Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Tổng kết niên vụ sầu riêng năm 2024, thông báo kết quả sản xuất sầu riêng và định hướng phát triển sầu riêng năm 2025.Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp.Pleiku, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV năm 2024 đã long trọng tổ chức với chủ đề Đại hội “Các dân tộc tỉnh Gia Lai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.Toàn tỉnh Phú Thọ hiện có 645 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Phú Thọ đã phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực và trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việt làm cho lao động nông thôn được xem như là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng về công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), góp phần nâng cao đời sống, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo từng năm.Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”. Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 9/11, tại Nghệ An, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung – Tây Nguyên.UBND huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Tổng kết niên vụ sầu riêng năm 2024, thông báo kết quả sản xuất sầu riêng và định hướng phát triển sầu riêng năm 2025.Tối 9/11, tại Khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh), nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ – Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc Dã quỳ – Chư Đang Ya” năm 2024 với những tiết mục đặc sắc độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.Chiều 09/11, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 để thông tin về tình hình kinh tế – xã hội (KT-XH) tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024 cũng nhiều nội dung quan trọng khác. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ chủ trì Họp báo.Một trận động đất mạnh 3,3 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) khiến nhiều người ở tại Hà Nội cảm nhận được rung lắc.
Trong thời gian qua, công tác giảm nghèo được cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm quan tâm, chỉ đạo sát sao và đạt nhiều kết quả tích cực. Xã chủ động xây dựng kế hoạch thoát nghèo hằng năm, giao chỉ tiêu giảm nghèo đến từng bản. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng, thu nhập.
Ông Lò Văn Bun, bản Coóc Nọc, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường chia sẻ: “Trước đây, diện tích đất sản xuất nhà tôi trồng lúa, ngô nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Được xã tuyên truyền chuyển đổi sang trồng 1ha dong riềng và hỗ trợ toàn bộ giống và một phần phân bón. Dong riềng phát triển tốt và kỳ vọng sẽ mang lại thu nhập cao cho gia đình tôi và bà con trong bản”.
Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, xã Nà Tăm tập trung hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bằng nhiều nguồn lực để giúp người dân có thêm điều kiện đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi; trồng chè; cải tạo, canh tác lúa chất lượng cao. Phổ biến vận động lao động trong độ tuổi đi làm tại các công ty, khu công nghiệp trong nước, xuất khẩu lao động và đi làm thời vụ ở trong và ngoài tỉnh.
Hiện nay, ngoài 300ha lúa 2 vụ, 87ha mắc ca, chính quyền xã tuyên truyền, vận động bà con trồng, chăm sóc 227ha chè Shan tuyết, kim tuyên; trong đó chè kinh doanh đạt 167ha. Năm 2024, xã chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng thêm dong riềng, ớt; coi đây là hướng đi mới của địa phương.
Anh Lò Văn Én, bản Nà Hiềng, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, người vừa quyết định trồng thử nghiệm 1.000m2 ớt chia sẻ: “Trước đây, diện tích này gia đình tôi trồng lúa, trồng ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Khi xã vận động, gia đình tôi đã trồng thử nghiệm cây ớt và thấy hiệu quả kinh tế cao hơn lúa, hơn ngô gấp 2 – 3 lần. Năm tới, gia đình tôi sẽ nhân rộng mô hình trồng ớt để nâng cao thu nhập”.
Bên cạnh hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Nà Tăm đã đẩy mạnh công tác chăm sóc, tiêm phòng, phòng trừ dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Hiện toàn xã có 1.891 gia súc, gần 10.000 gia cầm; diện tích nuôi thủy sản 1,5ha. Song song với đó làm tốt công tác chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ 513ha rừng. Phối hợp các cơ quan chuyên môn giao khoán, chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích 437ha cho 645 hộ, gia đình, cộng đồng dân cư với tổng số tiền 477 triệu đồng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được duy trì; các chính sách xã hội được quan tâm, chăm lo, giải quyết kịp thời; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đến nay, xã đạt 14/19 tiêu chí nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người đạt 27,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,86%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 11%.
“Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể xã Nà Tăm sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức, vươn lên thoát nghèo; huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ an sinh xã hội, tạo sinh kế cho bà con phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững”, ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Nà Tăm khẳng định.
Với nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2024, xã Nà Tăm đã tổ chức cho bà con chuyển đổi một số vật nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, cụ thể là cây dong riềng, ớt. Hiện xã trồng 1,27ha ớt (ớt đã cho thu hoạch năng suất 20 tấn/ha, giá trị kinh tế 200 – 250 triệu đồng/ha). Cùng với đó, 45ha dong riềng dự kiến thu hoạch cuối năm nay khoảng 60 tấn củ/ha, giá bán ước tính 120 – 150 triệu đồng/ha.
Nguồn: https://baodantoc.vn/na-tam-huong-den-giam-ngheo-ben-vung-1730877767337.htm