Powered by Techcity

Hiệu bánh xíu páo gia truyền ba đời ở Nam Định

Một hiệu bánh xíu páo ở TP Nam Định với hương vị xưa đã giữ được chân thực khách trong hơn 30 năm.

Nhắc đến ẩm thực Nam Định không thể không kể đến bánh xíu páo, món đặc sản đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đưa vào Cẩm nang Du lịch Nam Định. Không ai nhớ bánh xíu páo xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết loại bánh này theo chân người gốc Hoa đến Phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ và Lê Hồng Phong, TP Nam Định). Món bánh hình tròn dẹt, màu vàng nâu đã trở thành thức quà đặc trưng của người dân Thành Nam (tên gọi cũ của Nam Định).

Nằm trên phố Khách xưa, Hiệu bánh gia truyền Hòa Nhung là một trong những cơ sở đầu tiên sản xuất bánh xíu páo, được nhiều người bản dân địa phương lớn tuổi nhắc tên. Bà Nguyễn Thị Vân Hương, tổ trưởng tổ dân phố số 1 phường Nguyễn Du cho biết bánh xíu páo Hòa Nhung đã có trên 30 năm tuổi. Bản thân bà cũng đã nhiều lần ăn tại quán và mua bánh gửi tặng người thân, bạn bè từ khi quán mở bán.

Anh Tuấn (34 tuổi) là thế hệ thứ ba của gia đình tiếp quản hiệu bánh. Anh cho biết hiện gia đình có hai cơ sở. Cơ sở đầu tiên nằm ở số 234 Hoàng Văn Thụ, là nơi đặt máy móc và thực hiện các công đoạn chế biến, tạo hình bánh. Cơ sở thứ hai mở sau nằm ở số 4 Hoàng Hữu Nam, cách cơ sở đầu tiên khoảng 100 m, là nơi nướng bánh và bán bánh. Hiệu bánh mở cửa từ khoảng 6h đến 22h hàng ngày.

Ông Hòa, thế hệ thứ hai của gia đình làm nghề, chia sẻ trước đây các công đoạn làm bánh xíu páo đều được làm thủ công. Sau khi truyền lại cho con trai là anh Tuấn vào năm 2015, cơ sở dần được nâng cấp với máy móc, thiết bị chuyên dụng, giúp giảm nhân công và tăng năng suất bánh để đáp ứng nhu cầu của người mua. Anh Tuấn cho biết để giữ gìn hình thức và chất lượng bánh như khi làm thủ công, cơ sở đã mất một năm tìm hiểu và đặt khuôn máy theo đúng yêu cầu.

Bánh xíu páo được chuộng ăn vào những ngày mát trời hơn mùa hè. Hiện, mỗi ngày cơ sở bán được khoảng 3.000 – 4.000 chiếc bánh. Vào cuối tuần, lễ, Tết, lượng bánh bán ra có thể gấp đôi hoặc gấp ba. Ngoài bán cho khách lẻ, cơ sở còn nhận ship bánh đi các tỉnh khác như Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, trong đó chủ yếu là Hà Nội.

Bánh xíu páo Hòa Nhung thoạt nhìn giống bánh bao nhưng được làm theo công thức gốc của người Hoa do bố vợ ông Hòa, đời đầu tiên truyền lại. Nhân bánh xíu páo gồm một số nguyên liệu như thịt ba chỉ xay hạt lựu, mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng, được nêm nếm hạt tiêu và các loại gia vị khác.

Điểm đặc biệt của bánh xíu páo hiệu Hòa Nhung nằm ở vỏ bánh, được làm từ bột mì và mỡ lợn, pha nước theo tỉ lệ riêng. Sau đó bột được nhào và cán mỏng đều, xếp chồng lên nhau từng lượt. Khi chín, vỏ bánh có 4- 5 lớp mỏng có độ dày đồng đều, nếu bóp nhẹ lớp vỏ ngoài bong ra.

Sau khi gói hoàn chỉnh, bánh được xếp vào các khay đưa về lò nướng. Bánh được nướng hai lần trong 20 – 30 phút ở nhiệt độ khoảng 200 độ C. Sau lần nướng thứ nhất, bánh được lấy ra, phết thêm một lớp trứng gà lên vỏ để tạo màu tự nhiên.

