Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNăm nào cũng đóng tiền lắp điều hòa, máy chiếu, vậy cái...

Năm nào cũng đóng tiền lắp điều hòa, máy chiếu, vậy cái cũ đi đâu?


Năm học mới, phụ huynh chưa hết đau đầu vì tiền mua sách vở, đồng phục, học thêm… cho con thì lại phải xoay tiền lắp điều hòa, máy chiếu, thậm chí gánh luôn khoản sơn, sửa lớp học. Với những phụ huynh không có điều kiện, các khoản đóng góp đầu năm trở thành gánh nặng.

Sao không tận dụng đồ cũ?

Năm học mới này, con trai chị Nguyễn Phương Mai (32 tuổi, huyện Thanh Trì, Hà Nội) vào lớp 1. Từ đầu tháng 8, dù các con chưa tựu trường nhưng phụ huynh đã nhận được yêu cầu phải đóng hơn 1 triệu đồng để lắp mới điều hòa, máy chiếu và sơn lại lớp học. Số tiền này được trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh phổ biến trong nhóm nội bộ.

Cứ đầu năm học, phụ huynh lại phải lo đủ khoản đóng học cho con. (Ảnh minh họa)

Cứ đầu năm học, phụ huynh lại phải lo đủ khoản đóng học cho con. (Ảnh minh họa)

Chị Mai thắc mắc, đáng lẽ, khoản tiền thuộc về mục cơ sở vật chất, ngân sách giáo dục của nhà trường sẽ chi, chứ không thể “đè đầu đè cổ” cha mẹ học sinh.

Mặc dù mang tiếng khảo sát ý kiến phụ huynh về khoản đóng góp tự nguyện này, nhưng đại diện cha mẹ học sinh luôn tự hoạch định hạn cuối phải nộp là trước khai giảng. Phụ huynh đang rơi vào thế khó không nộp không xong. Hơn thế nữa, điều phi lý khiến phụ huynh này trăn trở chính là có những lớp đã lắp điều hòa từ trước rồi, sao học sinh đầu cấp nào cũng lại phải đóng tiếp để mua thiết bị mới? 

Phụ huynh này đặt nghi vấn, khi học sinh lớp 5 ra trường đều để lại máy chiếu và điều hòa cũ, tại sao trường không tận dụng để tránh lãng phí mà vẫn yêu cầu đóng tiếp. “Thiết bị dùng 5 năm liệu có hỏng đến mức không sử dụng lại được hay không? Sau khi các con hết cấp học, số vật dụng này được sử dụng vào mục đích gì?, chị nói. 

Nếu nhìn nhận ở khía cạnh đóng góp để tạo môi trường học tập thuận lợi cho con sẽ chẳng có phụ huynh nào phản đối, nhưng mọi thứ nên hợp tình hợp lý, tránh lãng phí.

Cách đây 2 tuần, một phụ huynh trường Tiểu học Hữu Hoà (Thanh Trì, Hà Nội) cũng từng phản ánh việc ban đại diện cha mẹ học sinh yêu cầu lắp điều hoà, máy chiếu cho học sinh cần phải ký cam kết “tặng” lại trường. Họ băn khoăn vì sao các gia đình phải cam kết tặng lại, trong khi những tài sản này có thể để lại học sinh khóa sau sử dụng cho tiết kiệm.

Mặc dù sau đó, nhà trường lên tiếng phủ nhận thông tin, nhưng dư luận cũng trăn trở về các khoản thu trong trường học, đặc biệt là dịp đầu năm học, bởi thực tế đây không phải vụ việc duy nhất.

Méo mặt vì tiền tự nguyện

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, chị Hồ Hằng Nga (35 tuổi, Hà Nội) có con năm nay vào lớp 1 khu vực Văn Phú, Hà Đông cũng được nhóm phụ huynh “vận động” đóng góp 2,2 triệu đồng làm quỹ mua sắm trang thiết bị cho các con (điều hoà, máy lọc nước, rèm chắn nắng, quạt hút gió…).

Với thời tiết nắng nóng như hiện nay, các con sẽ vất vả nếu học trong không gian chỉ có vài cái quạt phe phẩy, không đủ để xua mồ hôi. Lắp điều hòa là hợp lý, song nên tính toán để không trở thành lạm thu.

Nhiều phụ huynh nặng gánh vì các khoản đóng góp đầu năm học. (Ảnh minh họa)

Nhiều phụ huynh nặng gánh vì các khoản đóng góp đầu năm học. (Ảnh minh họa)

Chị Nga lấy ví dụ từ điều hòa của gia đình, một chiếc có thể sử dụng đến chục năm, vậy mà mỗi thế hệ học sinh vào trường không sử dụng luôn những thiết bị đã lắp sẵn từ năm trước mà phải thay thế. “Hơn nữa, việc lắp mới thiết bị, nhà trường cũng được hưởng lợi là tự hào về cơ sở vật chất đầy đủ, hà cớ gì chỉ để mỗi phụ huynh oằn lưng gánh phí?”

