Nhà tưởng niệm Quan lớn Trà Vong – một điểm đến thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh (ảnh minh họa).
Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh tiếp tục đổi mới nhận thức về du lịch và phát triển du lịch như: Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng, giữ gìn hình ảnh, chất lượng phục vụ các dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023-2025. Xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh tỉnh Tây Ninh.
Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng bản đồ du lịch Tây Ninh cung cấp hệ thống thông tin về các điểm tham quan, du lịch của tỉnh; cải thiện hạ tầng giao thông – du lịch (như đề xuất cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng, phát triển các ngành hàng du lịch; rà soát quỹ đất công đưa vào kêu gọi đầu tư; tập trung thu hút các dự án đầu tư xây dựng nhà hàng tại Núi Bà Đen trong năm 2023; thí điểm đưa vào khai thác tuyến xe buýt hoặc xe điện kết nối đến các khu du lịch, điểm du lịch, các di tích trên địa bàn tỉnh theo hình thức City tour).
Tỉnh cũng định hướng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xác định và liên kết các sản phẩm du lịch hiện có (du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch về nguồn…) nhằm tăng lượng khách đến thăm quan Tây Ninh, kéo dài thời gian khách lưu trú tại Tây Ninh; xác định lễ hội thường niên phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của tỉnh; nâng tầm chất lượng lễ hội trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì lượng khách thường xuyên đến Tây Ninh.
Chùa Bà – một danh lam ở Tây Ninh.
Đáng chú ý là tỉnh xem xét đề xuất cơ chế đặc thù để xây dựng quy định về đầu tư, kinh doanh du lịch trang trại kết hợp nghỉ dưỡng (farmstay); kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các trạm dừng chân với quy mô và chất lượng cao tại thị xã Trảng Bàng; đề xuất cho chủ trương lập dự án mở rộng đường Bời Lời…
Đồng thời, tỉnh sẽ cho triển khai thí điểm cung cấp hệ thống wifi công cộng tại khu vực Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, núi Bà Đen; mở rộng xúc tiến quảng bá du lịch tại thị trường Campuchia.
An Khang