Trang chủNewsThời sựNăm 2024, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc...

Năm 2024, tăng trưởng GDP ước đạt 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra


Ước đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó, đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân (sau 3 năm không đạt). Còn chỉ tiêu GDP bình quân đầu người xấp xỉ đạt (4.647 USD, so với mục tiêu 4.700-4.730 USD) do biến động tỷ giá.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 8 tháng là 4,04%, cả năm ước tăng dưới 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra trong bối cảnh thực hiện tăng lương từ ngày 1/7/2024.

Phát triển kết cẩu hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ, có bước đột phá rõ nét, nhất là hạ tầng giao thông, điện lực. Các dự án két cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia tiếp tục được tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư. Đã hoàn thành, đưa vào khai thác hơn 2.021km đường bộ cao tốc, mở ra nhiều không gian phát triển mới; phát động và ban hành kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Đặc biệt, Chính phủ đã dành gần 700 nghìn tỷ đồng, bảo đảm đủ nguồn lực để tăng mức lương cơ sở lên 30% cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đồng thời điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 với mức cao nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn


Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế, khó khăn trong các lĩnh vực. Cụ thể, ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, nhất là từ các yếu tố bên ngoài như lạm phát, tỷ giá; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, vừa phải đối mặt với áp lực gia tăng về điều tra chống bán phá giá, gian lận xuất xứ; vừa phải đáp ứng nhanh hơn, tốt hơn các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh…

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, dù đạt được một số thành tựu trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, song Chính phủ cần quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề. Cụ thể, tổng cầu phục hồi yếu, trong đó, cầu tiêu dùng tăng thấp hơn kỳ vọng trong bối cảnh lạm phát chịu áp lực lớn hơn trong những tháng cuối năm, đầu tư công và đầu tư tư nhân tăng chậm; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện.

Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán giải ngân đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/8/2024 đạt 37,01% kế hoạch và đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 về tỷ lệ (đạt 39,55% kế hoạch và đạt 42,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), thấp hơn khoảng 25.000 tỷ đồng về số giải ngân tuyệt đối.

Tính theo tỷ lệ giải ngân, có 9 bộ, cơ quan Trung ương và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, trên 45% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tuy nhiên, vẫn còn 31/44 bộ, cơ quan Trung ương và 28/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng của năm 2024 dưới mức trung bình chung của cả nước. Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, có giải pháp hiệu quả đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn


Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng chỉ ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 9 tháng đầu năm 2024 là 89,7%, cao hơn mức 79,3% của năm 2023. Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn thách thức, nợ xấu ở mức cao, việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm, tăng trưởng tín dụng những tháng đầu năm còn thấp, khả năng hấp thụ vốn và tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế.

Thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn. Cơ cấu sản phẩm trên thị trường thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận….

Tăng cường quản lý các thị trường vàng, bất động sản

Thảo luận tại phiên họp, các Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục quản lý, chấn chỉnh thị trường vàng bảo đảm cân bằng giá cả thị trường trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản hiện nay diễn biến rất phức tạp, giá nhà chung cư tăng rất cao nên người có nhu cầu khó tiếp cận, đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý thị trường này…

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, 9 tháng năm 2024, bên cạnh những kết quả đáng mừng, tình hình kinh tế – xã hội vẫn còn những điểm gây lo lắng. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thực hiện các luật chưa kịp tiến độ, như với Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, theo cam kết, tháng 7/2024 có thể hoàn thành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhưng đến giờ vẫn có 12 địa phương chưa ban hành hoặc ban hành chưa đồng bộ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho địa phương.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn


Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra tình hình tài chính ngân hàng cũng có những biến động, thị trường bất động sản còn nhiều bất cập. Kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội đã cho thấy nhiều vấn đề cần giải quyết. Xuất khẩu năm 2024 là điểm sáng nhưng kinh tế toàn cầu còn khó khăn, thiếu bền vững; sức mua giảm so với những năm trước; thị trường lao động mất cân đối cung cầu, cục bộ; tình hình thiên tai còn diễn biến phức tạp…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 trước các thách thức toàn cầu; đồng thời ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản, cung nhiều hơn cầu, cầu có nhưng khả năng thanh toán không có, “xây rồi không có người ở” tại các thành phố lớn…

Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Cùng với đó, kích thích tiêu dùng, mở rộng tiêu dùng trong nước; từ nay đến cuối năm 2024, cố gắng kích thích tiêu dùng trong nước, du lịch nội địa; bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu dịp Tết Nguyên đán năm 2025, không để tăng giá hàng hóa…

 

Chính phủ dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 có 6 quan điểm chỉ đạo, điều hành; mục tiêu tổng quát và 15 chỉ tiêu chủ yếu.

Trong đó: Tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% và phấn đấu đạt tôc độ tăng trưởng cao hơn (7-7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31-33 thế giới về quy mô GDP; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%; tốc độ tâng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3-5,5%…

Trong 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chính phủ cho biết sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, hệ thống đường cao tốc, các dự án có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng chuyển đổi số; kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai hệ thống đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị… Phấn đấu hoàn thành mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc vào năm 2025; đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam…



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nam-2024-tang-truong-gdp-uoc-dat-6-8-7-vuot-muc-tieu-quoc-hoi-de-ra.html

Cùng chủ đề

Nguyện vọng của người dân là kim chỉ nam

“Khi mọi người yêu thành phố của họ và chia sẻ tầm nhìn chung về tương lai, họ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm việc và lao động vì nơi họ đang sống. Và bầu không khí đầy tích cực hứng khởi này sẽ thu hút những tài năng mới và các dự án thú vị, làm giàu thêm cho diện mạo và giá trị, bản sắc của Hà Nội”. Đó là chia sẻ của Trưởng đại diện UNESCO...

Yêu Hà Nội kiểu “ông Tây” Peru

Sau hơn 30 năm công tác tại Liên Hợp quốc, ông Cesar Guedes - một công dân Peru không thể tin mình và gia đình ngay lập tức “rơi vào lưới tình” với Hà Nội khi đến thăm thành phố này cách đây hơn nửa thập kỷ. “Cuộc sống của tôi ở Hà Nội thật tuyệt vời, đầy niềm vui và phấn khích!”, ông chia sẻ với Kinh tế & Đô thị những cảm xúc dâng trào vào thời...

Đề xuất phân quyền cho chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư

Trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Dự thảo Luật gồm 7 chương, 116 điều (sửa đổi 53 điều, bổ sung 22 điều, bãi bỏ 7 điều so với Luật Đầu tư công năm 2019), với các nội dung chủ yếu để cụ thể hóa 5 nhóm chính sách lớn. Nhóm chính sách thể chế hóa các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù đã được Quốc hội cho...

Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, đồng thời tri ân những anh hùng đã ngã xuống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng thành phố Hà Nội hòa bình. Bộ TT-TT sẽ phát hành bộ tem bưu chính "Chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Bộ tem được thiết kế với nội dung cô đọng về một Hà Nội của quá khứ, hiện tại và tương lai. Bộ tem gồm 1...

Khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội

Tới dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài; các Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Còn nhiều trường hợp vẫn phải trình thẻ bảo hiểm y tế khi khám bệnh

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh diễn ra vào chiều 10/10, các phóng viên đã đặt câu hỏi: hiện nay có bao nhiêu bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn TP đã áp dụng việc khám chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) có gắn chip? Tại sao đến nay vẫn còn tình trạng bệnh nhân đến bệnh viện khám đưa CCCD có...

Hà Nội 70 năm qua góc nhìn của những người con bác sĩ Trần Duy Hưng

Hà Nội sẽ vươn mình phát triển mạnh mẽ Trò chuyện với Báo Kinh tế & Đô thị, ông Trần Tiến Đức (83 tuổi, con trai thứ 2 của cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng) chia sẻ, 70 năm về trước, khi bộ đội vào tiếp quản Thủ đô, thời điểm đó ông đang ở Liên Xô. Năm 1958, ông trở về nước, Hà Nội được tiếp quản 4 năm nhưng vẫn còn...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Trình bày Tờ trình, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 102/2024/NĐ-CP, Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung chủ yếu gồm: điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó...

