Năm con rắn bàn chữ 'xà'

Báo Thanh niênBáo Thanh niên08/02/2025


Trước hết là chữ (蛇) gốc Hán là một từ cổ, xuất hiện trong Giáp cốt văn thời nhà Thương. Chữ này có nghĩa gốc là một loài động vật thân dài, tròn, có vảy và không có móng vuốt, về sau dùng để chỉ một "loài bò sát" (Quốc ngữ. Ngô ngữ) hoặc "con rắn" (Hồng Kỉ. Ngũ hành chí) hay tượng trưng cho hoàng đế (Tả truyện của Tả Khâu Minh thời Xuân Thu).

Ở Trung Quốc, (蛇) còn là tên ngôi sao: Xà Thừa Long (rắn cưỡi rồng) và Đằng Xà - một nhóm gồm 22 ngôi sao (Tấn thư. Thiên văn chí); hoặc là tên núi (theo Đỗ Dự thời Tây Tấn). (蛇) còn dùng để diễn tả sự "chuyển động ngoằn ngoèo" (Sử Ký. Tô Tần liệt truyện) hay "đi theo con đường quanh co" (Thủy kinh chú. Hoài thủy). Về phương ngôn, có nghĩa là "thủy mẫu" (con sứa), còn âm khác là .

Trong các văn bản xưa, ta còn gặp những cụm từ như: mộng xà (nằm mơ thấy rắn, chỉ việc sinh con gái); uy xà (đi uốn lượn như rắn); xà hành (bò sát đất như rắn, chỉ hành động sợ sệt); xà thiệt (lưỡi rắn, ám chỉ lời nói độc ác) hoặc xà yết (rắn rết, chỉ người ác độc)…

Ngoài ra có những từ Hán Việt khác cũng gọi là , ví dụ: (鉈: cây dáo cán ngắn); (闍: đài trên cửa thành); xà (揲: đếm và chia số cỏ thi ra để bói quẻ) hoặc những chữ phiên âm từ Phạn ngữ: xà lê (闍梨: thầy tăng); a xà lê (阿闍梨: hòa thượng) - Từ điển Hán Nôm.

Trong hệ thống chữ Nôm, (柁) có nghĩa là "thanh ngang gắn trên hai đầu cột, dùng để đỡ mái nhà" hoặc (蛇) trong xà cạp (vải chẽn quần vào ống chân), xà tích (nữ trang hình xúc xích). Ngoài ra còn có xà xẻo (xén bớt); xà ngầu (rối loạn); xà beng (cần bẩy). Về thực vật, xuất hiện trong xà ma (chất làm rượu bia); xà mai (trái dâu); xà căn thảo (devil pepper).

Xét về chữ Quốc ngữ (tiếng Việt ngày nay), có nghĩa phổ biến là con rắn, đã từng được ghi nhận trong Tự vị An Nam Pha Lang Sa của J.M.J., xuất bản năm 1877, tr.886. Quyển này còn cho biết những từ mà ngày nay ít khi sử dụng như: cá xà (squale, chien de mer), tức cá nhám góc hoặc cá mập; xà cho mạt kiếp (opprimer) là "áp bức, bóp nghẹt, đè nén"; xà búp (triden de pêche) là cây chĩa đâm cá. Bên cạnh đó, Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý còn giải thích xà búp là "búp non" (cây mới ra xà búp) hoặc "ngang bướng, cứng đầu cứng cổ" (Cái thằng xà búp đó mà biết sợ ai). Ngoài ra còn có những từ như cây xà mai (le fraisier), lạc xà điểu (l'autruche) trong Petit Dictionnaire Annamite- Français (1904) của Р.G.VALLOT.

Nhìn chung, ngoài những từ chữ Nôm và những từ phiên âm như xà bông (sabão - tiếng Bồ Đào Nha) hay xà lim (cellule - tiếng Pháp)…, trong tiếng Việt còn có những từ gốc Hán, bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm đời Đường, du nhập vào tiếng Việt khoảng cuối thế kỷ thứ 10, bao gồm những thành ngữ và tục ngữ, chẳng hạn như: hổ đầu xà vĩ, nói về việc khởi đầu mạnh mẽ nhưng kết thúc yếu ớt hay đả xà đả thất thốn, có nghĩa là đánh rắn thì cần đánh vào điểm yếu của nó (thất thốn), một phép ẩn dụ về việc nắm bắt được chìa khóa, cái then chốt để thực hiện thành công điều nào đó.



Nguồn: https://thanhnien.vn/lat-leo-chu-nghia-nam-con-ran-ban-chu-xa-185250207201821709.htm

Bình luận (0)

No data
No data

Event Calendar

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available