Powered by Techcity

Giữ vững dòng chảy tín dụng chính sách về phát triển nông thôn

Những tháng đầu năm 2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành; chủ động bám sát các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, văn bản chỉ đạo của Ngân hàng CSXH Việt Nam, chính quyền địa phương… để tập trung triển khai thực hiện toàn diện các mặt hoạt động, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. Qua đó, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; góp phần giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.





Rà soát, kiểm tra nhu cầu vốn tín dụng chính sách tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Giao Thủy.
Rà soát, kiểm tra nhu cầu vốn tín dụng chính sách tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Giao Thủy.

Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp đã tập trung thực hiện phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn kịp thời giữa các địa bàn, các chương trình theo đúng quy định của Ngân hàng CSXH; đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách luôn được sử dụng triệt để, hiệu quả; giải ngân “đúng, trúng” các chương trình theo kế hoạch được giao, nhất là nguồn tín dụng ưu đãi trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; cho vay học sinh, sinh viên (HS,SV) học kỳ II năm học 2022-2023. Các thành viên của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH cấp huyện là Chủ tịch UBND cấp xã đã tích cực tham gia các phiên họp, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát và chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng chính sách trên địa bàn xã. Tăng cường giám sát hoạt động của tổ giao dịch xã và tham dự các cuộc họp giao ban tại các phiên giao dịch xã để phát huy vai trò, trách nhiệm trong quản lý nguồn vốn, triển khai các chương trình tín dụng chính sách, nắm tình hình, kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn. Chỉ đạo các hội, đoàn thể nhận uỷ thác, chính quyền địa phương phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động mọi mặt, chất lượng tín dụng chính sách; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng dư nợ do Ngân hàng CSXH Việt Nam giao, nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương được bổ sung, các phòng giao dịch đã chủ động tham mưu cho Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH các cấp phân giao chỉ tiêu kế hoạch, phối hợp với các đơn vị nhận ủy thác tập trung giải ngân phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 

6 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh đã giải ngân cho 13.909 lượt khách hàng (trong đó 1.188 HS,SV được giải ngân kỳ tiếp theo) với số tiền 549,5 tỷ đồng, bằng 66,9% cùng kỳ năm trước. Doanh số cho vay tập trung chủ yếu vào các chương trình: nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 154,9 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 132,8 tỷ đồng; hộ cận nghèo 105,6 tỷ đồng; giải quyết việc làm 92,1 tỷ đồng. Dư nợ tính đến hết tháng 6-2023 đạt 4.039,8 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 156,8 tỷ đồng, đạt 78,2% kế hoạch với 96.695 khách hàng còn dư nợ. Ngân hàng CSXH các huyện đều có dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, một số đơn vị có mức tăng trưởng cao như: Nghĩa Hưng tăng 22,1 tỷ đồng, Ý Yên tăng 20,9 tỷ đồng, Hải Hậu tăng 18,6 tỷ đồng, Giao Thủy tăng 17,7 tỷ đồng. Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã hỗ trợ vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, phục vụ đời sống sinh hoạt cho 236 hộ nghèo, 1.383 hộ cận nghèo, 1.759 hộ mới thoát nghèo và 10.531 đối tượng chính sách khác; góp phần giúp 339 hộ thoát nghèo, 1.462 hộ thoát cận nghèo; tạo việc làm cho 1.352 lao động; 1.375 HS,SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để hỗ trợ chi phí học tập; xây dựng 15.504 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; 51 căn nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, đóng góp tích cực giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Nợ xấu duy trì mức thấp, chỉ 0,14% trên tổng dư nợ. Các hoạt động giao dịch tại xã tiếp tục ổn định, đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ giải ngân tại điểm giao dịch xã là 90,5%, tỷ lệ thu nợ gốc 94%, tỷ lệ thu lãi 99,9%. Kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động giao dịch tại xã của Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh luôn được xếp loại tốt với 9/10 Phòng Giao dịch huyện xếp loại tốt, 1 Phòng Giao dịch xếp loại khá (Mỹ Lộc). Một số đơn vị có chất lượng hoạt động giao dịch xã cao như: Nam Trực, Xuân Trường, Hải Hậu, Trực Ninh… 

Tại huyện Giao Thủy, tính đến đầu tháng 8-2023, tổng dư nợ các chương trình tín dụng là 459,8 tỷ đồng với 12.324 khách hàng, tăng 18 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, cho vay hộ nghèo đạt 7,6 tỷ đồng với 119 hộ vay vốn; hộ cận nghèo đạt 110,8 tỷ đồng/1.822 hộ; hộ mới thoát nghèo đạt 86,7 tỷ đồng/1.261 hộ; giải quyết việc làm đạt 36,8 tỷ đồng/499 hộ; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt 189,8 tỷ đồng/9.733 hộ; HS,SV có hoàn cảnh khó khăn đạt 18,2 tỷ đồng/497 hộ; cho vay hộ nghèo khó khăn về nhà ở đạt 1,2 tỷ đồng; cho vay nhà ở xã hội đạt 7,6 tỷ đồng. Dư nợ bình quân cho vay qua tổ đạt 1,3 tỷ đồng; tương đương 37 triệu đồng/khách hàng. Nợ quá hạn đến hết ngày 31-7-2023 là 598 triệu đồng, chiếm 0,13% tổng dư nợ. Tại xã Giao Thiện, chúng tôi gặp anh Đinh Xuân Sự, xóm 7, đang tất bật chuẩn bị thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Anh Sự chia sẻ: “Đầu năm 2023, người nuôi tôm thẻ chân trắng chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Giá thức ăn tăng, thời tiết nắng nóng bất thường nên lợi nhuận nuôi tôm sụt giảm, rất khó khăn về vốn để tái đầu tư”. Nhờ Hội Phụ nữ xã giới thiệu, gia đình anh Sự đã được tiếp cận kịp thời với gói vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo cùng với vốn tự có của gia đình để đầu tư cải tạo hơn 4.000m2 ao đầm, ổn định sản xuất, sẵn sàng cho vụ nuôi mới. Đến nay, tôm  sinh trưởng tốt, bình quân mỗi ao thu hoạch về 5-7 tấn, trừ chi phí, gia đình anh cũng thu về từ 1,2 tỷ đồng, vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình, vừa tạo việc làm ổn định cho 3 lao động với thu nhập bình quân gần 9 triệu đồng/tháng. Anh Ngô Văn Hòa ở xóm 3 là chủ trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú với diện tích 7,5ha cũng được Ngân hàng CSXH huyện Giao Thủy tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm để ổn định sản xuất. 

Với nỗ lực của toàn hệ thống, nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh tiếp tục được khơi thông, “chảy” mạnh về địa bàn nông thôn, tiếp sức cho người dân nghèo và các đối tượng chính sách ổn định sản xuất, kinh doanh, tăng thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện tốt các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, bền vững giai đoạn 2021-2025./.

Bài và ảnh: Đức Toàn



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Cùng tác giả

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệpUBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận...

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Cùng chuyên mục

Phát huy tiềm năng, lợi thế nổi trội  thúc đẩy phát triển công nghiệp dược

Để công nghiệp dược phát triển nhanh, bền vững, tương xứng tiềm năng, lợi thế; thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là có chính sách hỗ trợ về đất đai, thuế, nguồn vốn nhằm giúp doanh nghiệp, nông dân hình thành và phát triển các vùng nuôi trồng dược liệu. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất