Trang chủNewsThế giớiMỹ-Trung chạy đua "ngoại giao đường sắt" tìm đường tới mỏ khoáng...

Mỹ-Trung chạy đua “ngoại giao đường sắt” tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đang không ngừng bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt tại lục địa này.

Cạnh tranh Mỹ-Trung tại châu Phi thay đổi vì một tuyến đường sắt?
Mỹ đang cạnh tranh vị thế của Trung Quốc tại châu Phi thông qua tuyến đường sắt xuyên châu lục này mang tên Hành lang Lobito. (Nguồn: Ivanhoe)

Trong hai thập kỷ qua, công cuộc tái thiết sau chiến tranh ở Angola có sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực từ đường sắt, đường cao tốc, cảng biển và đập thủy điện.

“Hình bóng” của Trung Quốc tại quốc gia Nam châu Phi này trở nên rõ ràng vào năm 2002 sau khi nước này kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 27 năm đã tàn phá cơ sở hạ tầng và nền kinh tế, Tổng thống Angola Jose Eduardo dos Santos khi đó đã rộng cửa chào đón các nhà đầu tư Bắc Kinh.

Mỹ tăng tốc với Hành lang Lobito

Tuy nhiên, hiện nay Mỹ đang cạnh tranh vị thế của Trung Quốc tại châu Phi thông qua tuyến đường sắt xuyên châu lục này mang tên Hành lang Lobito. Tuyến đường sắt này chạy từ bờ biển Đại Tây Dương của Angola qua Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) và Zambia về phía Đông đến Ấn Độ Dương.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), khu vực Nam Sahara của châu Phi ước tính nắm giữ 30% trữ lượng khoáng sản quan trọng của thế giới.

Phó Giáo sư Austin Strange chuyên ngành chính trị và hành chính công tại Đại học Hongkong (Trung Quốc) đánh giá, Mỹ đang ngày càng cảnh giác trước tiềm năng thống trị thị trường của Trung Quốc tại các nước đang phát triển như DRC. Phó Giáo sư Strange nhận định: “Việc Hành lang Lobito được tái thiết có thể giúp cải thiện khả năng tiếp cận các khoáng sản quan trọng của Mỹ và châu Âu”.

Mỹ cùng Liên minh châu Âu (EU) đang đầu tư hàng tỷ USD để cải tạo Hành lang Lobito. Trong đó, đáng chú ý là việc cải tạo tuyến đường sắt hiện có trên tuyến Benguela dài 1.344 km (qua DRC) và xây dựng tuyến đường sắt mới dài 800 km (qua Tây Bắc Zambia). Tập đoàn Tài chính Phát triển quốc tế Mỹ (DFC) đã ứng trước 250 triệu USD ban đầu để đầu tư nâng cấp một số phần của tuyến Benguela tại DRC.

Khoản đầu tư dành cho Hành lang Lobito là một phần trong sáng kiến “Đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu” (PGII) trị giá 600 tỷ USD do Mỹ và các nước G7 khởi xướng nhằm đối trọng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc – vốn nhằm liên kết các nền kinh tế dọc tuyến thành một mạng lưới thương mại.

Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 10 cho biết, trong vòng chưa đầy 18 tháng kể từ cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nước này đã công bố khoản tài trợ trị giá hơn 3 tỷ USD cho Angola, DRC và Zambia. Mỹ và EU cũng đặt mục tiêu đảm bảo các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng ở Angola, Zambia, Tanzania và DRC – nhà cung cấp coban lớn nhất thế giới. Hầu hết coban hiện được xuất khẩu sang Trung Quốc – quốc gia đi đầu trong lĩnh vực xe điện (EV) và năng lượng xanh.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên kế hoạch thăm Luanda (Angola) vào tuần đầu tiên của tháng 12. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông Biden tới châu Phi kể từ khi nhậm chức năm 2021.

Giáo sư Carlos Lopes tại Trường Quản trị Công Nelson Mandela thuộc Đại học Cape Town (Nam Phi) đánh giá, Trung Quốc có lợi thế đáng kể trong việc đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng và Mỹ rất muốn củng cố chỗ đứng tại khu vực này.

Giáo sư Lopes nhấn mạnh: “Việc tập trung vào Hành lang Lobito nêu bật nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng và các tuyến đường thương mại, từ đó làm giảm sự thống trị về logistics của Trung Quốc”.

Ông Ronak Gopaldas, Giám đốc công ty tư vấn rủi ro Signal Risk, nhận định chuyến thăm Angola dự kiến của ông Biden diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị diễn ra gay gắt ở châu Phi.

Mới đây, Tanzania đã ký một thỏa thuận với Mỹ để cho phép mở rộng Hành lang Lobito tới các mỏ niken ở quốc gia Đông Phi này. Hiệp ước này sẽ giúp Mỹ mở rộng quyền tiếp cận các khoáng sản quan trọng và có khả năng tạo ra hành lang xuyên châu Phi – tuyến đường sắt kết nối Đông-Tây đầu tiên ở châu Phi.