Mỗi dịp đầu năm học, đâu đâu cũng nhắc nhiều đến chuyện “lạm thu”. Bài ca “khổ lắm, biết rồi, nói mãi”, nhưng loay hoay nhiều năm vẫn chưa thấy lối ra. Rõ ràng, các khoản phí này luôn nằm trong vỏ bọc mang tên xã hội hóa giáo dục, từ vài trăm đến cả triệu đồng.

Năm nào cũng vận động đóng tiền trang bị cơ sở vật chất nọ kia đủ kiểu nhưng lại chẳng có gì thay đổi cả”, chị Nga nói và cho biết trước khi thu khoản này, luôn có một bài ca ra rả “phụ huynh đóng tiền tự nguyện để các con được hưởng”. Nghĩa là về lý thuyết họ có quyền đóng hoặc không đóng, nhưng thực tế lại dựa trên cơ sở bắt buộc. Có thể thấy, khoản tiền bắt buộc thì ít, mà “tự nguyện” lại khiến phụ huynh méo xệch mặt vì nặng gánh. 

Một phụ huynh ở TP.HCM từng bức xúc chia sẻ chuyện trường tuyên truyền mua balo là không bắt buộc nhưng khi gia đình đến mua thì mới biết balo cũng… đồng phục. Nếu balo không có logo của trường thì bảo vệ không cho vào. Không những vậy, đồng phục cũng phải mua theo đơn vị bộ, không được mua lẻ áo, quần, váy dù phụ huynh, học sinh cho biết không đủ tiền để mua tất cả số đồng phục này. 

Phụ huynh này nêu ra nhiều câu hỏi, như trong thời buổi kinh tế khó khăn, những người không có việc làm, thu nhập thấp không đủ tiền mua balo và bộ đồng phục thì con cái họ không được đi học vì bảo vệ không cho vào trường hay sao. Tại sao nhà trường lại không để học sinh sử dụng lại đồ còn dùng được mà buộc phải mua mới, liệu có “ẩn tình” gì phía sau không.

Điều hoà cũ đi đâu?

Cô Phạm Thanh Thủy, Phó hiệu trưởng một trường THPT trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, với những phụ huynh đang chật vật với cơm áo thì các khoản phí đầu năm trên tinh thần “tự nguyện” như lắp điều hòa, máy chiếu thật sự là gánh nặng. Hay thậm chí một số nhà có điều kiện kinh tế cũng không hài lòng khi đọc bảng phí, không phải vì họ tiếc tiền cho con hay không thương con, mà các khoản thu chưa hợp lý khiến phụ huynh càng thêm phần băn khoăn. 

“Xã hội hóa là tốt, nhưng các khoản thu đầu năm cũng khiến nhiều gia đình gặp khó khăn vì không phải phụ huynh nào cũng có thu nhập tốt”, cô Thủy nói và cho biết, tại đơn vị cô công tác, khi học sinh hoàn thành niên khóa, ra trường, phụ huynh thường tự nguyện đề xuất tặng lại điều hòa cho khóa học sau sử dụng.

Cô hiệu phó cho biết, các em khóa sau sẽ không phải đóng tiền lắp mới mà được hưởng lại thành quả từ khóa trước. Nhà trường cũng sử dụng kinh phí cơ sở vật chất để bảo dưỡng chứ không thu của phụ huynh.

Tương tự, một hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng thừa nhận, một số trường hợp nêu ra những khoản thu vô lý theo phản ánh báo chí thời gian qua chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. 

Tại đơn vị bà quản lý, suốt 5 năm qua, phụ huynh lớp đầu cấp không phải đóng tiền để lắp thiết bị mới. “Học sinh vào trường sẽ được sử dụng các thiết bị đã có sẵn từ khóa trước.Các em từ lớp 2 – lớp 5 cũng được bố trí cố định phòng học trong suốt quá trình“, bà cho hay.

Vị hiệu trưởng cũng nói thêm, phụ huynh hoàn toàn có quyền chủ động đề xuất các phương án xử lý đối với các thiết bị như điều hòa, máy chiếu khi học sinh ra trường. Theo đó, cha mẹ học sinh có thể tặng lại hay thậm chí thanh lý theo thỏa thuận nội bộ, nhà trường không can thiệp đến vấn đề này. 

NHI NHI



Nguồn

Cùng chủ đề

Bị hội phụ huynh cô lập vì không góp tiền mua quà tặng giáo viên ngày 20/11

Vừa sang đầu tháng 11, chị Trần Thu Thảo (37 tuổi, Hà Nội) đã được thêm vào 2 - 3 nhóm chat phụ huynh để bàn việc đóng tiền mua quà tặng giáo viên chủ nhiệm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới. Trước đó trong dịp 20/10 chị đã phải thoát không ít nhóm vì lý do tương tự, lần này lại bị thêm vào nhóm, chị Thảo khá bức xúc.Theo chị Thảo, các nhóm...

Hiệu trưởng bị ‘tố’ kê khai giá bạt chống nắng cho trường học cao gấp 3 lần

Cơ quan chức năng huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã vào cuộc sau khi phụ huynh Trường Tiểu học Lý Trạch (huyện Bố Trạch) phản ánh hiệu trưởng trường này dùng tiền xã hội hoá lắp hệ thống bạt che nắng cho các lớp giá cao gấp 3 lần thông thường. Ngày 6/11, ông Võ Hải Quân, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Bố Trạch cho biết, sau khi nhận phản ánh của phụ huynh, phòng đã báo cáo sự việc với...

Chi phí ‘khủng’ cho bầu cử Mỹ 2024

Cuộc bầu cử Mỹ 2024 được cho là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỉ USD, theo AFP. ...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày 5-11, Ban An toàn giao thông thành phố Biên Hòa cho biết đã kiểm tra, xử phạt hơn 300 phụ...

Phụ huynh, giáo viên ‘giải cứu’ thực phẩm bếp ăn bán trú

Sáng 5-11, trước tình hình mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường, nhiều trường ở Đà Nẵng thông báo cho học sinh nghỉ học. Một số bếp ăn bán trú của trường không kịp trở tay. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

Bị ngứa, xuất hiện nhiều mảng đỏ toàn thân suốt thời gian dài, nam thanh niên 17 tuổi từng đi khám nhiều lần ở bệnh viện tuyến huyện, điều trị thuốc bôi, uống, tổn thương có đỡ nhưng tái phát từng đợt.Khoảng 1 năm nay, bệnh nhân không đi khám mà tự điều trị bằng các loại thuốc bôi mua trên mạng không rõ nhãn mác, thành phần. Dần dần, tổn thương lan rộng toàn thân, bệnh nhân...

Xác định đối thủ của tuyển Việt Nam ở chung kết giải futsal Đông Nam Á 2024

Trận bán kết 2 của giải futsal Đông Nam Á 2024 là cuộc đọ sức giữa chủ nhà Thái Lan và Indonesia. Không có đẩy đủ trụ cột trước khi giải đấu bắt đầu, Thái Lan tiếp tục gặp khó khăn khi đụng độ các đối thủ mạnh. Indonesia tự tin và chơi đôi công dù chịu sức ép lớn từ khán giả Thái Lan.Phút thứ 8, từ một tình huống phản công tốc độ cao, Soumilena dứt...

BHXH Hải Phòng quyết tâm hoàn thành 100% kế hoạch năm 2024

Theo báo cáo của BHXH Hải Phòng, cập nhật số liệu mới nhất đến hết tháng 10, toàn thành phố có 36.421 người tham gia BHXH tự nguyện, đạt 89,93 % so với kế hoạch BHXH Việt Nam, tăng 128 người (0,35%) so với tháng 9/2024; tăng 1.588 người so với tháng 12/2023 và tăng 10.472 người so với cùng kỳ.Để đạt mục tiêu tăng thêm 4.335 người tham gia BHXH tự nguyện đến hết năm 2024, đơn vị...

Thủ tướng thăm Nhà kỷ niệm Cách mạng Hồng Nham tại Trùng Khánh

Tại khu di tích, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác được các hướng dẫn viên giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ, khu di tích cũ Nhà cách mạng Nhiễu Quốc Mô - những cái tên gắn liền với quá trình hoạt động của các nhà cách mạng tiền bối như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Chủ tịch Hồ Chí Minh.Ghi sổ vàng lưu niệm tại Khu...

Mượn xe của bạn rồi bỏ trốn sang Campuchia

Ngày 8/11, Công an huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cho biết vừa vận động Nguyễn Văn Hiếu (SN 2002, trú thôn Việt Sơn, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) - kẻ trốn truy nã ở Campuchia, về nước đầu thú.Theo hồ sơ vụ việc, ngày 15/7/2023, Nguyễn Văn Hiếu cùng với Nguyễn Văn Tạo (trú thôn Vinh Huy, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) rủ nhau đi câu cá tại khu vực hồ cá của một người dân...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận phản ánh một số quy định mới về môi trường, đất đai ban hành đã tác động, thay đổi đến việc giải quyết thủ tục đầu tư cần được quan tâm, tháo gỡ. Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpDoanh nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận...

Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. ...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Online Friday 2024 đang đến gần

Với tinh thần tự hào và thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt, sự kiện hứa hẹn sẽ khuấy động mạnh mẽ thị trường thương mại điện tử Việt Nam vào dịp cuối năm. Đây là dịp không thể bỏ lỡ cho người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi có thể trải nghiệm hàng ngàn ưu đãi từ những...

Mới nhất