Trang chủChính trịNgoại giaoNằm trong ‘vùng cấm’ không thể bị trừng phạt, sức khỏe người...

Nằm trong ‘vùng cấm’ không thể bị trừng phạt, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Rosatom ra sao?


Trong gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU vẫn không thể “chạm” vào gã khổng lồ năng lượng hạt nhân Rosatom. Vì sao vậy?

Nga-EU: Nằm trong ‘vùng cấm’ không thể bị trừng phạt, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Rosatom ra sao?. (Nguồn: fdd.org)
Nga-EU: Nằm trong ‘vùng cấm’ không thể bị trừng phạt, sức khỏe người khổng lồ hạt nhân Rosatom ra sao? (Nguồn: fdd.org)

Trước khi gói trừng phạt thứ 11 được châu Âu đưa ra bàn bạc, gã khổng lồ năng lượng hạt nhân của Nga – Rosatom lại một lần nữa được coi là mục tiêu không thể nằm ngoài các chế tài trừng phạt của phương Tây. Những người theo đường lối cứng rắn đối với Nga từ lâu đã muốn gây áp lực, nhằm thẳng vào ngành công nghiệp hạt nhân của nước này.

Chia rẽ nhưng không đối đầu

Kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (2/2022), EU đã đưa ra 10 gói biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và thực thể Nga. Ngày càng nhiều quan chức và nhà ngoại giao EU thừa nhận rằng, khối này đang cạn kiệt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể đặt lên bàn đàm phán trong tương lai, có hy vọng tìm thấy sự đồng thuận giữa tất cả các quốc gia thành viên.

Không còn nhiều “khoảng trống” trong các lệnh trừng phạt dày đặc, nhưng gói trừng phạt tiếp theo này EU sẽ tập trung vào việc chống lại việc lách các hạn chế hiện có, đặc biệt là đối với các phụ tùng và thiết bị mà Moscow có thể triển khai trong xung đột quân sự với Ukraine, theo Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Đông Âu cho rằng, như vậy “vẫn chưa đi đủ xa”, gói trừng phạt thứ 11 cần triệt để hơn.

Ba Lan, cùng với các quốc gia Baltic có cùng chí hướng, đã trình bày một đề xuất cập nhật lên EC về một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Từ mùa Xuân năm ngoái, Nhóm này cũng đã đề xuất các biện pháp chống lại khả năng hạt nhân dân sự của Nga, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có hiệu quả. Đề xuất cập nhật lần này nhằm đưa gã khổng lồ năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga Rosatom trở lại tâm điểm trừng phạt.

Bốn quốc gia thành viên cho rằng, EU có thể nhắm mục tiêu vào Rosatom bằng cách hạn chế nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân, ngừng đầu tư mới vào các nhà máy điện và hạn chế xuất khẩu sang Nga các hàng hóa, thiết bị phục vụ cho ngành này. Theo họ, bước đầu tiên có thể là nhắm mục tiêu vào các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty này.

Ngoài ra, lần này, thay vì đề xuất cấm hoàn toàn các sản phẩm và dịch vụ của Rosatom, các quốc gia ủng hộ trừng phạt đề xuất các biện pháp hạn chế mang nhiều sắc thái hơn, bao gồm cả miễn trừ đối với các công ty hạt nhân của EU có hợp đồng hiện tại với Rosatom, hay áp dụng các biện pháp bảo hộ để ngăn chặn sự phụ thuộc vào các sản phẩm hạt nhân của Nga…

Áp lực bổ sung nhằm vào Rosatom còn có thể đến từ các đối tác phương Tây, như Mỹ và Anh – những quốc gia đã đi theo hướng này và đang tìm thêm các biện pháp hạn chế hà khắc hơn nữa “đánh thẳng” lĩnh vực hạt nhân của Nga. Kể từ khi Rosatom nắm quyền kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhya ở Đông Nam Ukraine, châu Âu và phương Tây càng tỏ ra “nóng ruột”.