Hà Nội quan tâm thúc đẩy các dự án hợp tác với Nhật Bản

Tại buổi tiếp, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt Takebe Tsutomu bày tỏ vinh dự khi tới Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, đồng thời thông tin mục tiêu quan trọng của chuyến thăm là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác chiến lược giữa Hà Nội và các đối tác, địa phương Nhật Bản trong tương lai. Chúc mừng những thành tựu...

Xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Thận Hà Nội tại quận Hà Đông

Dự án nhằm đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội, ngoại trú theo chuyên ngành Thận học - Tiết niệu cho nhân dân trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận. Sau khi hoàn thành, quy mô giường bệnh đạt 250 giường. Đây là dự án nhóm B, công trình cấp II theo quy mô công suất...

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Dự báo thời tiết 10/10/2024: Hà Nội trời thu, chênh lệch 7 độ giữa ngày và đêm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, xu thế thời tiết hôm nay (10/10) đến ngày mai (11/10) như sau: Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Từ Nghệ An - Quảng Bình có mưa vài nơi; từ chiều ngày 11/10 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Từ Quảng Trị - Khánh Hòa có mưa rào rải rác...

Cùng chuyên mục

Thực hiện chính sách về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc

Từ năm 2022 đến năm 2024, tỉnh Gia Lai được phân bổ tổng nguồn vốn ngân sách thực hiện Chương trình MTQG 1719 là 2.067,5 tỷ đồng; tổng nguồn vốn tỉnh đã phân bổ là 2.183 tỷ đồng....

Tấm lòng kiều bào hướng về quê hương

Nguồn: https://daidoanket.vn/tam-long-kieu-bao-huong-ve-que-huong-10292048.html

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

Tỉnh Bắc Kạn kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ khó khăn cho tỉnh liên quan đến nhiều nội dung như: thực hiện thủ tục đất đai đối với dự án khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát tiêu chí quy định về rừng tự nhiên; ban hành thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh tra, quy trình xác minh tài sản,...

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản, ASEAN + 3 và ASEAN

* Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 27, lãnh đạo các nước đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Nhật Bản tại Tokyo vào tháng 12/2023, và hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ thời gian qua. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt...

Cửa hàng ở TP Cẩm Phả bốc cháy dữ dội, người dân hối hả cứu tài sản

XEM CLIP: Chiều nay (10/10), ông Phạm Văn Ngọc, Chủ tịch UBND phường Cẩm Trung (TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) cho biết, một vụ cháy vừa xảy ra vào khoảng 16h10 tại cửa hàng bán đồ điện, đồ gia dụng của gia đình bà Trương Thị Lê (tổ 3, khu 5A, phường Cẩm Trung). Thời điểm trên, khi thấy ngọn lửa bốc lên, người dân đã hô hào nhau tới ứng cứu, hỗ trợ chủ nhà mang vác đồ đạc...

Mới nhất

631 ứng viên GS, PGS được đề xuất Hội đồng GS Nhà nước xét đạt tiêu chuẩn

Như vậy, số ứng viên vượt qua vòng xét của các hội đồng GS ngành, liên ngành chiếm 87% so với số ứng viên đăng ký (631/725 ứng viên đăng ký). Trong số các hội đồng GS ngành, liên ngành toán học, vật lý, sinh học, kinh tế có số ứng viên được đề xuất nhiều nhất,...

Từ A đến Z về Domperidone

Domperidone được đánh giá là có hiệu quả trong điều trị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng Domperidone, nhất là những bệnh nhân có tiền sử...

Tăng cường xúc tiến đầu tư vào các tỉnh vùng Duyên hải Trung bộ

Cùng với đó, trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; đầu mối giao thương kinh tế, đối ngoại quan trọng giữa Việt Nam với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế...

Tổng Thư ký ASCOPE tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42

Tổng Thư ký ASCOPE tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 42 09:39 | ...

Mới nhất