Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNăm 2024, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ có...

Năm 2024, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ có nhiều đổi mới trong đào tạo

Tại Hội nghị thường niên năm 2023 diễn ra ngày 22/12, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 với nhiều chương trình, đề án mới mang tính đột phá.

Giáo dục
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ công nhận tín chỉ cho học sinh tài năng.

Theo đó, năm tới, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác quản trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, khu vực và thế giới.

Cụ thể, về đào tạo năm 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ mở một số chương trình đào tạo mới, liên ngành, liên trường phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước như công nghệ bán dẫn-thiết kế vi mạch, công nghệ năng lượng mới, các mô hình tăng trưởng xanh; tăng số lượng học viên sau đại học và số lượng công bố quốc tế của học viên sau đại học.

Nhà trường cũng tiếp tục đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, triển khai đồng bộ hệ thống LMS, hệ thống bài giảng trực tuyến MOOCs. Đáng chú ý, trường sẽ triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho học sinh Trung học phổ thông có tài năng vượt trội, theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.

PGS.TS. Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng quy chuẩn, điều kiện cụ thể để có thể thực hiện chương trình này. Chương trình hướng đến học sinh tài năng vượt trội ở tất cả các trường phổ thông chứ không riêng trường chuyên hay năng khiếu.

Dự kiến, học sinh sẽ học qua hệ thống bài giảng trực tuyến MOOCs và dự thi trực tiếp để được công nhận tín chỉ. Việc triển khai chương trình này sẽ mở ra cơ hội cho học sinh có tài năng được tiếp cận với giáo dục đại học sớm hơn. Quan trọng hơn, thông qua việc học một số môn học chung có thể giúp học sinh định hướng nghề nghiệp sớm hơn. Trên thực tế, nhiều đại học lớn trên thế giới đã triển khai mô hình này.

Năm 2024, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ triển khai Đề án Thu hút, giữ chân và phát triển các nhà khoa học trẻ xuất sắc, các nhà khoa học đầu ngành công tác tại trường. Theo đó, nhà trường đặt mục tiêu đến 2030 sẽ thu hút 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành về làm việc theo đề án này.

Chính sách thu hút được Đại học Quốc gia tập trung nhiều mặt, từ chính sách phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc đến chính sách thu nhập và đãi ngộ cho nhà khoa học. Trong đó đáng chú ý, các nhà khoa học được đảm bảo lộ trình phát triển nghề nghiệp trong 5 năm đầu về công tác thông qua việc hỗ trợ về kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cũng như hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu. Mức hỗ trợ kinh phí thực hiện một đề tài tối đa 200 triệu đồng hoặc tối đa 1 tỷ đồng, tùy đối tượng và thời gian về công tác của nhà khoa học.

Năm 2024, trường cũng định hướng chủ động đặt hàng một số đề tài, dự án nghiên cứu theo hướng liên ngành, phù hợp với chiến lược phát triển; tiếp tục tăng số lượng công bố quốc tế trong danh mục Scopus; phát triển thêm một chương trình hợp tác đào tạo với một đại học tốp đầu thế giới về các lĩnh vực ưu tiên phát triển (AI, công nghệ sinh học, công nghệ bán dẫn-thiết kế vi mạch…); nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích các chuyên gia, nhà khoa học tham gia hoạt động hợp tác với địa phương, doanh nghiệp.

Thời gian qua, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vẫn giữ vững vị thế trên bản đồ học thuật khu vực và thế giới. Năm 2023, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thuộc top 1.000 các trường đại học tốt nhất thế giới (QS World); là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng công bố quốc tế trong danh mục cơ sở dữ liệu Scopus (2.494 bài báo) và số lượng chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế (125 chương trình). Nhà trường cũng dẫn đầu cả nước về số lượng GS. PGS. được công nhận (36 thầy, cô).





Nguồn

Cùng chủ đề

Lý do đề xuất 2 trường hợp giáo viên được nghỉ hưu sớm

Đây là một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.Tại Điều 49 dự thảo quy định về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo như sau: Tuổi nghỉ hưu của nhà giáo thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động; giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu trước 05 (năm) năm...

