Powered by Techcity

Bài toán về nguồn vốn cho các dự án trọng điểm

Hiện tỉnh đang triển khai nhiều dự án trọng điểm có nhu cầu vốn lớn. Theo đó kinh phí để thực hiện kế hoạch đầu tư công (ĐTC) của tỉnh cho 3 năm 2023-2025 là 35.318 tỷ đồng; trong đó nguồn tiền từ đấu giá quyền sử dụng đất là 27.100 tỷ đồng, các nguồn vốn Trung ương và nguồn khác là 8.218 tỷ đồng. Riêng nhu cầu bố trí vốn ngân sách tỉnh cho các dự án trọng điểm như: Cầu mới bắc qua sông Đào, đường trục phía nam thành phố Nam Định, tuyến đường bộ mới Nam Định – Lạc Quần – Đường bộ ven biển, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trên 10 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên thị trường bất động sản gần đây trầm lắng, nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất của các huyện, thành phố không đạt kết quả như mong muốn. Trước thực trạng này, các cấp chính quyền, ngành chức năng của tỉnh đã phải gia tăng các giải pháp để giải bài toán về đảm bảo khả năng huy động được vốn cho ĐTC, nhất là bố trí vốn cho các công trình trọng điểm trong 3 năm tới.





Thi công hạ tầng khu giãn dân thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng) phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.
Thi công hạ tầng khu giãn dân thị trấn Quỹ Nhất (Nghĩa Hưng) phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn.

Tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt trong kỳ trung hạn; trong đó các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu dân cư phải thực hiện sớm hơn, đảm bảo sẵn sàng nguồn đất thương phẩm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Căn cứ các Nghị quyết của HĐND tỉnh về định mức, nguyên tắc phân bổ vốn ĐTC và Kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Nhà nước tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH và ĐT) đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2282/QĐ-UBND ngày 9-12-2022 về việc điều chỉnh kế hoạch ĐTC trung hạn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, trong đó đã giao chi tiết kế hoạch vốn của các dự án hoàn thành, chuyển tiếp và dự án khởi công mới đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Đối với các dự án khởi công mới đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, Sở KH và ĐT tích cực đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục để đủ điều kiện giao chi tiết kế hoạch vốn theo quy định. Các huyện, thành phố đã tăng cường phối hợp với Sở KH và ĐT để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục, sớm triển khai thi công các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng các khu đô thị, khu (điểm) dân cư tập trung, khu tái định cư, hoàn thành hạ tầng, đủ điều kiện tổ chức đấu giá đất theo quy định.

Các sở, ngành và các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, hướng dẫn hoặc kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và triển khai thi công các dự án trọng điểm. Các ngành chức năng chủ động phân kỳ đầu tư hợp lý để triển khai các dự án trọng điểm theo hướng đồng bộ, hiệu quả, sớm đưa các hạng mục công trình thành phần của các dự án vào sử dụng, tiết kiệm chi phí thực hiện dự án, phát huy ngay hiệu quả dự án, tăng nguồn thu cho ngân sách. Nhất là phân kỳ đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu (điểm) dân cư tập trung, khu tái định cư. Cùng với đó, Sở KH và ĐT rà soát các dự án chuyển nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ về bố trí bằng nguồn ngân sách tỉnh để tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân kỳ đầu tư hoặc cắt giảm tổng mức đầu tư, chỉ thực hiện các hạng mục thực sự cần thiết, phù hợp với khả năng cân đối các nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, bao gồm nguồn thu từ tiền đấu giá đất. Từ năm 2021 đến tháng 5-2023 đã trình HĐND tỉnh điều chỉnh giảm 744,047 tỷ đồng tổng mức đầu tư của 6 dự án: Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp bến cá cửa Hà Lạn (Giao Thủy); dự án nâng cấp hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản xã Bạch Long (Giao Thủy); dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản huyện Nghĩa Hưng; dự án cải tạo, nâng cấp khẩn cấp tuyến đê tả sông Đào từ K18+656 đến K30+073 (Nghĩa Hưng); dự án củng cố, nâng cấp khẩn cấp tuyến đê hữu Hồng đoạn từ K156+621 đến K163+610; dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đê, kè, cống đê hữu sông Hồng và đê tả Đào (Nam Trực).

Các ngành, các địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiềm năng thực hiện sớm các dự án có ảnh hưởng từ các công trình trọng điểm để phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ (năm 2025) sẽ có nguồn thu từ các nhà đầu tư lớn, chiến lược. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án (bao gồm 8 dự án đầu tư trong nước và 3 dự án FDI) với tổng số vốn đăng ký 948,8 tỷ đồng và 126,7 triệu USD. UBND tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) về nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư các khu công nghiệp (KCN), đô thị, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; ký kết thoả thuận phát triển dự án, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Quanta về đầu tư tại KCN Mỹ Thuận sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính với tổng mức đầu tư 120 triệu USD. Đây là các tập đoàn, công ty đã thực hiện nhiều dự án lớn, có uy tín, khi về đầu tư tại Nam Định được kỳ vọng sẽ tạo sức lan tỏa, sức hấp dẫn của môi trường đầu tư; tạo nguồn thu ngân sách bền vững và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi cũng được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã quyết liệt thực hiện nhằm tăng nguồn bổ sung cho đầu tư phát triển, qua đó giảm áp lực lên nguồn thu sử dụng đất. Các cấp, các ngành đã chung sức, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ tài sản công để tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án, chương trình trọng điểm có tính chất lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. 5 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh đã trình Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh phân bổ chi tiết 310 tỷ đồng từ các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho các dự án tỉnh trực tiếp quản lý điều hành. Ngoài ra, các biện pháp quản lý, sử dụng vốn đầu tư trong kỳ trung hạn 2021-2025, phân bổ chỉ tiêu thu từ sử dụng đất một cách hợp lý cũng được thực hiện có hiệu quả. 