Bánh thành phẩm có màu vàng ruộm, vỏ giòn nhưng vẫn còn độ mềm, không bị vụn thành từng mảnh nhỏ. Mỗi mẻ bánh ra lò tỏa hương ngào ngạt một góc phố.

Mỗi chiếc bánh xíu páo to bằng lòng bàn tay giá 5.000 đồng. Bánh có kích thước nhỏ nhưng với đủ tinh bột, protein trong thịt, trứng. Mộc nhĩ giòn, thịt béo ngậy pha chút cay tê của hạt tiêu cùng vị bùi của lòng đỏ trứng và nấm hương.

“So với nơi khác, bánh ở đây có kích thước to hơn, vỏ mỏng và nhân đầy hơn. Bẻ đôi chiếc bánh khi còn nóng, khói và hương thơm tỏa ra cùng một lúc có thể đánh gục khứu giác của những người đang đói bụng”, Vũ Quỳnh Chi (28 tuổi, Hải Phòng) nói.

Hiệu bánh đóng gói 10 chiếc bánh một túi. Anh Tuấn cho biết, do không có chất bảo quản, bánh chỉ dùng được trong ngày hoặc một tuần nếu để trong ngăn đá tủ lạnh. Trước khi ăn nên cho bánh vào lò vi sóng để làm nóng, bánh vẫn giữ được độ béo ngậy, giòn và thơm.

Không chỉ là món ăn sáng hay thức quà vặt khi xế chiều, bánh xíu páo còn là món quà quê thể hiện tình cảm của người dân Thành Nam. Ông Phạm Văn Hậu, 60 tuổi, Nam Định, (ảnh, bên trái) mua 100 chiếc bánh xíu páo gửi lên Hà Nội làm quà cho bạn bè. Ông cho biết đã ăn ở đây từ ngày còn thanh niên, đến nay đã gần 30 năm. “Tôi ăn ở hai cơ sở khác ở Nam Định nhưng cảm thấy hương vị không bằng nên chỉ mua ở đây để gửi đi làm quà”, ông nói.

Tại TP Nam Định, du khách cũng có thể dễ dàng tìm thấy những hàng quán bán bánh xíu páo trên đường Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Trãi.

Bài và ảnh: Quỳnh Mai

nguồn

Cùng chủ đề

Lập nghiệp thành công với niềm đam mê hội hoạ

Chúng tôi tìm đến phòng tranh của anh Nguyễn Đắc Nam ở đường Đỗ Mạnh Đạo (thành phố Nam Định). Những ngày cuối năm, phòng tranh bắt đầu nhộn nhịp khách hàng chuẩn bị sắm tranh trang trí nhà đón tết.  Anh Nguyễn Đắc Nam tại phòng tranh nhỏ của mình. Sinh năm 1993, từ khi còn nhỏ Nguyễn Đắc Nam đã nhen nhóm đam mê với hội hoạ. Năm 2011, Nam đỗ Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đúng ngành học yêu thích. Những năm tháng còn...

Phát huy giá trị di tích Cột cờ Nam Định

Nằm trên đường Tô Hiệu (thành phố Nam Định), di tích Cột cờ Nam Định là công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa độc đáo. Được xây dựng vào thế kỷ XIX, cùng với các cột cờ nổi tiếng khác như cột cờ ở Kinh thành Huế (1807), cột cờ Hà Nội (1812) và cột cờ thành Bắc Ninh (1838), Cột cờ Nam Định đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người...

Phòng, chống diễn biến hòa bình: Đảng viên là người theo tôn giáo – nhân tố “then chốt” trong bảo vệ nền tảng tư...

Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho thấy: tranh thủ, phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn, vững chắc. Trong đó, việc phát hiện, nghiên cứu, phát huy vai trò của các lực lượng nòng cốt, lực lượng đặc biệt góp phần nâng cao...

Xây dựng thương hiệu để bảo tồn tinh hoa làng nghề truyền thống tơ lụa Cổ Chất

Làng nghề Cổ Chất, xã Phương Định (Trực Ninh) với truyền thống dệt tơ lụa lâu đời đang bước vào hành trình xây dựng thương hiệu riêng để nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới áp lực của cơ chế thị trường và sự thay đổi thói quen tiêu dùng, làng nghề phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển sản phẩm đặc sắc này. Sản xuất tơ, lụa tại làng nghề Cổ Chất, xã...

Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với di sản văn hóa

Vùng đất văn hiến Nam Định là nơi hội tụ và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng. Theo số liệu kiểm kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL), toàn tỉnh hiện có 1.361 di tích, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Khu di tích Đền Trần - Chùa...

Cùng tác giả

Tinh hoa nghề làm rối nước trăm năm tuổi ở Nam Định

Ngoài việc lưu truyền nghệ thuật múa rối, người dân ở thôn Bàn Thạch (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực) còn giữ gìn nghề làm con rối hàng trăm năm nay. Thôn Bàn Thạch (còn gọi là làng Rạch, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) từ nhiều năm nay nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước miền Bắc. Ngôi làng có phường rối nước nổi tiếng “Nam Chấn”. Trong một...

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Cùng chuyên mục

Phở Nam Định được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Phở Nam Định. Ngày 9/8, Phở Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, theo Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL. Món ăn truyền thống của Nam Định đáp ứng đầy...

Bánh cuốn Nam Định có gì mà khách ăn một lần nhớ mãi?

Nam Định nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã gây thương nhớ cho thực khách, trong đó phải kể đến bánh cuốn làng Kênh. Đĩa bánh cuốn gây thương nhớ với thực khách khi tới Thành Nam. Ảnh: Hà Lê Bánh cuốn không phải món ăn mới lạ, nhiều tỉnh thành đều có món ăn này. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có một cách làm, cách ăn khác nhau. Ở Nam Định dường như ngõ hẻm nào cũng có bánh cuốn, xuất...

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan. Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định. Đền thánh Kiên Lao được xây dựng phỏng theo nhà thờ Đức Mẹ Bùi Chu, với chiều dài...

5 điểm du lịch đẹp nức tiếng ven biển Hải Hậu ở Nam Định

Huyện ven biển Hải Hậu là nơi có nhiều điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều du khách như: nhà thờ đổ, cầu ngói chợ Lương, nhà thờ Hưng Nghĩa... Điểm đến đầu tiên khi khám phá huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) mà du khách không nên bỏ lỡ chính là nhà thờ đổ. Nhà thờ đổ còn có tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim”, được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm...

Nam Định: Chàng trai trẻ với biệt tài làm tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa

Nổi tiếng trên mạng xã hội, chàng trai 9x Nguyễn Văn Tiên quê Nam Định được nhiều người biết đến với biệt tài làm các mô hình tiểu cảnh nhà Bắc bộ xưa. Sinh năm 1996, ở xóm Quang Tây, xã Hải Quang, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, từ nhỏ Nguyễn Văn Tiên đã có niềm đam mê và chơi cây cảnh bonsai. Ngay khi vừa tốt nghiệp Phổ thông Trung học, Tiên quyết định lên đường nhập ngũ để...

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết...

Nam Định luôn đồng hành với doanh nghiệp, cùng hướng tới thành công

Ngày 13/7, nhân dịp dự lễ khánh thành Nhà máy dệt nhuộm Top Textiles tại Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), đồng chí Phạm Gia Túc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định đã tiếp, trao đổi thông tin với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cùng dự. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm...

Quán xôi xíu truyền thống hơn 40 năm ở Nam Định

Xôi xíu truyền thống Nam Định đặc biệt ở chỗ không ăn cùng hành khô, dưa góp và dùng thịt xíu thay cho thịt kho. "Đến đây ăn xôi xíu phải ra Hàng Sắt", bà Phụng, chủ một quán nước trên đường Lương Thế Vinh, TP Nam Định, giới thiệu cho khách du lịch. Một số người dân địa phương tại quán cũng đồng tình rằng quán xôi xíu ở số 61 Hàng Sắt là nơi bán món xôi xíu...

Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra tiến độ một số dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam...

Chiều 28-8, các đồng chí: Phạm Gia Túc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Quốc Chỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Đình Nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra thực tế các dự án công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Nam Định. Cùng tham gia kiểm tra có các...

Lợi thế và tiềm năng của Nam Định

1. Vị trí chiến lược: Là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện đại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với thủ đô Hà Nội, các trung tâm kinh tế và các tỉnh lân cận, rút...

Tin nổi bật

Tin mới nhất