Trang chủChính trịNgoại giaoMỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc…...

Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử


Đó là bình luận của chuyên gia Qiyuan Xu, Phó giám đốc Viện Kinh tế và chính trị thế giới, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đã kéo dài gần hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ và hồi kết còn khá mù mịt.

(Nguồn: Reuters)
Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Tại sao hàng Trung Quốc rẻ?

Nguyên nhân đằng sau tình trạng dư thừa hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc là do đồng Nhân dân tệ bị định giá quá thấp?

Cáo buộc về tình trạng dư thừa công suất sản xuất của Trung Quốc làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa các nhà hoạch định chính sách. Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet L. Yellen lập luận: “Khi thị trường toàn cầu tràn ngập các sản phẩm giá rẻ giả tạo của Trung Quốc, khả năng tồn tại của các công ty Mỹ và nước ngoài khác bị đặt dấu hỏi” và tình trạng này vẫn là câu chuyện của một thập kỷ trước.

Có thể thấy, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã củng cố chứ không làm suy yếu khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Trung Quốc.

Năm 2023, Trung Quốc chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu toàn cầu, tăng 1,3 điểm phần trăm so với năm 2017 (trước khi xung đột thương mại giữa hai nước bắt đầu). Đáng chú ý hơn nữa, thặng dư thương mại của Trung Quốc là khoảng 823 tỷ USD vào năm 2023, gần gấp đôi so với năm 2017.

Hơn một thập kỷ trước, thặng dư thương mại của Trung Quốc phần lớn là do đồng Nhân dân tệ (CNY) bị định giá thấp. Hoàn cảnh ngày nay vẫn có phần tương tự.

Theo nghiên cứu của chuyên gia Qiyuan Xu, năm 2023, CNY đã bị định giá thấp hơn 16% so với đồng USD, góp phần khiến Trung Quốc có xuất khẩu và thặng dư thương mại cao. Lý do được đưa ra là tỷ lệ lạm phát ở Mỹ trong hai năm qua đã cao hơn Trung Quốc 10 điểm phần trăm. Vì vậy, theo tính toán ngang bằng sức mua, CNY lẽ ra phải tăng giá 10% so với đồng USD nhưng trên thực tế lại mất giá 11%.

Từ góc độ này, CNY bị định giá thấp hơn 21% so với đồng USD.

Tất nhiên, tỷ giá hối đoái ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều bởi chênh lệch lãi suất hơn là tỷ lệ lạm phát. Do đó, ông Qiyuan Xu đã sử dụng các phương pháp kinh tế lượng, kết hợp các yếu tố như chênh lệch lãi suất và tăng trưởng kinh tế, để ước tính tỷ giá hối đoái CNY sẽ là bao nhiêu.

Các nghiên cứu so sánh của vị chuyên gia này cho thấy, mức độ định giá thấp CNY lớn hơn nhiều so với các đồng tiền chính của ASEAN trong hai năm qua. So với đợt tăng lãi suất gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong giai đoạn 2015-2018, mức độ định giá thấp của CNY trong những năm gần đây tăng lên đáng kể.

Điều kỳ lạ là không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Trung Quốc đang nhắm tới việc thao túng tỷ giá hối đoái. Ngay cả Mỹ cũng đồng ý rằng, Trung Quốc không có hành động thao túng tiền tệ trong những năm gần đây.

Về mặt này, tình hình ngày nay đã rất khác so với một thập kỷ trước, vì Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải cách hệ thống tỷ giá hối đoái trong giai đoạn can thiệp. Câu hỏi ở đây là tại sao CNY vẫn bị định giá thấp?

Nhìn vào cán cân thanh toán trong năm 2020 và 2021, dòng vốn ròng tích lũy từ đầu tư trực tiếp và đầu tư chứng khoán đã vượt quá 400 tỷ USD, trong khi vào năm 2022 và 2023, dòng vốn ròng tích lũy từ tài khoản vốn và tài chính đã vượt quá 500 tỷ USD. Thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ của Trung Quốc đã không khiến CNY tăng giá – như người ta có thể mong đợi – do dòng vốn chảy ra khá cao.

Điều này làm cho việc thay đổi tỷ giá hối đoái không có hiệu quả trong việc điều chỉnh cán cân thương mại.

Những dòng vốn chảy ra như vậy không thể chỉ được quy cho những thay đổi trong chênh lệch lãi suất giữa Trung Quốc và Mỹ. Trên thực tế, dòng vốn chảy ra ngoài chủ yếu là kết quả của các yếu tố phi kinh tế, bao gồm một số chính sách của chính Trung Quốc, như việc siết chặt kiểm soát một số ngành công nghiệp.

