Powered by Techcity

Giã gạo – Báo Nam Định điện tử

Tôi sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Tân Thịnh, một vùng chiêm trũng đồng trắng, nước trong thuộc huyện Nam Trực. Không có nghề phụ nên để làm ra hạt lúa, củ khoai, người dân quê tôi quanh năm lam lũ, chịu khó gắn bó với ruộng đồng. Giống như bao người dân trong làng, không kể ngày nắng, ngày mưa, bố mẹ tôi cặm cụi lật từng tảng đất, nhổ từng bụi gai, từng cây cỏ dại để chắt chiu, cấy cày, gieo hạt… Trời không phụ lòng người, đồng đất quê tôi tuy nhiều bất lợi nhưng nhờ bàn tay con người biết xoay vần với mưu sinh nên cây trái bốn mùa vẫn quanh năm xanh tốt, cho hoa thơm, quả ngọt… Nhưng, có lẽ hợp với đồng đất quê tôi nhất vẫn là trồng lúa nên giống lúa nào cũng trĩu hạt, nặng bông. Lúa tám, lúa dự, nếp cái hoa vàng… thổi lên, nghe thơm như hương hoa mộc thoảng qua, vị cơm đậm đà, sắc trắng tựa bông, luôn được khách hàng gần xa tìm đến. Gia đình tôi chỉ dùng thóc tẻ để ăn, hoặc bán lấy tiền trang trải việc ăn học. Còn thóc tám, thóc dự… phơi khô xong, mẹ tôi đổ vào cái chum sành to hay cót thóc ủ kỹ để giữ hương thơm. Chỉ có ngày tết, mẹ mới đem phơi lại và xay, giã…





 

Tần tảo từ sáng sớm đến tối mịt, mẹ không lúc nào ngơi nghỉ. Đêm về, khi cả nhà đã ngủ say, khi chỉ còn con cò, con vạc lặn lội kiếm ăn ngoài đồng, mẹ lại cặm cụi một mình xay liền mấy cối thóc, rồi sàng, rồi sẩy, rồi nia, mẹt… Gạo tám, gạo dự… thường làm rất lâu vì hạt nhỏ, dài, lại dành làm cơm dâng cúng tổ tiên trong ngày tết nên phải nhặt nhạnh cẩn thận, tỉ mỉ.

Ở quê tôi ngày trước hầu như nhà nào cũng có cối xay thóc, còn cối giã gạo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhà tôi may mắn có một chiếc cối giã gạo ông bà nội để lại. Chiếc cối được đặt mé ngoài gian vách. Nó dài khoảng hơn hai mét, thân thẳng làm bằng cây sắn thuyền (loại cây dùng vỏ giã nhuyễn để trát vào thuyền nan cho nước khỏi rò rỉ). Phần gốc cây già, nặng được đặt ở đầu cối. Phía dưới dùng chân đạp nhẹ hơn. Bố dùng dao vạch ngang lên cần cối để khỏi bị trơn khi giã. Khoảng gần giữa thân cối có một cái cổ ngỗng. Hai tai cối được gọt đẽo vuông vắn đè lên một khối đá hình trụ. Lâu ngày, tai cối mòn, mẹ lại phải lấy giẻ độn vào tai cối cho thân cối khỏi bị lệch. Cái cối nhà tôi không biết tự bao giờ mà nó tròn trịa đến thế. Ông nội nhờ người thợ khéo tay đục đẽo bao năm rồi mà vân đá xanh vẫn còn nguyên vẹn. Lòng cối mịn, thành cối hơi nghiêng vào trong để khi giã gạo không bị bắn ra ngoài. Mỗi khi nhịp chày nện xuống “thình thịch”, những hạt cám li ti bám trên thành cối. Gạo trong cối xoay tròn, chuyển động và bóc dần vảy trấu, vảy cám… 

Cứ đến 25 tết trở đi, cái cối giã gạo nhà tôi lại trở nên bận rộn. Nó làm việc không biết mệt mỏi, cả ban ngày lẫn ban tối, có khi còn đến nửa đêm gà gáy bởi ban ngày, mọi người bận đi làm đồng, chỉ sáng sớm và ban trưa mới tranh thủ giã gạo. Gạo tám, gạo dự… giã rất lâu, thời gian gấp đôi cối gạo thường. Mỏ cối đã được gắn thêm một miếng kim loại bằng sắt nhằm tạo ma sát. Có lần, tôi và bố giã gạo, tôi cứ đánh đu lên hai cái dây chằng ở cuối cối mà đếm. Một, hai… rồi ba mươi, ba nhăm… Mỏi chân quá, tôi xin bố ra ngoài “giải lao”. Nhịp chày vẫn đều đều, thình thịch. Lưng áo bố đẫm mồ hôi. Ngoài kia, tiết trời vẫn lành lạnh… 

Vui nhất là lúc có vài ba người hàng xóm đội gạo sang nhà tôi giã nhờ, hẹn giã trước, giã sau. Có người còn vào đỡ bố tôi “một chân”. Nhịp chày như nhanh hơn, mạnh hơn. Tiếng cười nói rôm rả, chuyện mùa màng, gặt hái, chuyện tất niên, sắm sửa… quanh chiếc cối giã gạo. Khi bố dừng chân, tôi “oà” lên một tiếng và nhanh nhảu lấy cái chống cối và hót gạo ra thúng. Cầm trên tay, hạt gạo trắng ngần, thơm mùi cám mới, tôi xuýt xoa tưởng tượng ra bữa cơm gạo tám thơm nức mũi. Mở nồi cơm ra, một mùi thơm ngào ngạt từ đầu len cuối xóm báo hiệu sự no ấm, đủ đầy lan toả trong không khí rộn ràng đón tết.

Chúng tôi lớn lên và trưởng thành đều nhờ vào những hạt gạo trắng, dẻo thơm của đồng đất quê nhà. Hạt gạo làm ra bởi bàn tay lam lũ, khó nhọc của bao người dân quê tôi. Họ chắt chiu từng hạt giống quý từ đời nọ sang đời kia như đất trời chắt lọc những gì tinh tuý nhất cho con người. Rồi ra hạt thóc làng tôi, giống thóc quý được nhân ra trên bao cánh đồng quê khác.

Thời gian qua đi, hình ảnh chiếc cối xay, cối giã đã bị lãng quên cùng giần, sàng, nia, mẹt… Chiếc cối giã gạo đã bị bỏ quên ngoài cầu ao cùng với một miếng đá vỡ toác. Nào ai còn nghe tiếng “thình thịch” cả đêm. Cái đèn chai cứ lắc lư bên hiên nhà toả ra ánh sáng nhỏ nhoi đủ soi rõ khuôn mặt người bên cối giã gạo. Bức tranh đó chỉ còn trong hoài niệm./.

Lưu Thị Hoà



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Cùng tác giả

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Phát huy vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác tuyên truyền vận động, đấu tranh, bảo vệ nền tảng...

Tháng 8/2022, tại buổi gặp mặt các đại biểu dự Đại hội XI và toàn thể cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa X đã nhấn mạnh “Uy tín của Hội là nguồn lực to lớn, là nhựa sống, là sức sống của tổ chức Hội. Uy tín của Hội không phải...

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Cùng chuyên mục

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Nam Định giành 1 HCV, 2 HCB và 1 giải xuất sắc tại Liên hoan Cải lương toàn...

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH, TT và DL) chủ trì, phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở VH, TT và DL Thành phố Cần Thơ tổ chức từ ngày 25/10 đến ngày 15/11. Liên hoan quy tụ 29 đơn vị nghệ thuật công lập và ngoài công lập với hơn 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công toàn quốc mang đến 33 vở diễn. Sau 20 ngày tổ chức, kết...

Nắm bắt cơ hội để phát triển du lịch Nam Định theo hướng chuyên nghiệp, đồng bộ, hiện đại

Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra 6 định hướng cụ thể: phát triển thị trường du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; tổ chức không gian du lịch; đầu tư phát triển du lịch; tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch. Những năm qua,...

Phát huy các nguồn lực văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn đầu, tỉnh cơ bản tập trung vào nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, kiến thiết các nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để tiếp tục phát triển “tam nông” trong tình hình mới. Bước sang giai đoạn xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tỉnh quan tâm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chú trọng...

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định

Là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tỉnh Nam Định là nơi khởi nguồn, hội tụ và lan tỏa nhiều giá trị dân gian đặc sắc với các nghi thức, nghi lễ, sinh hoạt văn hóa tâm linh được đông đảo cộng đồng tín ngưỡng, thực hành, lưu giữ. Năm 2012, “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” tại Nam Định đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và...

Dòng chảy văn hóa sông Hồng trên quê hương Nam Định

Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình “đổ về với biển”, trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước...

Giữ gìn nét đẹp văn hóa ở các từ đường dòng họ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh có 97 từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Các từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dòng họ mà còn là nơi lưu giữ...

Khởi công Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo Cụm di tích lịch sử – văn hoá quốc gia đình – chùa Ngô Xá,...

Sáng 17/10, tại xã Tân Minh (Ý Yên), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) tổ chức lễ khởi công Dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo cụm di tích lịch sử - văn hoá quốc gia đình - chùa Ngô Xá, chùa Nề. Đồng chí Trần Lê Đoài, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở VH, TT và DL, thành phố Nam Định, huyện Ý Yên đến dự. Đồng chí Trần Lê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất