Trang chủNewsDu lịchNăm 2025, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25

Năm 2025, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25


Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.

Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.

Năm 2025, phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế

Mục tiêu cụ thể, năm 2025, phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế; 130 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 8 – 9%/năm. Đến năm 2030, đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 – 15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4 – 5%/năm.

Phấn đấu năm 2025 đóng góp trực tiếp 8 – 9% trong GDP; đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 13 – 14% trong GDP.

Về nhu cầu buồng lưu trú, năm 2025, khoảng 1,3 triệu buồng; đến năm 2030, khoảng 2 triệu buồng.

Năm 2025, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế - Ảnh 1.

Năm 2025, du lịch Việt Nam phấn đấu đón từ 25 – 28 triệu lượt khách quốc tế – Ảnh minh họa TTXVN

Theo Quy hoạch, đến năm 2025, du lịch tạo ra khoảng 6,3 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,1 triệu việc làm trực tiếp; đến năm 2030 tạo ra khoảng 10,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp.

Về văn hóa – xã hội, du lịch góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, tạo sinh kế cho cộng đồng, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của người dân.

Về môi trường, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, 100% các khu, điểm du lịch; các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Về an ninh, quốc phòng, du lịch góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, giữ vững an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Đến năm 2045, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Phấn đấu đón 70 triệu khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 7.300 nghìn tỷ đồng; đóng góp 17 – 18% trong GDP.

Phục hồi, giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa

Đối với thị trường nội địa, theo Quy hoạch, giai đoạn 2021 – 2025, phục hồi và giữ vững đà tăng trưởng của thị trường khách nội địa. Giai đoạn 2026 – 2030: Đẩy mạnh khai thác các phân đoạn thị trường chi trả cao, lưu trú dài ngày, các thị trường mới về du lịch gôn, du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm.

Với thị trường quốc tế, giai đoạn 2021 – 2025, phục hồi các thị trường truyền thống, kết hợp thu hút các thị trường mới nổi: Ấn Độ, các nước Trung Đông.

Giai đoạn 2026-2030: Duy trì và mở rộng quy mô các thị trường truyền thống: các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, Nga và Đông Âu, Châu Đại dương; đa dạng hóa các thị trường, chuyển dịch theo hướng tăng thị phần khách có khả năng chi trả cao.

Khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo

Về định hướng phát triển sản phẩm, theo Quy hoạch, sẽ khai thác tối ưu tài nguyên du lịch biển, đảo để phát triển các sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển và du lịch tàu biển. Phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế.

Phát huy giá trị văn hóa vùng, miền làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu lối sống, ẩm thực; kết nối các di sản Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới; gắn kết hiệu quả du lịch với công nghiệp văn hóa.

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa trên lợi thế về tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu bảo tồn biển; coi trọng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn, sinh thái miệt vườn, sinh thái hang động, sông, hồ.

Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với các đô thị trung tâm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ; các đô thị đặc thù, như: Đô thị di sản Hội An (Quảng Nam), Huế (Thừa Thiên Huế); các đô thị trọng điểm phát triển du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); chú trọng gắn kết du lịch với công nghiệp văn hóa và phát triển kinh tế ban đêm.

Bên cạnh đó, phát triển các loại hình du lịch mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với những xu hướng mới của thị trường: du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và thẩm mỹ; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch thể thao, thể thao mạo hiểm; du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch giáo dục; du lịch du thuyền; du lịch công nghiệp.

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, nổi trội theo vùng; hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng và tạo dựng thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở tăng cường liên kết vùng.

Hình thành 8 khu vực động lực phát triển du lịch

Quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam gồm: 06 vùng, 03 cực tăng trưởng, 08 khu vực động lực, 05 hành lang du lịch chính, 11 trung tâm du lịch; hình thành hệ thống các Khu du lịch quốc gia và địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch quốc gia.

Cụ thể, xây dựng và hình thành 08 khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch.

Đến 2030, tập trung hình thành 06 khu vực động lực: 1- Khu vực động lực phát triển du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Ninh Bình: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới.

2- Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh HóaNghệ AnHà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi.

3- Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng BìnhQuảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển.

4- Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa – Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên; đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hoá vùng đồng bằng với không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.

5- Khu vực động lực phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh – Bà Rịa – Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam.

6- Khu vực động lực phát triển du lịch Cần Thơ – Kiên Giang – Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.

Giai đoạn sau 2030, hình thành 02 khu vực động lực:

1- Khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai – Hà Giang: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng;

2- Khu vực động lực phát triển du lịch Hòa BìnhSơn LaĐiện Biên: Thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo quốc lộ 6.

Tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới

Theo Quy hoạch, sẽ ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tập trung vào thị trường du lịch trọng điểm và các thị trường mới. Duy trì hoạt động xúc tiến thị trường đối với các thị trường du lịch quốc tế truyền thống.

Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu, xúc tiến thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường du lịch.

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch mang đặc trưng của địa phương, vùng. Phát triển các sản phẩm vui chơi giải trí gắn với kinh tế ban đêm và công nghiệp văn hóa, chú trọng các trung tâm du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Theo Quy hoạch, sẽ xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch; công bố và thực hiện chuẩn trường để nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng du lịch từng bước hội nhập tiêu chuẩn nghề trong khu vực.

Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và quốc tế, giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch để phát triển nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp.

Đa dạng các hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy và đào tạo nghề; đào tạo bổ sung, đào tạo ngắn hạn; chú trọng đào tạo bổ sung kiến thức, kỹ năng mới và tăng cường đào tạo tại doanh nghiệp, cho cộng đồng tham gia kinh doanh du lịch.

Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, giáo trình và tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo du lịch.



Nguồn: https://toquoc.vn/nam-2025-du-lich-viet-nam-phan-dau-don-tu-25-28-trieu-luot-khach-quoc-te-20240613205457603.htm

Cùng chủ đề

Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm du lịch bụi ở Hà Nội

Baoquocte.vn. Hình ảnh du khách nước ngoài rong ruổi khắp các con phố lớn đến hang cùng ngõ hẻm Hà Nội, khám phá cuộc sống thủ đô đã trở nên ngày càng quen thuộc.

Thị trường nào gửi khách quốc tế lớn nhất tới Đà Nẵng?

Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, trong kế hoạch bay mùa Đông 2024 (tháng 10/2024 đến tháng 3/2025), Hàn Quốc chiếm 40% tổng số chuyến bay tới Đà Nẵng, với 13 hãng hàng không khai thác. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là đường bay từ Incheon (Hàn Quốc) tới Đà Nẵng với 10 hãng khai thác như T’way, JejuAir, Korean Air, Air Seoul, Asiana Airlines, JinAir... Từ tháng 1/2025, hãng Air Premia (YP) sẽ bắt đầu khai thác chặng bay...

Du lịch đường biển vào mùa đón khách quốc tế

Trong những ngày cuối tháng 10, ngành du lịch Việt Nam đón nhận tín hiệu tích cực từ lượng lớn khách quốc tế đến bằng đường biển. Nguồn: https://tuoitre.vn/du-lich-duong-bien-vao-mua-don-khach-quoc-te-20241026121005088.htm

Hàng ngàn khách quốc tế trên du thuyền 5 sao “đổ bộ” Việt Nam

(NLĐO) – Gần 6.000 khách quốc tế tàu biển đến từ du thuyền 5 sao đang có lịch trình khám phá một loạt điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. ...

Huế mở trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách tại cảng Chân Mây

Việc Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách tại cảng Chân Mây hoạt động sẽ góp phần khai thác hiệu quả hơn khách du lịch tàu biển, giới thiệu quảng bá du lịch và hỗ trợ khách du lịch bằng đường hàng hải. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Chè của mẹ” 50 năm nép mình trong con ngõ nhỏ ở Hà Nội

(Tổ Quốc) - Những ngày Hà Nội bước sang mùa thu, tranh thủ buổi chiều gió mát, nhiều chị em rủ nhau đi ăn một cốc chè, vừa nhâm nhi món ăn ngon, vừa tận hưởng cái không khí dễ chịu. ...

Tổ chức thành công LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII góp phần quảng bá hình ảnh một Việt Nam

(Tổ Quốc) - Chiều 31/10, tại trụ sở Bộ VHTTDL, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã họp rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Liên hoan phim. Thứ trưởng Tạ Quang Đông, Trưởng Ban chỉ đạo và...

Fansipan, Sa Pa tưng bừng tổ chức lễ hội hoa sen đá trong ngày kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024

(Tổ Quốc) - Ngày 29/10/2024, khu du lịch Sun World Fansipan Legend tưng bừng tổ chức lễ hội Hoa sen đá với chủ đề "Chào ánh nắng, chào yêu thương". ...

Hàng nghìn học sinh cả nước sôi nổi hưởng ứng cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2

Cuộc thi tranh biện - hùng biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hàng nghìn học sinh sau hành trình roadshow đầy sôi động từ Bắc vào Nam. ...

Khánh Hòa đặt mục tiêu “xanh” hóa du lịch

(Tổ Quốc) - Khánh Hòa sẽ phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch xanh nhằm khai thác các điểm du lịch mới, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch. ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Thái Lan chuẩn bị thu thuế du lịch

Sau khi được phê duyệt, thuế sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng hoặc vào giữa năm 2025 ...

Phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống vùng đất Cố đô Hoa Lư

Tối 18/10, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ hội ẩm thực du lịch Ninh Bình năm 2024 với chủ đề "Tinh hoa ẩm thực miền Cố đô." Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, nghiên cứu phục hồi các món ăn theo phong cách Cung đình Hoa Lư xưa. Sự...

Cùng chuyên mục

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên cánh đồng lúa tại thị trấn Chishang

Đài Loan (Trung Quốc) không chỉ nổi tiếng với những thành phố nhộn nhịp mà còn có vùng quê thanh bình, thơ mộng. Trong số đó, Chishang là một trong những viên ngọc quý đáng khám phá.Ghé thăm công viên Nghi Lan- nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống của Đài LoanĐài Loan "nín thở" đón siêu bão Kong-rey mạnh nhất trong vòng 30 năm quaĐiều chỉnh chuyến bay do ảnh hưởng của bão Kong-Rey đổ bộ vào...

Thiên đường nhiệt đới Phú Quốc đón thêm nhiều chuyến bay quốc tế mới

Kinhtedothi - Hôm nay, chuyến bay charter định kỳ với 375 ghế (bao gồm 12 ghế hạng thương gia), do tập đoàn du lịch Crystal Bay tổ chức, đã khởi hành từ thủ đô Astana của Kazakhstan và hạ cánh an toàn tại Phú Quốc - hòn đảo ngọc của Việt Nam. Đây là chuyến bay đầu tiên trong mùa đông năm nay của Crystal Bay, mở đầu cho hành trình đưa du khách Trung Á đến với miền đất nhiệt...

“Chè của mẹ” 50 năm nép mình trong con ngõ nhỏ ở Hà Nội

(Tổ Quốc) - Những ngày Hà Nội bước sang mùa thu, tranh thủ buổi chiều gió mát, nhiều chị em rủ nhau đi ăn một cốc chè, vừa nhâm nhi món ăn ngon, vừa tận hưởng cái không khí dễ chịu. ...

Khám phá kiến trúc độc đáo Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh

Tòa thánh Tây Ninh có gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ, được xem là Thánh địa lớn nhất của tôn giáo Cao Đài, thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan và người theo đạo về hành hương, chiêm bái.Độc đáo Đại lễ Hội yến Diêu Trì Cung đạo Cao Đài Tây NinhTòa Thánh Tây Ninh - công trình tôn giáo vĩ đại nhất của đạo Cao ĐàiĐồng bào theo đạo Cao Đài chăm lo đạo...

10 tháng đầu năm đón hơn 35 triệu lượt du khách

Kinhtedothi - Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh vừa thông tin, trong 10 tháng năm 2024 TP đón gần 35 triệu lượt khách (gần 4,7 triệu lượt khách quốc tế, gần 31 triệu lượt nội địa), doanh thu đạt 156.649 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 82,4% so với kế hoạch cả năm 2024. Theo đó, chiều 31/10, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, lượng khách quốc tế đến TP trong...

Mới nhất

MobiFone: Nhiều đặc quyền hấp dẫn dành cho khách hàng

MobiFone triển khai chương trình ưu đãi khách hàng với những quyền lợi hấp dẫn và thiết thực: miễn phí thăng hạng hội viên, hỗ trợ khám sức khỏe tại bệnh viện cao cấp… Chương trình Kết Nối Dài Lâu tung thêm các chương trình ưu đãi mới cho khách hàng Nhân sự kiện đón chào hội viên thứ 2.500.000, chương...

Dịch sởi đang tăng cao

Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Sáng 28/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, bệnh nhân mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. ...

Đề xuất dành hơn 256.000 tỷ đồng để phát triển văn hóa

(ĐCSVN) - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 với tổng nguồn lực hơn 256.000 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm. Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng 1/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Đưa thương hiệu công nghệ thông tin Việt ra thế giới: Cần chính sách pháp lý phù hợp

Cách đây khoảng 20 năm, những doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tiên của Việt Nam đã tiên phong vươn ra thị trường quốc tế, thực hiện những bước tiến đầu tiên trong...

tìm hiểu kỹ trước khi mua

Thị trường "ấm" lên Khác với tình hình ảm đạm trong những tháng trước, bước vào mùa cao điểm xây dựng năm nay được nhiều chủ đại lý buôn bán thiết bị vệ sinh đánh giá đã bớt ảm đạm. Tuy nhiên nhu cầu chủ yếu đến từ việc xây dựng các công trình dân dụng, trong khi nguồn...

Mới nhất

Dịch sởi đang tăng cao