Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình phát triển Hệ thống Bảo đảm và Kiểm định chất lượng (BĐ&KĐCL) đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022- 2030.
Bên cạnh việc rà soát, xây dựng thể chế như đã nêu trên, công tác quản lý Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) đại học đã đạt được một số kết quả.
Tính đến ngày 31/7/2023, toàn quốc có 1263 chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học được kiểm định và cấp chứng nhận, trong đó có 864 chương trình đạo tạo được các tổ chức trong nước kiểm định bằng bộ tiêu chuẩn trong nước và 399 chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài;
Có 183 cơ sở giáo dục đại học đạt kiểm định chất lượng trong đó có 9 cơ sở được kiểm định bởi tổ chức kiểm định nước ngoài; có 11 trường cao đẳng sư phạm và 4 chương trình giáo dục mầm non trình độ cao đẳng sư phạm.
Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023, Việt nam 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong QS Asia University Rankings 2023: Trường Đại học Tôn Đức Thắng (xếp thứ 138 châu Á, thứ 29 khu vực ASEAN); Trường Đại học Duy Tân (xếp hạng thứ 145 châu Á, thứ 32 khu vực ASEAN);
Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng thứ 162 châu Á, thứ 36 khu vực ASEAN); Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (xếp hạng thứ 167 châu Á, thứ 37 khu vực ASEAN);
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (xếp hạng thứ 248 châu Á, thứ 54 khu vực ASEAN); ĐH Huế nhóm 351-400; Trường ĐH Kinh tế TPHCM nhóm 401-450; ĐH Đà Nẵng nhóm 501-550; ĐH Cần Thơ nhóm 551-600; Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhóm 551-600; Trường ĐH Công nghiệp TPHCM nhóm 651-7012;
Có 9 đại diện của Việt Nam được lọt vào bảng xếp hạng của THE (Times Higher Education World University Rankings 2023), gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Duy Tân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cùng lọt top 601-800. Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.