Powered by Techcity

Nam Định từ khi thực dân Pháp xâm lược đến khi thành lập Đảng

Từ cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Định đã dần tạm lắng xuống. Thực dân Pháp đã về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định và bắt đầu thực hiện các chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chúng.

1. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ – XÃ HỘI TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

Chính sách cai trị của thực dân Pháp

Từ cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Định đã dần tạm lắng xuống. Thực dân Pháp đã về căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định và bắt đầu thực hiện các chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của chúng.

Ngay sau khi bình định xong Nam Định, thực dân Pháp đã nhanh chóng tiến hành việc phân chia lại địa giới hành chính, bởi Nam Định là một tỉnh lớn, nếu giữ nguyên địa giới cũ sẽ không có lợi cho việc cai trị.

Đến đầu thế kỷ XX ở Nam Định có một thành phố và chín huyện. Đó là thành phố Nam Định và các huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Trực Ninh, Nam Trực, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng và Hải Hậu.

Dưới tác động của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cấu trúc kinh tế – xã hội và bộ mặt của Nam Định đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Chỉ trong vòng hơn chục năm, bộ mặt thành phố đã hoàn toàn đổi khác. Tòa thành cũ đã bị người Pháp phá dỡ từng phần. Thay vào đó là những công sở, dinh thự mới mọc lên. Những đường phố mới được rải nhựa, đèn điện thắp sáng đêm đêm. Kho tàng, bến bãi, nhà ga xe lửa được xây dựng, tạo cơ sở cho việc xuất hiện Nhà máy dệt, Nhà máy tơ, Nhà máy chai…

Dân cư thành Nam cũng tăng nhanh với một kết cấu mới, đủ mặt mọi thành phần của cư dân đô thị cận đại: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, học sinh, trí thức tự do, quan chức thực dân và bản xứ cùng một số không nhỏ nông dân ven thị. Nam Định dần trở thành một trong ba đô thị lớn nhất Bắc Kỳ thời Pháp thuộc.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngành công nghiệp ở Nam Định đã hình thành và phát triển khá nhanh chóng. Cùng với Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất Đông Dương. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ở Nam Định thời kỳ này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Giá trị sản lượng công nghiệp cao, nhưng thành quả lao động ấy chủ yếu rơi vào tay giới chủ, còn công nhân lao động chẳng được hưởng là bao. Công nghiệp ở Nam định chủ yếu là công nghiệp nhẹ, nhằm khai thác những nguồn lợi kinh tế của địa phương.

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng lưới chợ từ thành phố đến nông thôn, đặc biệt là chợ Rồng được xếp vị trí thứ hai ở Bắc Kỳ sau chợ Đồng Xuân (Hà Nội) về cả quy mô lẫn hoạt động kinh doanh đã chứng tỏ sự phát triển nhanh và mạnh của ngành thương nghiệp Nam Định. Thương nghiệp đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng ở Nam Định thời Pháp thuộc.

Hoạt động thủ công nghiệp ở Nam Định nổi tiếng là đẹp và tinh xảo, tuy nhiên, các hoạt động còn gắn chặt với nông nghiệp, phụ thuộc vào nông nghiệp. Chỉ trừ một số phố nghề ở thành phố có tính chuyên nghiệp cao, còn ở nông thôn số các làng chuyên, thợ chuyên không nhiều. Đây chính là hạn chế của thủ công nghiệp ở Nam Định.

Về nông nghiệp, bên cạnh cây lúa là cây trồng chính chiếm nhiều diện tích trồng trọt nhất và cũng là cây trồng chủ đạo để nuôi sống hàng chục vạn người dân, thì bông trở thành loại cây trồng đứng ở vị trí thứ hai.

Trong quá trình khai thác và bóc lột các nguồn lợi kinh tế ở Nam Định, bên cạnh việc du nhập về Nam Định một phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến, lỗi thời, lạc hậu.

Dưới tác động của quá trình nói trên, xã hội Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng đã có những biến chuyển sâu sắc với sự hình thành và phát triển của nhiều giai cấp khác nhau:

Giai cấp địa chủ: Nếu như cuộc cách mạng tư sản tiến công vào giai cấp địa chủ phong kiến và xoá bỏ nó, thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản, thì tại Việt Nam, tư bản Pháp vẫn duy trì và dung dưỡng cho giai cấp địa chủ.Do đó giai cấp địa chủ không những không bị mất đi khi chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào mà còn được củng cố, phát triển hơn trước, thậm trí còn trở thành cơ sở xã hội và là chỗ dựa vững chắc của chủ nghĩa tư bản Pháp.

Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có những địa chủ thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách hưởng ứng các phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng phần lớn vì lợi ích cá nhân nên ủng hộ trật tự thực dân nửa phong kiến, thậm chí sẵn sàng hợp tác với Pháp chống lại phong trào yêu nước.

Giai cấp nông dân: Nông dân là lực lượng chiếm tuyệt đại đa số cư dân Nam Định, nhưng không phải là thuần nhất. Ít nhất họ cũng phân hoá thành ba tầng lớp khác nhau: Trung nông, bần nông, cố nông. Dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến, nông dân Nam Định đã bị dồn vào bước đường cùng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa khiến họ tích cực tham gia vào nhiều phong trào yêu nước, đặc biệt là từ khi họ được giác ngộ và tổ chức lại dưới ngọn cờ tiên phong của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân: Đội ngũ công nhân Nam Định được hình thành cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Nam Định. Số lượng công nhân ước tính khoảng 1.5 vạn người vào đầu thế kỷ XX. Đội ngũ công nhân sớm được giác ngộ ý thức giai cấp, sớm nhận rõ kẻ thù dân tộc cũng chính là kẻ thù giai cấp.

Công nhân Nam Định đã tích cực hăng hái đứng lên đấu tranh, vào nửa sau nhứng năm 20 của thế kỷ XX, Nam Định là một trung tâm của phong trào công nhân Việt Nam, góp phần thúc đẩy quá trình hình thành một chính đảng của giai cấp công nhân ở Việt Nam.

Giai cấp tư sản: Cho đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929, tu sản Nam Định không chỉ ít ỏi về số lượng mà còn yếu về thế lực kinh tế và chính trị.Chính vì đặc điểm này đã quy định thái độ chính trị của giai cấp tư sản .Một mặt họ chống đế quốc và phong kiến, tán thành độc lập, dân chủ và tự do. Mặt khác họ lại giữ thái độ dè dặt, lừng chừng, ngả theo cách mạng khi phong trào cách mạng lên cao và cũng sẵn sàng thoả hiệp khi đế quốc khủng bố mạnh. Nhìn chung họ thích cải lương hơn là cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản:Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, đội ngũ tiểu tư sản phát triển nhanh chóng theo đà đô thị hoá ở Nam Định. Họ bao gồm các thị dân, thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh,các thị xã thị trấn.Họ hợp thành một tầng lớp rất đông đảo ở Nam Định, chỉ riêng ở thành phố Nam Định có khoảng 38.000 dân. Đời sống của tầng lớp tiểu tư sản ở Nam Định nói chung là rất thấp và bấp bênh, hơn nữa họ phải gánh chịu những khoản thuế má nặng nề.Thực tế, tiểu tư sản, dặc biệt là giới chí thức, học sinh là ngòi nổ cho các phong trào cách mạng ở Nam Định đầu thế kỷ XX.

Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm xuất hiện các giai tầng xã hội mới ở Nam Định, đại diện cho phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội mới chỉ là thiểu số, nắm trong tay một tiềm lực kinh tế hết sức hạn hẹp.

Cơ cấu xã hội truyền thống ở Nam Định đã bị biến đổi và xáo trộn mạnh, nhưng chưa bị phá vỡ và thay đổi căn bản. Chính điều này đã làm bộc lộ rõ tính chất nửa thuộc địa nửa phong kiến của xã hội Việt Nam nói chung và Nam Định nói riêng

Những biến đổi về kinh tế – xã hội và quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông – Tây ở Nam Định đã dẫn đến những chuyển biến mới trong sinh hoạt văn hóa. Sự chuyển biến đó được biểu hiện rõ nét nhất trong sự hình thành nếp sống đô thị ở thành phố Nam Định. Nhưng mặt khác, quá trình đô thị hóa và việc du nhập lối sống phương Tây vào Thành Nam cũng làm nảy ra nhũng thói hư tật xấu mới như trộm cướp, đĩ điếm, nghiện hút…

Về giáo dục, Từ khi Pháp xâm chiếm Nam Định cho đến cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, về căn bản thực dân Pháp vẫn giữ nguyên trạng hệ thống giáo dục cũ (Nho học) ở Nam Định. Học sinh đi học phải học thêm chữ Pháp và chữ quốc ngữ, toán và cách trí. Ngoài ra thực dân Pháp còn lập một trường đào tạo thông ngôn viên.

Năm 1915 đã diễn ra kỳ thi Hương cuối cùng ở trường thi Nam Định. Đây chính là điểm mốc đánh dấu sự chấm dứt của nền khoa cử nho giáo ở Nam Định. Thay vào đó chính phủ thực dân cho lập ra các trường Pháp – Việt, từng bước chuyển dần nền giáo dục theo mô hình phương Tây.

Chuyển biến lớn nhất về giáo dục ở Nam định từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX là sự tàn lụi của nền giáo dục Nho học và thay vào đó là nền giáo dục mới – Tây học. Giáo dục ở Nam định mới chỉ dừng lại ở một cấp độ thấp, chủ yếu là tiểu học và chỉ một số rất ít người được đi học, còn lại đại đa số nhân dân là mù chữ.

Tuy nhiên, chính nền giáo dục ấy đã sản sinh ra một tầng lớp trí thức Tây học yêu nước, chống đối lại sự cai trị của thực dân Pháp ở Nam Định. Lực lượng học sinh ở Nam Định không nhiều nhưng lại rất năng động, tài hoa, nhạy cảm, giàu lòng yêu nước, là ngòi nổ cho nhiều phong trào đấu tranh cách mạng ở trong những năm đầu thế kỷ XX.

Sau khi chiếm được thành Nam Định năm 1884 thực dân Pháp đã bắt đầu tính đến việc xây dựng một thành phố ở đây. Các công sở của người Pháp lần lượt mọc lên trên các phố phường như: Toà công sứ, Toà án Tây, Sở kho bạc…, bên cạch đó là các nhà máy, xí nghiệp như: Nhà máy chai, nhà máy rượu, nhà máy sợi… Hệ thống chợ phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa rất phát triển trong đó có 4 chợ lớn: Chợ Rồng, chợ Vị Hoàng, chợ Của Trường…

Trước sự lớn mạnh và phát triển của thành phố, ngày 17-10-1921, Toàn quyền Đông Dương đã ra quyết định công nhận Nam Định được hưởng quy chế của một thành phố cấp II.

Thành phố Nam Định, không chỉ là một thành phố công thương nghiệp nổi tiếng đầu thế kỷ XX, mà còn trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa – tư tưởng lớn, một điểm tiếp xúc của luồng giao lưu văn hóa Đông – Tây. Các cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can đều đã tìm đến Nam Định, tuyên truyền và vận động sự ủng hộ của nhân dân Nam Định tham gia phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục.

Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên cũng phát triển cơ sở bắt đầu từ thành phố này. Chính thành phố Nam Định đã tạo ra các điều kiện về cơ sở vật chất – xã hội cần thiết cho phong trào yêu nước cách mạng của nhân dân Nam Định đầu thế k ỷ XX. Hầu hết các cuộc đấu tranh lớn nhỏ của các giai tầng xã hội ở Nam Định đều nổ ra chủ yếu ở thành phố Nam Định

2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG Ở NAM ĐỊNH ĐẦU THẾ KỶ XX

Dưới tác động của hai cuộc khai thác thuộc địa(1897-1914;1919-1929), xã hội Việt nam đã có những biến chuyển hết sức căn bản. Đầu thế kỉ XX, các trào lưu tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản ở phương Tây, sau đó là tư tưởng cách mạng vô sản từ nước Nga Xô Viết đã được truyền bá rộng rãi vào Việt Nam.

Đó chính là những tiền đề quan trọng nhất cho bước phát triển nhảy vọt về chất của phog trào yêu nước việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhân dân Nam Định đã hăng hái hòa mình vào phong trào đấu tranh sôi nổi của các giai tầng xã hội trong nước, tiêu biểu là các phong trào:

– Phong trào Đông du và Đông Kinh nghĩa thục.

– Phong trào tẩy chay tư bản nước ngoài.

– Phong trào đòi tự do dân chủ những năm 1925-1926.

 Và đặc biệt nổi bật là phong trào đấu tranh của công nhân: Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mới trong hai cuộc khai thác thuộc địa, nhưng đời sống của nhân dân lao động vẫn hết sức cực khổ, đặc biệt là giai cấp công nhân. Các điều kiện sinh hoạt vật chất như: ăn ở, mặc, điều kiện lao động….. đều rất thấp kém. Công nhân không được hưởng bất cứ một chế độ bảo hiểm thân thể nào, thời gian làm việc thường bị kéo dài thành 10 đến 14 giờ một ngày, tiền lương thấp, mức lương không đủ duy trì một mức sống tối thiểu.

Ngoài đồng lương rẻ mạt, điều kiện lao động cực khổ, công nhân còn bị đày đọa về thể xác và tinh thần. Họ bị ngược đãi, đánh đập, sa thải, cúp lương và đối xử như nô lệ, chính cảnh sống cùng cực này đã thúc đảy công nhân hăng hái đấu tranh. Tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản được tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (một tổ chức do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925) truyền bá, công nhân Nam Định đã vùng dậy đấu tranh.

Hoà chung với khí thế đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, công nhân Nam Định ngay từ thời kỳ đầu cũng đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp. Nam định trở thành một điểm sáng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cả nước, với nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu.

Ngay từ tháng 5-1909, ở Nam Định đã nổ ra cuộc bãi công đầu tiên của nữ công nhân Nhà máy chai. Từ ngày 27-2 đến 7-3-1924, hơn 100 công nhân ở Nhà máy tơ bãi công. Ngày 11-9-1924, toàn thể công nhân Nhà máy rượu Nam Định tiếp bước cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy rượu Hải Dương, Hà Nội chống lại sự đối xử thô bạo của chủ. Ngày 24-9-1924, 250 công nhân xưởng dệt đóng máy đồng loạt bãi công. Nổi bật nhất là cuộc đấu tranh ngày 30-4-1925 của 2.500 công nhân Nhà máy sợi Nam Định. Cuộc bãi công này đã thực sự gây một tiếng vang lớn. Ngày 30-8-1926, toàn thể công nhân xưởng sợi đã bãi công để phản đối các hành động đánh đập và đòi bồi thường cho chị Nguyễn Thị Vá bị đốc công đánh trọng thương.

Năm 1927, các chi hội của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập ở Nam Định. Đến năm 1928, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lâm thời thành lập. Các hội viên của hội đã nhanh chóng tham gia các hoạt động đấu tranh của công nhân Nam Định. Mở đầu là cuộc đấu tranh của 24 nữ công nhân thuộc xưởng dệt Nhà máy sợi.

Tiêu biểu nhất phải kể đến cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi Nam Định vào tháng 3-1929. Nguyên nhân dẫn đến cuộc bãi công này bắt đầu từ việc chủ nhà máy tăng thêm số máy, sa thải 1/3 số công nhân nhưng không giảm việc, toàn bộ khối lượng công việc đó trút lên đầu số công nhân còn lại. Vùa phải làm việc cật lực mà không được tăng thêm đồng lương nào, làn sóng bất bình đã bùng lên trong công nhân.

Cho đến sáng ngày 20-3-1929, toàn bộ công nhân xưởng A bãi công, tiếp đó công nhân xưởng B bãi công để hưởng ứng. Sau 10 ngày tranh đấu không khoan nhượng, ngày 29-3, bọn chủ nhà máy đã phải chấp nhận các yêu sách của công nhân.

Trong cuộc đấu tranh này, công nhân nhà máy Sợi đã biết đoàn kết từng bộ phận, từng kíp để tạo thành một lực lượng thống nhất, biết sử dụng các khẩu hiệu trong đấu tranh, liên tục đưa đơn một cách dồn dập để gây áp lực, buộc bọ chủ phải nhượng bộ. Nét mới trong cuộc đấu tranh này là lần đầu tiên công nhân đã tự bầu ra một bộ phận lãnh đạo để động viên và tổ chức công nhân đấu tranh.

Nhìn chung, các cuộc đấu tranh, mà điển hình là là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sợi, đã đánh dấu sự trưởng thành rõ rệt của đội ngũ công nhân Nam Định về trình độ tổ chức, phương pháp đấu tranh và trình độ giác ngộ giai cấp. Sự trưởng thành vượt bậc trong đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nam Định nói riêng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản để thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân lên một tầm cao mới.

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Đi tìm ‘ông chủ’ giữa sân

DẤU HỎI PHONG ĐỘ CỦA HOÀNG ĐỨC, HÙNG DŨNG Trường hợp của Hoàng Đức thực sự nhạy cảm. Việc anh chắc chắn sẽ chia tay CLB Thể Công Viettel khiến HLV Nguyễn Đức Thắng đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa tiếp tục sử dụng anh hoặc ưu tiên phương án khác. Sau khi bị thay ra ở phút 59 trận mở màn V-League 2024-2025, Hoàng Đức ngồi dự bị và chỉ vào sân từ phút 61 trận “derby...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh thành như thế nào?

Theo phương án đề xuất của Tư vấn lập dự án, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ đi qua 20 tỉnh thành, với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Ngoài ra, 5 ga hàng hóa được xác định là Ngọc Hồi, Vũng Áng, Chu Lai, Vân Phong và Trảng Bom. Nhiều tỉnh có 2 ga hành khách Với 23 ga hành khách dọc theo 20 tỉnh thành, sẽ có một số tỉnh có tới 2...

Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường

Khởi công nhà máy dệt may của Singapore trị giá 673,5 tỉ đồng tại Nam Định Bộ Công Thương và IDH hợp tác hỗ trợ phát triển bền vững ngành dệt may và da giày Ông Phạm Quang Anh – Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony – cho hay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện khá khả quan. Tính đến cuối tháng 8/2024, doanh nghiệp tăng trưởng 51% so với cùng kỳ. Về nguyên nhân...

Phát triển du lịch nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cùng với các giá trị về lịch sử, văn hóa bản địa, với lợi thế là địa phương có nhiều sản vật nổi tiếng, ẩm thực đặc trưng, những năm qua, tỉnh Nam Định đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm liên kết, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Du khách quốc tế trải nghiệm dịch vụ du lịch Ecohost Hải Hậu. Triển khai Chương trình “Mỗi...

Hội viên nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp tích hợp đa giá trị

Phát huy lợi thế của tỉnh về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên tham gia xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp tích hợp đa giá trị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Anh Đinh Văn Thuận, xã Hải Đông (Hải Hậu) làm giàu từ mô hình nuôi yến, thủy...

Cùng tác giả

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Nam Định: Chàng trai trẻ với biệt tài làm tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa

Nổi tiếng trên mạng xã hội, chàng trai 9x Nguyễn Văn Tiên quê Nam Định được nhiều người biết đến với biệt tài làm các mô hình tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa. Sinh năm 1996, ở xóm Quang Tây, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ nhỏ Nguyễn Văn Tiên đã có niềm đam mê và chơi cây cảnh bonsai. Ngay khi vừa tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Tiên quyết định lên đường nhập ngũ để...

Cùng chuyên mục

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Nam Định: Chàng trai trẻ với biệt tài làm tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa

Nổi tiếng trên mạng xã hội, chàng trai 9x Nguyễn Văn Tiên quê Nam Định được nhiều người biết đến với biệt tài làm các mô hình tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa. Sinh năm 1996, ở xóm Quang Tây, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ nhỏ Nguyễn Văn Tiên đã có niềm đam mê và chơi cây cảnh bonsai. Ngay khi vừa tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Tiên quyết định lên đường nhập ngũ để...

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết...

Nam Định luôn đồng hành với doanh nghiệp, cùng hướng tới thành công

Ngày 13/7, nhân dịp dự lễ khánh thành Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã tiếp, trao đổi thông tin với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng dự. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm...

Quán xôi xíu truyền thống hơn 40 năm ở Nam Định

Xôi xíu truyền thống Nam Định đặc biệt ở chỗ không ăn cùng hành khô, dưa góp và dùng thịt xíu thay cho thịt kho. "Đến đây ăn xôi xíu phải ra Hàng Sắt", bà Phụng, chủ một quán nước trên đường Lương Thế Vinh, TP Nam Định, giới thiệu cho khách du lịch. Một số người dân địa phương tại quán cũng đồng tình rằng quán xôi xíu ở số 61 Hàng Sắt là nơi bán món xôi xíu...

Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam...

Chiều 28-8, các đồng chí: Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam Định. Cùng tham gia kiểm tra có các...

Lợi thế và tiềm năng của Nam Định

1. Vị trí chiến lược: Là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút...

Tin nổi bật

Tin mới nhất