Để đảm bảo khả năng huy động vốn cho ĐTC, thời gian tới, các ngành, các địa phương trong tỉnh tiếp tục duy trì các giải pháp đã thực hiện hiệu quả, trong đó tập trung vào các giải pháp giảm phụ thuộc vào thu tiền sử dụng đất như là: Chủ động phân kỳ vốn đầu tư hợp lý, linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo sát với tình hình thực tế điều chỉnh giảm và đưa ra khỏi danh mục đối với các dự án vướng mắc kéo dài trong công tác giải phóng mặt bằng hoặc thủ tục đầu tư, không khả thi (nếu có); kịp thời bổ sung danh mục các dự án có tính khả thi cao hơn; đồng thời triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm, sớm đưa các hạng mục công trình thành phần của các dự án vào sử dụng để phát huy ngay hiệu quả đầu tư, tăng nguồn thu cho ngân sách. Đảm bảo kết quả, chất lượng thu hút đầu tư tốt để sớm có các dự án lớn của các nhà đầu tư chiến lược đưa vào vận hành, khai thác nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tăng thu, tiết kiệm để tăng nguồn bổ sung cho đầu tư phát triển, giảm áp lực lên nguồn thu sử dụng đất. Công tác phân bổ chi tiết và sử dụng nguồn vốn từ các khoản tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm sẽ được ưu tiên thanh toán khối lượng của các dự án đã hoàn thành, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm để nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án giao thông. Coi kết quả hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ chính trị, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, địa phương, nhất là thu từ sử dụng đất trên địa bàn./.

Bài và ảnh: Thanh Thúy

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Cùng tác giả

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Định vị Quang Hải trong hệ thống của HLV Kim Sang-sik

Quang Hải trong trận đấu gặp đội tuyển Thái Lan Nhạc trưởng Quang Hải tại CLB CAHN Kể từ khi trở về Việt Nam thi đấu cho CLB Công an Hà Nội (CAHN), Quang Hải đã trải qua nhiều đời HLV và đảm nhiệm nhiều vai trò trên sân từ tiền đạo lệch phải, đá hộ công, đá tự do hoạt động rộng. Sau rất nhiều thử nghiệm, HLV Mano Polking hiện đang bố trí anh đá tiền vệ trung tâm. Ở...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả kinh tế từ trồng ổi

Những năm gần đây, cây ổi lê trở thành một trong những cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân các xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) và thị trấn Cồn (Hải Hậu). Thương hiệu ổi lê đã được khẳng định nhờ vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Anh Lê Tất Thắng, thôn Lang Xá, xã Mỹ Lộc (thành phố Nam Định) thu hoạch ổi lê. Về thôn Lang...

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản, ổn định sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm mà còn ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe của người lao động. Những năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người lao động thực hiện đúng quy định pháp luật về...

Nam Định xây dựng và giữ gìn cảnh quan và môi trường làng quê xanh – sạch – đẹp bền vững

Nam Định được Ban Chỉ đạo Trung ương về các Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) đánh giá là một trong những tỉnh thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu. Ước đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 157/161 xã, thị trấn đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 97,5%) và 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt 28,1%). Huyện Giao Thủy được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023,...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Huy động hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội – Động lực phát triển bền vững

Trong những năm qua, tỉnh Nam Định đã ghi dấu những thành tựu nổi bật trong việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, khẳng định vai trò động lực then chốt trong chiến lược phát triển bền vững. Thi công xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung xã Nam Hoa (Nam Trực). Bước tiến vượt bậc trong thu hút vốn đầu tư Giai đoạn 1997-2023, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt...

Xuân Trường khắc phục các bất cập về giao thông, thủy lợi, điện lực

Để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn toàn diện, trong năm 2024, huyện Xuân Trường tiếp tục tranh thủ và huy động các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước các cấp, vốn nước ngoài và vốn xã hội hóa để đẩy mạnh xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại. Cùng với việc quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật mới, thời gian qua huyện cũng quan tâm xử...

Khởi công Dự án sản xuất găng tay bảo hộ an toàn có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD tại Khu công...

Tại Khu công nghiệp Bảo Minh mở rộng (Vụ Bản), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Kiến Hưng vừa tổ chức động thổ xây dựng Dự án Kỹ thuật bảo hộ an toàn Xingyu Việt Nam, của Tập đoàn Xingyu (Singapore) có tổng vốn đầu tư gần 84,5 triệu USD, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng. Quang cảnh lễ khởi công. Được triển khai với tổng diện tích đất sử dụng hơn 103.500m², Dự án có quy mô sản...

Tác phẩm tham dự Giải Diên hồng lần thứ III – năm 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX đã tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Dấu ấn nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động chính là thực hiện hiệu quả các chức năng quy định. Những nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành trong các kỳ họp thường lệ, chuyên đề và các kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất đều trúng, đúng, kịp thời, sát...

TÁC PHẨM THAM DỰ GIẢI DIÊN HỒNG LẦN THỨ BA – NĂM 2025: Những quyết sách đột phá để Nam Định phát triển kinh...

Kỳ I- Khi các nghị quyết HĐND tỉnh trở thành những quyết sách đột phá (tiếp theo và hết) Kỳ II- Các giải pháp nâng cao chức năng quyết định   Điểm mới trong việc ban hành các nghị quyết HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay là với những dự thảo nghị quyết cần thiết phải ban hành đáp ứng yêu cầu thực tế của tỉnh, nhưng còn nhiều vướng mắc liên quan đến các quy định của pháp luật và...

Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội

Nhằm cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 29/11/2023; góp phần thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất