ nam” đưa Nam Định trở...

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), từ lâu đã giữ vai trò là một vùng kinh tế động lực, có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, sau 10 năm thực hiện...

Nhiều sai phạm trong kinh doanh kính mắt: Lời cảnh tỉnh cho người tiêu dùng

Trước nhu cầu ngày càng tăng của người dân về các sản phẩm kính mắt, thị trường kính thuốc và kính thời trang tại Nam Định đang phát triển sôi động. Tuy nhiên, bên cạnh các cửa hàng uy tín, không ít cơ sở kinh doanh vẫn công khai bày bán hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ gây nguy cơ cho sức khỏe người tiêu dùng và vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật. Lực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất