Powered by Techcity

Nhà Truyền thống cách mạng Liên Minh – Nơi ghi dấu những năm tháng hào hùng

Nằm ở miền hạ của huyện Vụ Bản, xã Liên Minh có bề dày lịch sử truyền thống anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Để gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa của quê hương, Đảng bộ, chính quyền xã Liên Minh đã xây dựng Nhà Truyền thống lưu giữ các kỷ vật, chứng tích chiến tranh và thành tựu phát triển kinh tế – xã hội qua các thời kỳ, có giá trị giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã, nhất là thế hệ trẻ mai sau.

Sa bàn xây dựng làng kháng chiến thời chống Pháp của xã được trưng bày trong Nhà truyền thống xã Liên Minh.

Từ năm 1961, được Ty Văn hóa thông tin Nam Định (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Viện Khảo cổ và các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương hỗ trợ, Nhà Truyền thống xã Liên Minh được hình thành với nhiều tư liệu, hiện vật quý. Trải qua những năm dài kháng chiến, nhiều lần phải di chuyển vì bom đạn, nhưng bằng sự trân trọng giá trị lịch sử, những di vật đã gắn bó “vào sinh ra tử” với quê hương, làng xã, không những Nhà Truyền thống được giữ gìn, bảo quản gần như nguyên vẹn mà còn liên tục được bổ sung những tư liệu quý. Đến nay, Nhà Truyền thống xã có khoảng 1.200 hiện vật chứng tích chiến tranh, tư liệu khảo cổ… được bố trí khoa học thành 4 khu trưng bày theo chủ đề riêng biệt gồm: Các hiện vật khảo cổ thời Trần, thời Mạc và thời Lê được tìm thấy trong những di tích lịch sử trên địa bàn; kỷ vật, chứng tích qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và thành tựu công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ở đây có tấm bia di tích lịch sử, cách mạng về nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của huyện Vụ Bản vào tháng 4-1939; những tấm bản đồ vẽ tay thô sơ ghi lại quá trình xây dựng “làng kháng chiến” với những tuyến hào cắm chông, hầm bí mật che giấu cán bộ, chiến sĩ và tránh các đợt oanh tạc của máy bay địch; lớp lớp tre rào làng chống giặc. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, nhân dân Liên Minh đã vùng lên chiến đấu bằng vũ khí thô sơ như đinh ba, dao, kiếm, giáo, mác, gậy gộc… Những cột nhà cháy rụi lưu giữ tại Nhà Truyền thống là chứng tích về sự tàn phá của giặc trên quê hương Liên Minh. Nhưng với lòng quả cảm, anh dũng của cán bộ, quân và dân, Liên Minh đã thực sự trở thành tiền đồn án ngữ đường 10, bảo vệ các xã phía trong. Nhà Truyền thống còn lưu giữ mảnh gỗ làm hầm bí mật, chiếc bi đông đựng nước, thức ăn cho cán bộ dưới hầm, chiếc hộp gỗ chôn giấu tài liệu của đồng chí Đống (thôn Ngõ Trang), chiếc thuộc cổng dùng để đào hầm bí mật, thanh mã tấu, kiếm sắt của du kích xã và nhiều tài liệu tuyên truyền từ những ngày đầu chống Pháp đều được lưu giữ cẩn thận.

Cán bộ và nhân dân thôn Trung Nghĩa thuyết minh về Tấm bia di tích lịch sử, cách mạng về nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của huyện Vụ Bản.
Cán bộ và nhân dân thôn Trung Nghĩa thuyết minh về Tấm bia di tích lịch sử, cách mạng về nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên của huyện Vụ Bản.

Giai đoạn năm 1952 đến năm 1954 cuộc đấu tranh giành mốc đường 10 giữa ta và địch diễn ra rất gay go quyết liệt. Để giành lấy tuyến đường giao thông huyết mạch, thực dân Pháp đã đưa xe san phẳng gần như toàn bộ các xóm của 2 thôn Lương Kiệt và Hào Kiệt với âm mưu xây dựng vành đai trắng nhưng đều thất bại trước du kích Liên Minh với chướng ngại vật là đống đất, bụi tre gai đánh giải trên đường 10. Hàng loạt xe cơ giới của giặc, kể cả xe húc đất đã bị tiêu diệt mà Nhà Truyền thống còn lưu giữ những mảnh sắt thép, xích xe và nhiều bộ phận của xe. Với chiến công trên đường 10, nhiều anh em du kích Liên Minh như đồng chí Vũ Văn Ước, người du kích “Chiến sĩ thi đua” của toàn Liên khu đã từng nhiều lần lập chiến công, tiêu diệt tới 50 xe cơ giới của địch được Ủy ban Kháng chiến tặng Giấy khen; là thanh mã tấu và túi đựng tài liệu của đồng chí Đỗ Đăng Ích (tức Lê Thanh Hải) trong quá trình đấu tranh cách mạng ở địa phương; là chiếc áo trấn thủ Quân khu tặng cho chiến sĩ du kích Liên Minh xuất sắc qua các cuộc chiến đấu dũng cảm kiên cường vào mùa đông năm 1952.

Trong những năm đế quốc Mỹ tăng cường chiến tranh, bắt đầu leo thang bắn phá miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Liên Minh đi đầu trong công cuộc kiến thiết, xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, năm 1965, khu vực Núi Hổ, Chùa Mái làng Tiền chứng kiến huyện Vụ Bản thành lập “Tiểu đoàn Núi Hổ” với lực lượng chủ yếu là con em Liên Minh chi viện cho chiến trường miền Nam. Trải qua các cuộc kháng chiến của dân tộc và xây dựng hòa bình, Liên Minh đã đóng góp trên 3.600 người tham gia các lực lượng vũ trang nhân dân; gần 20 người hoạt động cách mạng trước tháng Tám được công nhận là lão thành cách mạng và cán bộ tiền khởi nghĩa; 26 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; 439 liệt sĩ, 220 thương, bệnh binh, 70 cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam. Xã Liên Minh được Nhà nước tuyên dương “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1990 về thành tích trong 15 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được thưởng 2 Huân chương Quân công; 3 Huân chương Chiến công, 7 Huân chương Lao động; Kỷ niệm chương có công với nước; 1.235 Huân chương, Huy chương các loại và 750 Bằng khen cho các tập thể, gia đình và cá nhân.

Đồng chí Phạm Xuân Tuyến, Bí thư Đảng bộ xã cho biết: Nhà Truyền thống xã được xây dựng với mong muốn lưu giữ quá trình hình thành, phát triển làng xã, nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của Liên Minh xưa và nay; đồng thời phản ánh tinh thần anh dũng, mưu trí, những chiến công của Đảng bộ, nhân dân trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng. Nhà Truyền thống cách mạng của xã luôn được bổ sung nhiều tư liệu quý bởi tinh thần trân trọng cội nguồn lịch sử, tinh thần cách mạng luôn hướng đến tập thể, xây dựng phong trào chung hiện hữu trong mỗi người dân. Ngay từ khi có chủ trương xây dựng Nhà Truyền thống cho đến ngày nay, chính nhân dân tự nguyện tìm tư liệu, những hiện vật là vật dụng gắn bó với cuộc sống lao động sản xuất, chiến đấu của nhân dân; kỷ vật gắn liền với cuộc sống quân ngũ của những người con quê hương đã từng tham gia chiến đấu trên các chiến trường; đồ dùng cá nhân, những bức thư từ chiến trường gửi về của các Anh hùng Liệt sĩ của quê hương…

Đây là kho tư liệu quý của Đảng bộ và nhân dân địa phương. Hàng năm vào các dịp lễ, các ngày kỷ niệm truyền thống của đất nước, địa phương, tại Nhà Truyền thống xã thường tổ chức các hoạt động như: kể chuyện truyền thống, nói chuyện chuyên đề về lịch sử Đảng bộ xã cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và học sinh do cán bộ lão thành cách mạng, cựu chiến binh, giáo viên hoặc những người am hiểu về lịch sử – văn hoá của xã đảm nhiệm. Ngoài việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ địa phương vào dịp lễ trọng của quốc gia, của quê hương, Nhà Truyền thống xã còn thường xuyên tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập./.

Bài và ảnh: Nguyễn Hương

Cùng chủ đề

Ông Đỗ Văn Chiến tái đắc cử chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Ông Đỗ Văn Chiến – Ảnh: GIA HÂN Sáng 18-10, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Hoàng Công Thủy đã báo cáo kết quả hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ nhất khóa X, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Theo đó, tại hội nghị lần thứ nhất, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hiệp thương dân chủ cử Đoàn chủ tịch, Ban...

Dòng chảy văn hóa sông Hồng trên quê hương Nam Định

Từ hàng thiên niên kỷ nay, sông Hồng bồi đắp phù sa tạo nên những vùng châu thổ đồng bằng rộng lớn, đất đai phì nhiêu, cây cối xanh tươi trên suốt hành trình “đổ về với biển”, trong đó có quê hương Nam Định. Dòng sông Mẹ (sông Cái) đã nuôi dưỡng con người và theo dòng chảy thời gian đã tạo ra không gian văn hóa truyền thống đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp lúa nước...

Giữ gìn nét đẹp văn hóa ở các từ đường dòng họ

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh có 97 từ đường được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Các từ đường không chỉ là những công trình tâm linh, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tri ân công đức với các bậc tiền nhân đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dòng họ mà còn là nơi lưu giữ...

Đa dạng thị trường quà tặng ngày Phụ nữ Việt Nam

Những ngày này, trên các con phố, các cửa hàng quà tặng dành cho phái đẹp nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 nhộn nhịp người mua. Thị trường quà tặng năm nay cũng sôi động với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng như hoa tươi, mỹ phẩm, quà lưu niệm... Dạo qua một số tuyến phố như Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Mạc Thị Bưởi... các cửa hàng mỹ phẩm, quà lưu niệm, thời trang đã bày  nhiều sản...

PVFCCo đồng hành cùng sự phát triển giáo dục

Trong hoạt động, PVFCCo lấy mục tiêu phát triển bền vững làm quan điểm, nguyên tắc của doanh nghiệp; đồng thời nét văn hóa “Sẻ chia” cùng triết lý sản xuất kinh doanh đi đôi với thực hiện trách nhiệm xã hội đã được các thế hệ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) PVFCCo gìn giữ và phát triển như một tài sản quý. Suốt hơn 20 năm từ khi thành lập đến nay, PVFCCo luôn được đánh giá...

Cùng tác giả

Tinh hoa nghề làm rối nước trăm năm tuổi ở Nam Định

Ngoài việc lưu truyền nghệ thuật múa rối, người dân ở thôn Bàn Thạch (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) còn giữ gìn nghề làm con rối hàng trăm năm nay. Thôn Bàn Thạch (còn gọi là làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) từ nhiều năm nay nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc. Ngôi làng có phường rối nước nổi tiếng “Nam Chấn”. Trong một...

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Cùng chuyên mục

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Nam Định: Chàng trai trẻ với biệt tài làm tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa

Nổi tiếng trên mạng xã hội, chàng trai 9x Nguyễn Văn Tiên quê Nam Định được nhiều người biết đến với biệt tài làm các mô hình tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa. Sinh năm 1996, ở xóm Quang Tây, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ nhỏ Nguyễn Văn Tiên đã có niềm đam mê và chơi cây cảnh bonsai. Ngay khi vừa tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Tiên quyết định lên đường nhập ngũ để...

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết...

Nam Định luôn đồng hành với doanh nghiệp, cùng hướng tới thành công

Ngày 13/7, nhân dịp dự lễ khánh thành Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã tiếp, trao đổi thông tin với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng dự. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm...

Quán xôi xíu truyền thống hơn 40 năm ở Nam Định

Xôi xíu truyền thống Nam Định đặc biệt ở chỗ không ăn cùng hành khô, dưa góp và dùng thịt xíu thay cho thịt kho. "Đến đây ăn xôi xíu phải ra Hàng Sắt", bà Phụng, chủ một quán nước trên đường Lương Thế Vinh, TP Nam Định, giới thiệu cho khách du lịch. Một số người dân địa phương tại quán cũng đồng tình rằng quán xôi xíu ở số 61 Hàng Sắt là nơi bán món xôi xíu...

Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam...

Chiều 28-8, các đồng chí: Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam Định. Cùng tham gia kiểm tra có các...

Lợi thế và tiềm năng của Nam Định

1. Vị trí chiến lược: Là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút...

Tin nổi bật

Tin mới nhất