Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito và Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Ahn Duk-geun đã thảo luận về hợp tác chuỗi cung ứng tại cuộc họp ba bên đầu tiên của họ ở Washington.

Trong tuyên bố chung sau cuộc họp, Raimondo và các đối tác đã ngầm đề cập đến Trung Quốc, chẳng hạn như nêu lên “những lo ngại về các biện pháp phi thị trường gần đây” có nguy cơ làm gián đoạn nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng.

Graphic 1   chip abstract.jpg
Mỹ và Nhật Bản có quan điểm khác nhau với việc siết chặt hạn chế công nghệ với Trung Quốc. Ảnh: Applied Materials

Washington, Tokyo và Seoul đã đồng ý tập trung vào độ tin cậy và tính bền vững của chuỗi cung ứng, chứ không chỉ giá thành, trong các nỗ lực hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của từng quốc gia.

Tuy nhiên, các bên đã không đề cập đến việc thắt chặt thêm các biện pháp cấm vận đối với Bắc Kinh. Nikkei Asia cho biết, Mỹ và Nhật Bản có cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề này.

Washington đang kêu gọi các biện pháp quyết liệt hơn bao gồm các hạn chế đối với dịch vụ bảo trì và kiểm tra đối với máy móc sản xuất chip hiện có.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đã tích trữ thiết bị và linh kiện trước khi các biện pháp kiểm soát hiện hành có hiệu lực. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu thiết bị sản xuất chip từ Nhật Bản và Hà Lan đã tăng vọt ngay trước khi các hạn chế được thực thi.

Trong khi Mỹ thường cấm các kỹ sư Mỹ tham gia phát triển và sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc, thì các biện pháp kiềm chế của Nhật Bản nhằm mục đích ngăn chặn công nghệ được chuyển giao qua biên giới. Sẽ rất khó để đặt ra những hạn chế mới đối với các cơ sở mà các công ty đã thành lập ở Trung Quốc để cung cấp dịch vụ bảo trì.

Một số nhà quan sát cũng nhận thấy khả năng Mỹ có thể cố gắng siết chặt hơn nữa hoạt động sản xuất chip của Trung Quốc bằng cách nhắm mục tiêu vào các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất chúng – một lĩnh vực mà Nhật Bản đang là người chơi chính.

Tokyo lo ngại rằng nếu nước này mở rộng kiểm soát, Bắc Kinh có thể trả đũa bằng cách cắt nguồn cung các khoáng sản quan trọng, một kịch bản mà Tokyo có thể chưa sẵn sàng ứng phó.

Bộ công nghiệp Nhật Bản đã dành khoảng 4 nghìn tỷ yên (25 tỷ USD) trong 3 năm kể từ năm tài chính 2021 để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của quốc gia và các công ty đã bắt đầu tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này.

Một quan chức cấp cao của Bộ công nghiệp Nhật Bản cho biết: “Chúng tôi phản đối việc mở rộng các quy định có thể cản trở sự phát triển của ngành”.

Mỹ thúc giục Nhật Bản, Hà Lan ‘mạnh tay’ hơn nữa với bán dẫn Trung QuốcMỹ đang tìm kiếm một thoả thuận với các đồng minh nhằm bổ sung 11 công ty bán dẫn Trung Quốc vào danh sách cấm vận, cũng như mở rộng danh mục thiết bị hạn chế xuất khẩu.