Nhận thức được điều này, chính phủ Trung Quốc đưa các chính sách phi kinh tế vào khuôn khổ tự đánh giá vào cuối năm ngoái. Quan trọng hơn, sự leo thang căng thẳng giữa hai nước gần đây đã khiến Mỹ áp dụng một loạt chính sách ngăn cản đầu tư vào Trung Quốc.

Điều này bao gồm, việc hạn chế dòng vốn đầu tư mạo hiểm vào Trung Quốc và cảnh báo về những rủi ro khi nhà đầu tư quan tâm đến nền kinh tế số 2 thế giới.

Quốc hội Mỹ cũng đang xem xét luật nhằm hạn chế hơn nữa đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc.

Kết hợp cùng với nhau, những yếu tố này đã làm trầm trọng thêm dòng vốn chảy ra, khuếch đại mức độ định giá thấp CNY và làm suy yếu thêm tác động của việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái đối với cán cân thương mại.

Càng ra nhiều đòn… càng khó thắng

Chuyên gia Qiyuan Xu kết luận rằng, chừng nào quan hệ Mỹ-Trung Quốc còn tiếp tục khó khăn, Mỹ “càng ra nhiều đòn” về phía Trung Quốc, thì tỷ giá hối đoái CNY rất có thể vẫn bị định giá thấp đáng kể và những lời phàn nàn của Bộ trưởng Tài chính Yellen càng trở nên khó giải quyết hơn bao giờ hết.

Tất nhiên, các yếu tố chính trị làm bóp méo tỷ giá hối đoái cũng làm chậm sự phát triển của ngành dịch vụ Trung Quốc và do đó cản trở nỗ lực điều chỉnh cơ cấu của nước này. Tuy vậy, Mỹ sẽ không thể nhìn thấy chiến thắng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc… và không nên thử, bởi hậu quả có thể còn vượt xa những gì Mỹ đang lo ngại.

Chẳng hạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm mới đây cáo buộc Mỹ lấy cuộc xung đột Ukraine làm cái cớ để áp dụng các biện pháp trừng phạt lên nhiều công ty Trung Quốc vì liên quan Nga.

Các biện pháp trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây nhằm kiềm chế các đối thủ của Mỹ, tận dụng sức mạnh của đồng USD để buộc những nước này phải “khuất phục”. Điều này đã vô tình tạo ra một “nền kinh tế ngầm” toàn cầu gắn kết các đối thủ chính của phương Tây, với đối thủ chính của Mỹ là Trung Quốc ở trung tâm, theo bình luận của tờ Wall Street Journal.

Những hạn chế tài chính và thương mại chưa từng có đối với Nga, Iran, Venezuela, Triều Tiên, Trung Quốc và các nước khác đã siết chặt những nền kinh tế đó bằng cách hạn chế khả năng tiếp cận hàng hóa và thị trường phương Tây.

Tuy nhiên, theo các quan chức phương Tây và dữ liệu hải quan, Bắc Kinh ngày càng thành công trong việc ngăn chặn những nỗ lực do Mỹ dẫn đầu bằng cách củng cố quan hệ thương mại với những quốc gia bị trừng phạt khác. Khối các quốc gia bị Mỹ và các đồng minh phương Tây trừng phạt hiện có quy mô kinh tế đủ lớn để phòng vệ trước cuộc chiến kinh tế và tài chính của Washington. Họ giao dịch mọi thứ từ máy bay không người lái và tên lửa đến vàng và dầu.

Cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ Dana Stroul và hiện là thành viên cấp cao tại Viện chính sách cận Đông ở Washington D.C, bình luận rằng: “Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn của Mỹ và có khả năng định hình lại trật tự toàn cầu hiện nay”.

“Vì lợi ích của cả hai bên, Trung Quốc cần phát triển một cơ chế nhất quán để đánh giá tác động của các biện pháp phi kinh tế và Mỹ phải nới lỏng các chính sách hạn chế Bắc Kinh”, Phó giám đốc Viện Kinh tế và chính trị thế giới Qiyuan Xu đưa ra giải pháp.





Nguồn

Cùng chủ đề

Rau khô Trung Quốc đổ bộ chợ Tết, qua tay dân buôn thành ‘hàng tiến vua’ đắt đỏ

Dân buôn chợ đầu mối đang ồ ạt chào bán sỉ hàng Tết Ất Tỵ, trong đó có loại rau khô của Trung Quốc. Đáng chú ý, loại rau này về chợ Việt biến thành "hàng tiến vua" và bán với giá siêu đắt đỏ. “Đặc sản tiến vua” - cụm từ dùng để chỉ những của ngon vật lạ ở các vùng miền xưa kia được đem dâng lên vua chúa. Và vài năm trở lại đây, đặc sản...

Xuất khẩu cần cẩu từ Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh bất ngờ tăng vọt, câu chuyện đằng sau là gì?