Ngoài ra, TechMet, công ty có Tập đoàn tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC) là cổ đông chính, đã hợp tác với Lifezone Metals tại Tanzania để xây dựng một cơ sở mới để chế biến niken, với mục tiêu cung cấp pin niken cho thị trường toàn cầu vào năm 2026.

Động thái này diễn ra khi những xung đột thương mại đang bùng phát giữa Trung Quốc và phương Tây về những rủi ro liên quan tình trạng dư thừa công suất trong ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc – dẫn đến việc Mỹ và EU áp đặt thuế quan cao đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo cựu Bộ trưởng công trình công cộng Liberia W. Gyude Moore, Mỹ và EU đã đặt cược rất nhiều vào Hành lang Lobito như một giải pháp thay thế cho nguồn tài chính cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.

Ông Moore cho biết: “Hành lang Lobito gắn liền với việc kết nối một khu vực giàu khoáng sản của lục địa với chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua đường sắt và cảng biển. Đây là một minh chứng cho thấy phương Tây không nhượng bộ nguồn tài chính cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc”.

Cần vì lợi ích của cộng đồng châu Phi trước tiên

Trung Quốc được dự đoán sẽ vẫn giữ được ảnh hưởng tại châu Phi. Trung Quốc đã đầu tư một số tiền không nhỏ để cải tạo các đoạn Đường sắt Benguela.

Bên cạnh đó, tập đoàn lớn của Trung Quốc là China Communications Construction cũng có cổ phần trong liên doanh gồm Trafigura, Mota-Engil và Vecturis đã giành được hợp đồng nhượng quyền 30 năm cho dịch vụ đường sắt và hậu cần vào năm 2022.

Theo Phó Giáo sư Dominik Kopinski tại Viện Kinh tế thuộc Đại học Wroclaw (Ba Lan), tập đoàn China Communications Construction nắm giữ 32,4% cổ phần tại Mota-Engil vào đầu năm nay. Trong khi đó, China Civil Engineering Construction của Trung Quốc cũng có cổ phần trong tuyến đường sắt Tanzania-Zambia (thường được gọi là Tazara, nối khu vực Copperbelt của Zambia với cảng Dar es Salaam).

Hồi tháng 9, quốc gia tỷ dân này đã cam kết chi 1 tỷ USD để cải tạo tuyến đường sắt Tanzania-Zambia. China Civil Engineering Construction sẽ cải tạo tuyến đường sắt được xây dựng vào những năm 1970 và đây vẫn là dự án viện trợ nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc tại châu Phi.

Sau đó, phía Trung Quốc sẽ vận hành tuyến đường sắt trong 30 năm để thu lợi nhuận và thu hồi vốn đầu tư trước khi chuyển giao cho chính quyền Tanzania và Zambia.

Đáng chú ý, Tazara có thể giao thoa với tuyến đường sắt Lobito và tạo ra một hành lang xuyên lục địa.

Theo Ông Sun Yun, Giám đốc chương trình Trung Quốc tại nhóm nghiên cứu Stimson Center (Washington), Mỹ có lợi ích trong các dự án phát triển ở châu Phi và việc Mỹ chọn thời điểm này để tăng cường hiện diện sẽ có lợi cho chính các nước châu Phi. Vị chuyên gia này nhận định: “Cạnh tranh Mỹ-Trung là sự cạnh tranh lành mạnh vì nó cung cấp cho châu Phi các lựa chọn và buộc các cường quốc phải hành xử tốt hơn”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sẽ hợp lý về mặt kinh tế nếu tuyến đường sắt Tazara do Trung Quốc hậu thuẫn kết nối với tuyến đường sắt Lobito thay vì xây dựng một tuyến đường sắt mới hoàn toàn đến cảng Dar es Salaam.

Trong 120 năm qua, các công ty từ các nước phương Tây và không phải phương Tây, bao gồm cả Trung Quốc, đã đầu tư để duy trì và cải thiện đường sắt ở Hành lang Lobito.

Ông Tra Đạo Huỳnh, Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, lập luận: “Về cơ bản, không có cơ sở thực tế nào để tuyên bố hành lang đường sắt Lobito là dự án của phương Tây. Nếu Hành lang Lobito và đường sắt Tazara có thể được kết nối, có thể có một tuyến đường sắt xuyên đại dương thực sự cho khu vực đó của châu Phi. Việc các nước tham gia vào các dự án đường sắt sẽ phải phục vụ lợi ích của cộng đồng châu Phi trước tiên, đó mới là cách tiếp cận hợp lý và thực sự bền vững về mặt chính trị xã hội”.

Theo Phó Giáo sư Strange từ Đại học Hongkong, yếu tố cạnh tranh của các cường quốc xóa nhòa đi những thách thức cấp bách hơn trong việc xác định, tài trợ và triển khai các dự án cơ sở hạ tầng có khả năng sinh lời. “Có nhiều không gian cho Trung Quốc, Mỹ và các bên liên quan công và tư nước ngoài khác đầu tư, cạnh tranh và học hỏi lẫn nhau”, Phó Giáo sư Strange cho biết.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Chính sách Phát triển toàn cầu của Đại học Boston (Mỹ), giai đoạn 2002-2023, riêng Angola đã nhận 46 tỷ USD, tương đương 1/4 trong tổng số 182,3 tỷ USD mà các nhà cho vay Trung Quốc đã ứng trước cho các quốc gia châu Phi.





Nguồn: https://baoquocte.vn/my-trung-chay-dua-ngoai-giao-duong-sat-tim-duong-toi-mo-khoang-san-chau-phi-293691.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đầu tư,...

Tổng Bí thư yêu cầu lực lượng Công an nhân dân tiếp tục giữ vững an ninh quốc gia, tuyệt đối không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống; tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội.

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Thay đổi chính sách về Ukraine, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ đẩy Kiev cho châu Âu?

Trong cuộc họp báo đầu tiên tại dinh thự Mar-a-Lago, Florida, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử 5/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã có những phát biểu đáng chú ý về cuộc xung đột Ukraine.

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt động. (Nguồn: NASA) Theo NASA, vệ tinh Io chỉ lớn hơn...

Đánh số trang trong Google Docs cực đơn giản không phải ai cũng biết

Đánh số trang trong Google Docs giúp tài liệu của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đánh số trang trong Google Docs siêu đơn giản, ai cũng có thể làm được. Đánh số trang trong Google Docs giúp người đọc tài liệu dễ dàng hình dung được số...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga tuyên bố kiểm soát phần lớn Kurakhove

Theo lời giới chức Nga, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 20% diện tích thành phố Kurakhove thuộc Donetsk. Denis Pushilin, quan chức đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, hôm 15/12 cho biết chiến sự ở thành phố Kurakhove vẫn diễn ra ác liệt và quân Nga đang giành được ưu thế tại đây. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình tại Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Cùng chuyên mục

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga vượt qua “lằn ranh đỏ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn, cáo buộc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong NATO, đã liên tục có những hành động khiêu khích, gây áp lực, và “đẩy Nga vào thế khó”.  Theo ông, những hành động này đã đưa mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đến một "lằn ranh đỏ", khiến Moscow không còn sự...

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng đồng người Việt tại lễ hội. (Ảnh: Lê Dương/TTXVN) Chiều 15/12, Bộ Nhân lực Singapore phối hợp cùng các cơ quan,...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Liên hợp quốc kêu gọi dỡ bỏ trừng phạt Syria để cứu trợ nhân đạo

Ủy ban Điều tra Liên hợp quốc về Syria (UNCIS) vừa đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp, yêu cầu cộng đồng quốc tế dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng triệu người dân đang gặp khó khăn. Theo Chủ tịch UNCIS, ông Paulo Sérgio Pinheiro, các lệnh trừng phạt hiện hành đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc...

Mới nhất

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng, VN-Index giảm nhẹ

NDO - Phiên giao dịch ngày 17/12, giao dịch tiếp tục ảm đạm cùng các nhóm ngành phân hóa khiến chỉ số chung giằng co, rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và chìm hẳn trong sắc đỏ từ cuối phiên sáng. Phiên này các mã lớn như: FPT, VCB, MWG gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến...

Triển khai đồng bộ công tác quản lý an toàn thực phẩm

Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an toàn thực phẩm cần được triển đồng bộ. Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong...

Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú cho du khách quá cảnh

Công dân của 38 nước, trong đó có Tây Ban Nha, Singapore và Hà Lan, không cần phải xin thị thực nhập cảnh Trung Quốc và có thể lưu trú tới 30 ngày nhằm kinh doanh, du lịch, thăm thân và quá cảnh.Trung Quốc nối lại miễn thị thực cho công dân Nhật Bản du lịch ngắn ngàyCao Bằng:...

Tự hào nghề muối Bạc Liêu

(ĐCSVN) - Với những giá trị lịch sử - văn hóa được kết tinh từ hạt muối, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, muối Bạc Liêu không ngừng vươn xa, diêm dân sẽ làm giàu từ hạt muối và muối Ba Thắc mãi là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu. Nhiều người gọi Bạc Liêu...

Ngân hàng Trung ương Pháp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

(ĐCSVN) - Ngày 16/12, Ngân hàng Trung ương Pháp đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2025 từ mức 1,2% trong dự báo trước đó, xuống còn 0,9%. ...

Mới nhất