Ngoài giữ phụ cấp thâm niên, đề xuất nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên

Một trong những điểm mới trong dự thảo Luật Nhà giáo (lần 3) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) công bố để lấy ý kiến là việc đưa quy định về phụ cấp thâm niên nhà giáo vào trong luật.Tại dự thảo Luật Nhà giáo (lần 2, được công bố vào tháng 5), Bộ GDĐT đề xuất tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương...

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Kiến nghị sửa quy định tuổi nghỉ hưu trong Luật Nhà giáo

  Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến đội ngũ nhà giáo về chế độ chính sách, chế độ tiền lương… và đặc biệt là đang hoàn thiện dự án Luật Nhà giáo. Trong các bản Dự thảo Luật Nhà giáo đã thể hiện tinh thần cầu thị và luôn đề cao quyền lợi, trách nhiệm… cho đội ngũ nhà giáo. Trong thời gian qua, tôi cũng rất quan tâm đến các bản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Diễm xưa” rồi, Halal không chỉ là không thịt lợn, không rượu bia

Halal hiện có nghĩa là an toàn thực phẩm, sạch sẽ và sử dụng các phương pháp tinh vi để tránh các sản phẩm có hại.

Mật vụ Mỹ thú nhận về vụ ông Trump bị ám sát hụt, sự “giả tạo” trong xung đột Nga-phương Tây, Israel tuyên bố...

Diễn biến mới quanh vụ ông Donald Trump bị sám sát hụt hôm 15/9, mối quan hệ Nga với phương Tây, Israel ra tuyên bố quan trọng về căng thẳng với Hezbollah, Nga tăng cường quy mô quân đội... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Thứ trưởng Tạ Quang Đông dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn quốc tế các nền văn hóa liên kết St. Petersburg lần thứ X.

Lệnh cấm sử dụng TikTok gây tranh cãi pháp lý tại Mỹ

Mỹ yêu cầu ByteDance phải chọn bán hoặc thoái vốn TikTok tại Mỹ trước ngày 19/1/2025, nếu không phải đối mặt với lệnh cấm.

1.035 tỷ đồng đã đến với địa phương bị ảnh hưởng

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á Thông điệp của Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan, Lào để nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á Bảo vệ công dân trước 'móng vuốt' của tội phạm mua bán người Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang chỉ...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các Tổ trưởng bộ môn của trường… Khi vừa được Chủ tịch UBND huyện mở lời hỏi đến các vấn đề tại...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Ngành từng bước thiết lập một hệ thống giáo dục...

Ước vọng Trung thu nơi đảo xa

Giữa biển khơi nắng và gió, tiếng trẻ con ríu rít như át tiếng sóng biển ngoài khơi đang vỗ bờ. Các em nhỏ ở đảo Bích Đầm (Nha Trang, Khánh Hòa) chưa bao giờ được đón một...

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Mới nhất

Petrovietnam thăm hỏi, sẻ chia với chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Kạn bởi những thiệt hại do bão lũ

Tham gia đoàn công tác Petrovietnam có đồng chí Hoàng Long Vân – Ủy viên BCH Hội CCB Tập đoàn; đồng chí Nguyễn Chiến, Chủ tịch Hội CCB PVI; đồng chí Kiều Ngọc Anh – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP); đồng chí Lê Dịu Hương – Bí thư Đoàn...

Airbus tặng ảnh vệ tinh các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi bão số 3

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 17-9, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet và Giám đốc Airbus Việt Nam Hoàng Tri Mai.Tại buổi tiếp, giám đốc Airbus Việt Nam đã trao...

Cộng đồng ‘truy tìm’ chủ nhân túi nữ trang lẫn trong hàng cứu trợ của người dân Đà Nẵng

Chồng hết giận vì câu chuyện đẹp Bà Đào nói đã ủy quyền cho người cháu ở phía Bắc làm thủ tục với công an để nhận lại số trang sức, vàng, ngọc trai đã thất lạc ra Lào Cai.Bà Đào kể...

cần đẩy nhanh tiến độ dự án chống sạt lở khẩn cấp

Những năm qua, tình trạng sạt lở núi Van Cà Vãi (tổ dân phố Làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) diễn ra phức tạp, làm hư hỏng một số công trình nhà ở của người dân nơi đây. Do thiếu kinh phí và không có đất bố trí tái định cư nên...

Mới nhất