Mới đây, Washington cũng áp thêm lệnh trừng phạt đối với hơn 120 mục tiêu, nhằm siết chặt hơn nữa hoạt động của các cá nhân và thực thể Nga do cuộc xung đột ở Ukraine, trong đó đã có các thực thể liên quan đến Rosatom. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa áp đặt lệnh trừng phạt đối với chính Rosatom.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, sự phản kháng mạnh mẽ nhất đối với các biện pháp trừng phạt năng phạt hạt nhân Nga đến từ Đông Âu. Bởi 5 quốc gia thành viên, bao gồm CH. Czech (6), Slovakia (5), Phần Lan (2) và Bulgaria (2) đang vận hành 15 lò phản ứng hạt nhân do Nga chế tạo và hiện không có nhiên liệu có thể thay thế từ nguồn cung cấp Nga.

Trong khi Slovakia cho biết, họ chỉ có đủ nhiên liệu hạt nhân để sử dụng đến cuối năm 2023, bởi vậy lệnh cấm nhập khẩu của Nga có thể là một vấn đề trong dài hạn.

Hungary lại là trường hợp đặc biệt hơn, không chỉ liên quan mật thiết với năng lượng Nga, nước này còn có mối liên hệ chặt chẽ với Rosatom. Bởi vậy, Budapest nhiều lần lên tiếng phản đối việc loại bỏ năng lượng hạt nhân của Nga và đưa các quan chức của Rosatom vào danh sách trừng phạt. Trước đó, Hungary cũng khẳng định không tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với việc nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga vào năm 2022.

Hồi tháng 2/2023, ngay khi châu Âu bàn về gói trừng phạt thứ 10 và mục tiêu nhằm vào Rosatom, cũng như ban lãnh đạo của tập đoàn này mới là ý tưởng, Budapest đã lập tức phản đối gay gắt, tuyên bố phải có hành động quyết đoán chống lại các biện pháp trừng phạt của EU.

Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó nói rõ rằng, các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom sẽ không chỉ gây tổn hại đến lợi ích quốc gia cơ bản của Hungary, mà còn đe dọa đối với an ninh hạt nhân toàn cầu. Vì Rosatom là một trong những thành tố then chốt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới, đang cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ở nhiều quốc gia.

Đầu tháng Tư, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto đã đến thăm Moscow để đạt được các thỏa thuận năng lượng mới với Nga và đồng ý sửa đổi hợp đồng với Rosatom để mở rộng Nhà máy hạt nhân Paks.

Ngoài những nước Đông Âu rất do dự với việc nên hay không nên đưa lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Nga vào gói trừng phạt mới, Đức và Pháp cũng đã mua uranium làm giàu từ Nga trị giá 452 triệu Euro vào năm 2022.

Tuy nhiên, Đức hiện đã đánh tín hiệu sẽ đồng ý với các biện pháp trừng phạt của EU đối với nhiên liệu hạt nhân Nga. Do các hợp đồng hiện tại vẫn ràng buộc Pháp và Đức, phía Ba Lan và một số thành viên vùng Baltic đề xuất thời hạn hai năm cho Berlin và Paris.

Rosatom không thể bị trừng phạt?

Theo các chuyên gia năng lượng, trả lời cho câu hỏi tại sao Rosatom không nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây rất đơn giản.

Thực tế, Nga thu được rất ít lợi ích tài chính từ việc xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân, nhưng lại hướng tới việc kinh doanh cơ sở hạ tầng quan trọng hơn, bao gồm cả việc xây dựng các lò phản ứng ở EU, đã mang lại một nguồn tài chính đáng kể cho Điện Kremlin.

Theo dữ liệu công khai, Nga hiện cũng cung cấp khoảng 20% vật liệu cần thiết cho hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân thuộc EU. Vì vậy, việc thay thế Rosatom trở thành nhà cung cấp nhiên liệu hạt nhân không phải là nhiệm vụ đơn giản và sẽ mất rất nhiều thời gian.

Đây cũng là lý do tại sao phương Tây không thể áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế ngay lập tức đối với Rosatom, mặc dù thực tế rằng, công ty này rất có thể là một trong những nhân tố then chốt cung cấp nguồn tài chính cho Moscow.

Thu nhập của Rosatom đã tăng 17% trong năm ngoái. Giám đốc điều hành Rosatom Alexei Likhachev cho biết, Tập đoàn đã tạo ra doanh thu hơn 1,7 nghìn tỷ Ruble vào năm 2022. Cũng trong năm này, các khoản đầu tư riêng của Rosatom có tổng trị giá hơn một nghìn tỷ Ruble.

Rosatom không tiết lộ số tiền dành cho chương trình đầu tư năm 2021 trong báo cáo thường niên, chỉ lưu ý rằng Rosenergoatom – một công ty quản lý các nhà máy điện hạt nhân của Rosatom tại Nga, đã hoàn thành chương trình đầu tư 105,5% vào năm 2021.

Trong khi đó, theo technology.org, trong điều tra độc lập của Bloomberg và Viện Nghiên cứu An ninh và quốc phòng Anh (RUSI), năm 2022, nguyên doanh số bán và xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân của Rosatom đã tăng tới 20%, đạt mức cao nhất trong 3 năm đối với thị trường EU.

Trên thực tế, nguồn nguyên liệu hạt nhân được bán cho Đông Âu chỉ chiếm 40% tổng lượng xuất khẩu từ Rosatom. Không chỉ có các nước EU mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga, mà tại Mỹ, khoảng 20% ​​số lò phản ứng hạt nhân cũng đang sử dụng nhiên liệu được mua từ cùng nguồn Nga.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗi lo mới của kinh tế Nga

Ngày 9/10, Giám đốc điều hành (CEO) Sberbank German Gref dự báo, đến năm 2030, Nga sẽ thiếu khoảng 1 triệu chuyên gia công nghệ thông tin so với nhu cầu.

Ukraine cắt hợp đồng khí đốt với Nga

Việc Ukraine mạnh tay cắt đứt hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga sẽ khiến cả ba gặp khó. Thế nhưng, vì lý do gì Kiev vẫn kiên quyết giữ "lằn ranh đỏ"?

Thay đổi về tài sản của Nga bị đóng băng ở Hà Lan

Tài sản của Nga bị đóng băng do các ngân hàng Hà Lan và các tổ chức tài chính khác nắm giữ chỉ còn dưới 100 triệu Euro thay vì 660 triệu Euro như đã đưa tin vào tháng 1, nhật báo De Telegraaf của Hà...

Nguy cơ chiến tranh thương mại

Ngày 4/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra. Nếu...

EU chính thức “khai hỏa”, Đức nói không nên kích động chiến tranh thương mại, Trung Quốc lập tức phản ứng

Trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner viết: "Ủy ban châu Âu không nên kích động cuộc chiến thương mại dù kết quả bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ. Chúng ta cần một giải pháp thông qua đàm phán".

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

ASEAN có 2 đại diện trong top 30 trường đại học hàng đầu thế giới

Trong bảng xếp hạng do Tổ chức Times Higher Education (THE) công bố ngày 9/10, ASEAN có hai trường lọt top 30 trường đại học hàng đầu thế giới.

Làng gốm Bát Tràng và kỷ niệm sâu đậm với Bác Hồ

Baoquocte.vn. Trong chuyến thăm cách đây 65 năm, Bác Hồ đã nhắn nhủ: Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu ở nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Trong khuôn khổ buổi lễ trao 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã chia sẻ về kế hoạch bảo trợ, giúp các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của bão lũ gây ra.

Vẻ đẹp ma mị trên bầu trời đêm của Bắc cực quang

Báo Thế giới và Việt Nam CƠ QUAN BÁO CHÍ CỦA BỘ NGOẠI GIAO Tổng Biên tập: Nguyễn Trường Sơn Phó Tổng Biên tập: Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Vũ Quang Tùng, Hoàng Diễm Hạnh Giấy phép số 526/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 3/11/2022. Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0879553979, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com Liên hệ quảng cáo: truyenthongtgvn@gmail.com © Copyright 2022 "Báo Thế giới & Việt Nam", All rights reserved. ® Không...

Mỹ tăng “đòn” lên phe bán quân sự, Ai Cập “kêu oan” vì bị đổ tội không kích

Mới đây, chính quyền Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với ông Algoney Hamdan Dagalo Musa - lãnh đạo cấp cao của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự, một bên trong cuộc nội chiến ở quốc gia Bắc Phi.

Bài đọc nhiều

Tranh chấp thương mại Trung Quốc-EU thêm leo thang, Bắc Kinh chính thức “ra tay”, Pháp lập tức lên tiếng

Ngày 8/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu bước leo thang mới trong tranh chấp thương mại giữa hai bên.

Sau gói kích thích kinh tế “khủng”, Trung Quốc bùng nổ chi tiêu dịp “Tuần lễ vàng”

Các hộ gia đình Trung Quốc đã chi tiêu mạnh tay hơn trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh diễn ra từ 1-7/10 - "Tuần lễ vàng" cho ngành du lịch - dịch vụ khi ghi nhận mức doanh thu tăng đáng kể tại nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến dịch vụ ăn uống, nhà ở...

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng

Trong báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2024, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) một lần nữa nhấn mạnh việc nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng đã được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.

Thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc

Nhiều ngành như khách sạn đóng tàu sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi chính sách này.

EU kiện Trung Quốc lên WTO, thẳng thừng từ chối Bắc Kinh một việc và không lo bị trả đũa

Ngày 8/10, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ đệ đơn kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để phản đối việc Trung Quốc áp đặt biện pháp chống bán phá giá đối với rượu brandy nhập khẩu từ khối này.

Cùng chuyên mục

T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ

Trong khuôn khổ buổi lễ trao 20 tỷ đồng cho Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão, ông Đỗ Quang Hiển, Nhà sáng lập, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB đã chia sẻ về kế hoạch bảo trợ, giúp các em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt do ảnh hưởng của bão lũ gây ra.

Giá cà phê robusta phục hồi nhẹ, dự trữ giảm kỷ lục, thị hiếu thị trường “ủng hộ” giá tăng

Tính chung 9 tháng đầu năm, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,1 triệu tấn, giảm 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu thu về đã thiết lập kỷ lục mới 4,3 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ 2023.

Nỗi lo mới của kinh tế Nga

Ngày 9/10, Giám đốc điều hành (CEO) Sberbank German Gref dự báo, đến năm 2030, Nga sẽ thiếu khoảng 1 triệu chuyên gia công nghệ thông tin so với nhu cầu.

Thủ tướng Việt Nam – Lào – Campuchia ăn sáng, giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN

Sáng 10/10, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã có cuộc ăn sáng, giao lưu đặc biệt với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).

Nguyện vọng của người dân là kim chỉ nam

“Khi mọi người yêu thành phố của họ và chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai, họ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm việc và lao động vì nơi họ đang sống. Và bầu không khí đầy tích cực hứng khởi này sẽ thu hút những tài năng mới và các dự án thú vị, làm giàu thêm cho diện mạo và giá trị, bản sắc của Hà Nội”. Đó là chia sẻ của Trưởng đại diện UNESCO...

Mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Ông D.Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà K.Harris

Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.     Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho rằng thời điểm hiện tại đã "quá muộn" để tổ chức một cuộc tranh...

Tạm dừng bếp ăn để điều tra nguyên nhân khiến 50 học sinh, sinh viên phải nhập viện

Theo kết quả điều tra sơ bộ, rạng sáng 9/10, một số học sinh, sinh viên ở ký túc xá Trường Cao đẳng Lào Cai cơ sở 1 (Phường Bắc Cường, TP Lào Cai) xuất hiện đau bụng, nôn, đi ngoài...

Đắk Lắk ghi nhận ổ dịch bệnh thủy đậu tại trường mẫu giáo

Trước đó, ngày 3/10, tại lớp mầm thuộc Trường mẫu giáo Hoa Hướng Dương, phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ, cô giáo chủ nhiệm phát hiện một trẻ xuất hiện các mụn nước mọc ở mặt và tay. Trong hai ngày 5 và 6/10, tại lớp này xuất hiện thêm bốn cháu có các triệu chứng...

Nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ

Nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻTheo ông Jorge Alday, chuyên gia từ Tổ chức Vital Strategies, Việt Nam cần nói không với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nong để bảo vệ thế hệ trẻ. ...

‘Hà Nội-Một thời để nhớ’ qua ống kính hai nhiếp ảnh gia Lê Bích-Andy Soloman

Mỗi người đã tự chọn những bức ảnh đen trắng về Hà Nội giai đoạn 1992-2012 để giới thiệu trong triển lãm 'Hà Nội-Một thời để nhớ', qua đó gợi lên những ký ức về Thủ đô giai đoạn Đổi Mới.     Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ban...

Mới nhất