Theo các chuyên gia phân tích, xuất khẩu cần cẩu của Trung Quốc sang các nước Mỹ Latinh đang tăng vọt, cho thấy hoạt động xây dựng trong Sáng kiến "​​Vành đai và Con đường" đang được Bắc Kinh mở rộng, trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục leo thang.

Ông Trump “ngắm bắn” vào Trung Quốc và Bắc Mỹ, khơi mào cuộc chiến thương mại mới hay chỉ là “con bài” mặc cả?

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt mức thuế quan toàn diện đối với ba đối tác thương mại lớn nhất của đất nước là Canada, Mexico và Trung Quốc, ngay sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2025.

Làng nghề, điểm may gia công bị xóa sổ

Nhiều điểm sản xuất nhỏ, cơ sở may gia công, làng nghề đang gặp khó hoặc buộc rời bỏ cuộc chơi trước sức ép hàng ngoại nhập giá rẻ, nhất là hàng Trung Quốc bán trên kênh online. Ngoài kinh tế khó khăn khiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ “Việt Nam trong ASEAN”

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng đông đảo các khách mời quan tâm đến chủ đề thảo luận.

Giá vàng “chao đảo”, kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với “điểm rơi” của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng trong nước và quốc tế vừa trải qua một tuần chao đảo, tăng nhanh, giảm mạnh. Trong một năm được xác định bởi bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng và Bitcoin đã trở thành tâm điểm chú ý khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi ẩn náu trong các loại tài sản dự trữ. Chuyên gia nói gì về việc lựa chọn đầu tư trong năm 2025?

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ “luôn đáp trả mọi thách thức” đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều "sự hủy diệt" hơn nữa để trả đũa một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái vào một tòa nhà chung cư cao tầng ở thành phố Kazan, miền Trung nước Nga một ngày trước đó. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine...

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025, trong đó kết hợp các giá trị truyền thống với cách tiếp cận hiện đại nhằm đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bài đọc nhiều

Chuyên gia phương Tây chỉ ra “điểm yếu chí tử” của Tổng thống Nga Putin

Bình luận về tình hình kinh tế Nga hiện nay, chuyên gia người Áo, ông Gabriel Felbermayr, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế Áo (WIFO) cho rằng, mặc dù tương đối ổn định trong hiện tại, nhưng kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ gặp phải những vấn đề đáng kể trong dài hạn.

Ra mắt ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số Whistle

Vừa qua, Whistle - ứng dụng mạng xã hội video ngắn kỹ thuật số phát triển bởi Click Network Technology Ltd (đăng ký kinh doanh tại Singapore) đã chính thức ra mắt tại Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thu hút sự tham gia của gần 500 khách mời.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

Giá cà phê tăng mạnh, khó dự báo về vụ 2025/26, thị trường sẽ lên hay xuống?

Đối với thị trường cà phê robusta, hoạt động thu hoạch tại Việt Nam đang là tâm điểm chú ý. Mặc dù tổng sản lượng vụ 2024/25 dự kiến giảm so với vụ trước, nguồn cung mới vẫn được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng thị trường trong thời gian tới.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.

Giá vàng “chao đảo”, kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với “điểm rơi” của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng trong nước và quốc tế vừa trải qua một tuần chao đảo, tăng nhanh, giảm mạnh. Trong một năm được xác định bởi bất ổn địa chính trị và kinh tế, vàng và Bitcoin đã trở thành tâm điểm chú ý khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi ẩn náu trong các loại tài sản dự trữ. Chuyên gia nói gì về việc lựa chọn đầu tư trong năm 2025?

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025, trong đó kết hợp các giá trị truyền thống với cách tiếp cận hiện đại nhằm đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ “được cứu”, ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/12 (giờ địa phương) đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Dữ liệu từ Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho hay, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.

Mới nhất

4 dấu hiệu đau mắt cá chân là do bệnh gout

Đau mắt cá chân là một trong những cơn đau gây phiền toái nhất. Phần lớn các trường hợp đau mắt cá chân...

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

(NLĐO) - Tối 22-12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ -...

Cú hích để TP HCM bứt phá

(NLĐO) - Trân trọng những cống hiến tâm huyết; Metro số 1 mở ra không gian đô thị mới; Mở rộng miễn, giảm học phí… là những bài viết đáng chú ý ...

Chiến sĩ “áo vàng” nhuộm xanh mùa Xuân tình nguyện 2025

(NLĐO) – Không chỉ mang mùa xuân đến với những gia đình khó khăn, trẻ em mồ côi, các chiến sĩ Xuân tình nguyện còn thực hiện...

TP.HCM phát triển đô thị vệ tinh

TP.HCM đang triển khai chiến lược phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) dọc các tuyến metro và đường Vành đai 2, Vành đai 3. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực giao thông, mà còn tạo nền tảng cho việc xây dựng môi trường sống hiện đại, tiện ích. TP.HCM đang triển khai...

Mới nhất