Trang chủChính trịNgoại giaoNắm bắt ‘thời khắc’, tận dụng sức mạnh nội tại!

Nắm bắt ‘thời khắc’, tận dụng sức mạnh nội tại!


“Kiên cường” là từ khóa mà ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam nói về nền kinh tế Việt Nam năm 2023.

Vị chuyên gia này chia sẻ với báo chí rằng, vượt khó khăn, nền kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước.

Ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Ông đánh giá thế nào về bức tranh kinh tế của Việt Nam trong năm 2023?

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam và khiến năm 2023 trở thành một trong những năm thách thức nhất của thế kỷ XXI. Đồng thời, sự phụ thuộc vào nhu cầu từ các đối tác thương mại cũng đưa Việt Nam vào thế phải đối mặt với tình trạng chung của nền kinh tế toàn cầu.

Kết quả là, sau những năm ảnh hưởng bởi Covid-19 năm 2020 và 2021 khó khăn, tình hình kinh tế Việt Nam năm nay ghi nhận kém mạnh mẽ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990.

Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, tôi nhận thấy, quá trình phục hồi đang dần diễn ra. Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Quan hệ thương mại mạnh mẽ với phần còn lại của thế giới là nguồn sức mạnh và tạo nên sự thành công của đất nước trong thời gian qua.

Tôi đánh giá, kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là tích cực. Cả năm, đầu tư công của Việt Nam đã tăng khoảng 35% so với năm trước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế.

Ông chọn từ khóa gì để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023?

Kiên cường! Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, suy thoái kinh tế toàn cầu là một cú sốc tiêu cực lớn đối với đất nước. Nhưng vượt khó khăn, nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng mà nhiều nước trên thế giới chỉ có thể mơ ước.

Không thể phủ nhận là cộng đồng doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với vô vàn thách thức?

Đúng vậy. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp. Thứ nhất là yếu tố bên ngoài. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến nhu cầu xuất khẩu của Việt Nam. Cú sốc này ảnh hưởng đến rất nhiều doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. Công nhân trong lĩnh vực này rất quan trọng đối với kinh tế.

Thứ hai do yếu tố trong nước. Tình hình khó khăn mà nhiều lao động Việt Nam gặp phải đã dẫn đến tiêu dùng nội địa giảm tốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất mà cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Vậy điều gì khiến cộng đồng quốc tế chú ý đến Việt Nam trong năm qua? Đâu là điểm mạnh nhất của nền kinh tế?

Việt Nam thu hút nhiều sự chú ý quốc tế trong năm 2023. Báo chí truyền thông toàn cầu đã đăng tải nhiều bài viết nhấn mạnh thành tích và tiềm năng của Việt Nam. Chuyến thăm của các nguyên thủ thế giới tới đất nước càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế nhờ sự ổn định về kinh tế, chính trị và khả năng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Tôi nhớ lại một bài báo đăng trên tờ Financial Times vào tháng Bảy đã chỉ ra những cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó nhấn mạnh: “Sau nhiều thập kỷ hứa hẹn, thời khắc của nền kinh tế Việt Nam cuối cùng đã đến!”

Trước bối cảnh như vậy, điều quan trọng đối với đất nước hình chữ S là tiếp tục củng cố môi trường kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tư nhân. Từ đó, tận dụng tối đa tác động của diễn biến địa chính trị toàn cầu đối với đầu tư và thương mại quốc tế.

Kinh tế Việt Nam 2024: Nắm bắt ‘thời khắc’, tận dụng sức mạnh nội tại!

Ông đánh giá thế nào về tình hình nền kinh tế năm 2024?

Bối cảnh quốc tế dự kiến còn nhiều thách thức trong năm 2024. Sau đợt suy thoái toàn cầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc hơn nữa. Hiệu suất yếu kém sắp tới có thể là kết quả của tác động có độ trễ của chính sách tiền tệ thắt chặt đang diễn ra hiện nay, điều kiện tín dụng hạn chế và thương mại toàn cầu suy yếu.

Những khó khăn chính cho năm tới bao gồm rủi ro địa chính trị, tác động của các cuộc xung đột lên giá năng lượng, căng thẳng tài chính liên quan đến sự gia tăng lãi suất dài hạn và hoạt động kinh tế yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc.

Điều Việt Nam cần làm là giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài, tận dụng sức mạnh nội tại và năng suất trong nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6-6,5% cho năm tới có phải là thách thức với Việt Nam?

Do tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán tiếp tục chậm lại vào năm 2024, tôi cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% của Việt Nam là đầy tham vọng. Bất chấp suy thoái toàn cầu, nhu cầu xuất khẩu của đất nước có thể dần được cải thiện và WB dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ tăng 5,5% trong năm tới.

Mức tăng trưởng kể trên chỉ có thể đạt được khi nhu cầu, tiêu dùng và đầu tư trong nước tăng tốc mạnh hơn nữa. Các nhà chức trách có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư công.

Bên cạnh đó, người dân Việt Nam là nguồn nội lực lớn nhất của đất nước. Lực lượng doanh nhân và công nhân đã giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng gấp bảy lần trong 30 năm qua.

Để duy trì mức tăng trưởng nhanh chóng này, với môi trường bên ngoài đầy thách thức, theo tôi, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và nâng cao năng suất. Tôi đề nghị tăng gấp đôi nỗ lực phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ của lực lượng lao động. Đồng thời, phát triển vốn vật chất thông qua đầu tư công vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh của khu vực tư nhân Việt Nam.

Việt Nam cần làm gì để vượt qua những thách thức trong năm 2024?

Theo dự đoán của chúng tôi, nhu cầu xuất khẩu đối với hàng Việt Nam từ phần còn lại của thế giới sẽ phục hồi vào năm 2024, nhưng sẽ không mạnh như trước. Tình hình đầy thách thức này có thể kéo dài trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tận dụng sức mạnh nội tại và thúc đẩy tăng năng suất của nền kinh tế trong nước để biến những thách thức do suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra thành cơ hội củng cố hơn nữa mô hình tăng trưởng kinh tế.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quy mô kinh tế Việt Nam sắp vượt Singapore, lên thu nhập trung bình cao năm 2025?

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhanh hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam có thể lọt nhóm nhóm thu nhập trung bình cao trong năm 2025 và có quy mô kinh tế sắp vượt Singapore. GDP sẽ vượt Singapore vào năm 2029 Báo cáo của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR của Anh cho thấy, quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 450 tỷ USD, tăng...

Kinh tế 2024 về đích ấn tượng, mở ra hành trình của kỷ nguyên vươn mình

Kinh tế năm 2024 với những chỉ đạo trên tinh thần “Chỉ bàn làm, không bàn lùi” đã biến những điều không thể thành có thể. Chuyến tàu kinh tế 2024 về đích với nhiều con số ấn tượng, tạo niềm tin trước các thử thách mới của năm 2025. Biến điều tưởng như không thể thành có thể Ít ngày nữa, "chuyến tàu kinh tế 2024" sẽ về đích. Dù đối mặt với muôn vàn thách thức, kinh tế Việt...

Đổi mới sáng tạo và xuất khẩu bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế

Để tạo bước đột phá cho năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tập trung nâng cao năng lực sản xuất, khuyến khích đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh xuất khẩu bền vững góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Năm 2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đến từ những biến động địa chính trị, địa kinh tế thế giới và các vấn đề nội tại của đất...

Mục tiêu tăng trưởng 8%, tại sao không?

Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-6,7% cho năm 2025, phấn đấu 7-7,5%, có thể coi là một thách thức trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới được dự báo còn đan xen nhiều thuận lợi, nhưng không kém phần khó khăn.

Những sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024

(VTC News) - Dưới đây là những sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024 đã và đang góp phần thay đổi diện mạo đất nước, do Báo điện tử VTC News bình chọn. Thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam Ngày 30/11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.  Quốc hội thông qua...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu những biến động sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh thế giới, và 10 sự kiện dưới đây không chỉ góp phần định hình cục diện quan hệ quốc tế, mà còn đặt ra những thách thức và cơ hội mới cho hợp tác toàn cầu.

Hòa Bình là điểm đến đẹp nhất thế giới, nổi bật với những cánh đồng lúa trải dài bất tận

Hòa Bình của Việt Nam nằm trong danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới của Tạp chí du lịch danh tiếng Condé Nast Traveller (CNTraveller).

Thị trường phục hồi, chu kỳ tăng giá mới sẽ kéo dài 10-15 năm và giá có thể đạt đỉnh

Giá tiêu hôm nay 30/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.

Giá vàng “dập dình”, người dân tiếp tục tìm đến kim loại quý, bức tranh năm 2025 tươi sáng

Giá vàng hôm nay 30/12/2024 dao động nhẹ trên thị trường thế giới và trong nước. Bước sang năm 2025, chuyên gia lạc quan về quý kim khi dự báo, vàng sẽ tăng trong nửa đầu năm nhờ căng thẳng địa chính trị.

Trend công nghệ 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ là thời điểm bùng nổ của nhiều xu hướng công nghệ đột phá, mang lại những thay đổi đáng kể trong đời sống kinh tế và xã hội. Các doanh nghiệp sẽ được trao nhiều cơ hội để đầu tư, đổi mới và phát triển.

Bài đọc nhiều

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Chiến lược mới về công nghiệp hóa của Kazakhstan trong kỷ nguyên thách thức toàn cầu

Kazakhstan đang trải qua quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp, tập trung vào chế biến nguyên liệu thô và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Giá vàng biến động theo rủi ro địa chính trị ở Đông Âu và Trung Đông, mốc cao nhất mọi thời đại vẫn được...

Giá vàng hôm nay 29/12/2024, giá vàng giảm, giới phân tích dự đoán giá quý kim bị kẹt trong cuộc giằng co giữa lợi suất trái phiếu tăng và nhu cầu trú ẩn an toàn do bất ổn địa chính trị và kinh tế gia tăng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lạc quan.

Trưng bày chuyên đề Vẽ Bản đồ Rồng tại Trường ĐH KHXH&NV: Nối dài quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Hà Lan

Sáng nay (14/12/2023), tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Trường ĐHKHXH&NV) - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề: “Vẽ bản đồ Rồng: Việt Nam trong mắt các nhà làm bản đồ Hà Lan”. Phát biểu tại buổi tiếp, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN nhấn mạnh, đây là sự kiện...

Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hội nhập quốc tế

Baoquocte.vn. Chiều 26/12, Hội thảo với chủ đề "Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hiệu quả, thực chất vào thị trường quốc tế' đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Cùng chuyên mục

Giá vàng “dập dình”, người dân tiếp tục tìm đến kim loại quý, bức tranh năm 2025 tươi sáng

Giá vàng hôm nay 30/12/2024 dao động nhẹ trên thị trường thế giới và trong nước. Bước sang năm 2025, chuyên gia lạc quan về quý kim khi dự báo, vàng sẽ tăng trong nửa đầu năm nhờ căng thẳng địa chính trị.

Thị trường phục hồi, chu kỳ tăng giá mới sẽ kéo dài 10-15 năm và giá có thể đạt đỉnh

Giá tiêu hôm nay 30/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.

Nhờ các FTA, ngành da giày vươn tới nhiều thị trường lớn trên thế giới

Xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng và năm năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 26 - 27 tỷ USD, tăng thêm 3 tỷ USD so với năm 2023.

Trung Quốc thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao

Với mục đích thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa chất lượng cao, kích cầu nội địa và mở cửa sâu rộng hơn, Trung Quốc lên kế hoahcj giảm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng.

Dự báo thời điểm quy mô GDP của Việt Nam vượt Singapore, đất nước hình chữ S hưởng lợi nhờ điều gì?

Theo báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), năm 2024, ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam (theo sức mua tương đương - PPP) đạt 16.193 USD.

Mới nhất

HLV Kim Sang-sik: Đấu Thái Lan hay Philippines, tuyển Việt Nam vẫn vô địch

"Tôi không quan trọng đối thủ nào ở trận chung kết, ai cũng có thể thắng trong ngày mai. Chúng tôi phân tích, chuẩn bị đấu pháp còn các cầu thủ sẽ tập luyện để chứng minh sức mạnh và giành ngôi vô địch. Đối thủ có là Thái Lan hay Philippines thì chúng tôi cũng có kế...

Huế là thành phố trực thuộc trung ương có tính chất đô thị di sản đầu tiên của Việt Nam

Từ ngày 1/1/2025, Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. ...

Siêu thị chộn rộn Tết, đông nghịt ngày cuối tuần

Không khí mua sắm Tết tại các trung tâm thương mại bắt đầu rộn ràng, nhân viên tại các quầy hàng hào hứng đón khách. Càng về tối, lượng khách đổ về các trung tâm thương mại càng đông đúc, nhộn nhịp. ...

Ban hành Bộ chỉ tiêu về giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 24/2024/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/2/2025.Công ty TNHH Một thành viên Thanh Loan, địa chỉ: Thôn Thủy Cơ, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh...

Mới nhất