Trang chủNewsThế giớiMỹ công bố gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines...

Mỹ công bố gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines đòi Trung Quốc bồi thường, Israel-Hamas sắp ngừng bắn

Tổng thống Putin nêu phương án giải quyết xung đột Ukraine, Amazon xây cơ sở dữ liệu tuyệt mật cho Australia, Ấn Độ mở thêm lãnh sự quán ở Nga, Mỹ rút hệ thống tên lửa tầm trung khỏi Philippines…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Tin thế giới 4/7: Mỹ công bố chi tiết gói viện trợ 2,3 tỷ USD cho Ukraine, Philippines đòi Trung Quốc bồi thường, Israel-Hamas sắp ký thỏa thuận ngừng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO lần 24 ở Astana, Kazakhstan, ngày 4/7. (Nguồn: TASS)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Amazon xây cơ sở dữ liệu tuyệt mật cho tình báo Australia: Ngày 4/7, Australia công bố thỏa thuận hợp tác trị giá 1,3 tỷ USD với Amazon, theo đó, các thông tin tình báo quân sự tuyệt mật của nước này sẽ được lưu trữ trên máy chủ đám mây được thiết kế riêng do gã khổng lồ công nghệ Mỹ xây dựng. Dự kiến, Amazon sẽ xây dựng 3 trung tâm dữ liệu tại Australia.

Thỏa thuận này sẽ dẫn đến “khả năng tương tác cao hơn và hợp tác sâu sắc hơn với Mỹ”, một trong những đồng minh quân sự vững chắc nhất của Australia.

Bà Rachel Noble, nữ giám đốc đầu tiên của Tổng cục Tín hiệu – cơ quan tình báo mạng của Australia cho biết cơ sở dữ liệu đám mây cũng sẽ hỗ trợ chương trình tình báo “Redspice” của nước này nhằm chống lại nguy cơ tấn công mạng ngày càng gia tăng. (AFP/Reuters)

*Trung Quốc kêu gọi Đức ngừng chính trị hóa kinh doanh: Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh ngày 4/7 tuyên bố nước này phản đối hành vi chính trị hóa hợp tác kinh doanh toàn cầu và hy vọng rằng Đức sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệpTrung Quốc.

Đầu tuần này, tờ Handelsblatt của Đức đưa tin chính quyền Berlin đã cấm bán doanh nghiệp sản xuất tuabin khí thuộc sở hữu của MAN, một công ty con của hãng sản xuất ô tô Volkswagen, cho một công ty Trung Quốc, với lý do có khả năng các tuabin này sẽ được sử dụng để củng cố quân đội Trung Quốc. (Sputniknews)

*Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí sớm giải quyết vấn đề biên giới: Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar ngày 4/7 đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại thủ đô Astana (Kazakhstan). Hai bên nhất trí tăng cường đối thoại để giải quyết các vấn đề dọc biên giới càng sớm càng tốt.

Trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, New Delhi và Bắc Kinh nhất trí tăng cường cuộc gặp giữa quan chức ngoại giao và quân sự hai nước “để sớm giải quyết những vấn đề tồn đọng”.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ nêu rõ: “Ngoại trưởng Jaishankar nhấn mạnh đến việc tăng cường nỗ lực nhằm rút hoàn toàn khỏi các khu vực còn lại ở Đông Ladakh và trả lại cảm giác bình thường trong mối quan hệ song phương”. (Reuters)

*Trung-Nga kêu gọi SCO đối phó với hành vi can thiệp từ bên ngoài: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/7 kêu gọi các thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) chống lại hành vi can thiệp từ bên ngoài, trong khi Tổng thống Vladimir Putin nêu ý tưởng về việc tạo ra một hệ thống các hiệp ước an ninh tập thể Á-Âu.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Trước nguy cơ thực tế của chiến thuật ‘sân nhỏ với hàng rào cao’, chúng ta cần bảo vệ quyền phát triển”. Theo ông Tập Cận Bình, SCO cần xử lý “bất đồng nội bộ” bằng hòa bình, tìm kiếm điểm chung và giải quyết những khó khăn trong hợp tác. (Reuters)

*Philippines sắp ký hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản: Ngày 4/7, Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines Romeo Brawner cho biết Thỏa thuận Tiếp cận đối ứng (RAA) giữa hai nước sẽ được ký kết trong tuần tới. RAA sẽ cho phép các lực lượng quân đội Nhật Bản và Philippines tới lãnh thổ của nhau để tham gia huấn luyện chung.

Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa dự kiến sẽ gặp những người đồng cấp Philippines tại Manila vào ngày 8/7.

Nhật Bản đã ký các thỏa thuận tương tự với Anh và Australia trong những năm gần đây. Philippines đã ký thỏa thuận với Mỹ, Australia và có kế hoạch ký kết với Pháp trong thời gian tới. (AFP)

*Ấn Độ mở thêm lãnh sự quán ở Nga: Các nguồn tin cho biết Ấn Độ có thể mở thêm 2 lãnh sự quán ở Nga, ngoài St Petersburg và Vladivostok hiện tại. Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Narendra Modi tới Moskva từ ngày 8-9/7.

Trước đó ngày 3/7, Ngoại trưởng S Jaishankar đã gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov bên lề Hội nghị cấp cao Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana. Hai ngoại trưởng cũng thảo luận về khả năng mở thêm hai lãnh sự quán Ấn Độ tại Nga. Thông báo cuối cùng về việc mở thêm các cơ quan ngoại giao mới dự kiến sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Modi và ông Putin. (TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tàu Philippines bị phun vòi rồng ở Biển Đông: Manila gửi công hàm thứ 20, Washington nhắc lại lập trường ‘cứng’

*Philippines đòi Trung Quốc bồi thường sau đụng độ ở Biển Đông: Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Philippines Romeo Brawner cho hay nước này đang yêu cầu Trung Quốc bồi thường 60 triệu peso (1 triệu USD) sau vụ đụng độ ở Biển Đông vào tháng trước.

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã đâm thủng tàu thuyền của Philippines và thu giữ súng trong cuộc đụng độ ngày 17/6 ở vùng biển tranh chấp khiến một thủy thủ Philippines bị mất một ngón tay.

Trước đó, ngày 2/7, các nhà ngoại giao Trung Quốc và Philippines đã đồng ý giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông nhưng vẫn giữ vững lập trường về yêu sách của hai nước. (SCMP)

*Mỹ rút hệ thống tên lửa tầm trung khỏi Philippines sớm hơn dự kiến: Người phát ngôn quân đội Philippines, Đại tá Louie Dema-ala ngày 4/7 thông báo một hệ thống tên lửa tầm trung có sức công phá lớn mà Mỹ triển khai ở Philippines để phục vụ các cuộc tập trận quân sự chung hàng năm, sẽ được đưa trở lại Mỹ sớm hơn dự kiến.

Đại tá Dema-ala cho hay, hồi tháng 4, Lục quân Mỹ đã triển khai ở miền Bắc Philippines hệ thống tên lửa tầm trung (MRC), hay còn gọi là Typhon, có thể phóng tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk và tên lửa SM-6.

Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân cảnh báo việc triển khai “tên lửa đạn đạo tầm trung” này đã “gây tổn hại nghiêm trọng đối với an ninh và ổn định khu vực, đồng thời cho rằng “hành động theo cách này cuối cùng sẽ là sự tự hủy hoại”. (AFP)

Châu Âu

*Ukraine rút lui khỏi thị trấn chiến lược Chasov Yar: Ngày 4/7, người phát ngôn quân đội Ukraine Nazar Voloshyn xác nhận lực lượng này đã rút lui khỏi một quận thuộc thị trấn trọng điểm phía Đông Chasiv Yar, khu vực mà quân đội Nga gần đây tuyên bố giành được ưu thế.

Ngay từ đầu tuần này, quân đội Nga tuyên đã chiếm ưu thế xung quanh thành trì Chasiv Yar.

Chasiv Yar là một trung tâm quân sự có giá trị, từng là nơi sinh sống của khoảng 12.000 người, nằm gần các thị trấn lớn hơn như Kostyantynivka và Kramatorsk, vốn đều là những trung tâm quân sự quan trọng. (AFP)

*Tổng thống Putin nêu kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine: Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/7 tuyên bố phương án giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine do Moscow đề xuất sẽ ngay lập tức chấm dứt các hành động thù địch và bắt đầu đàm phán, nếu Kiev và các nhà tài trợ phương Tây sẵn sàng.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Tổng thống Putin nêu rõ: “Vào giữa tháng 6, Nga đã đưa ra một phương án giải quyết khác, nếu phía Ukraine và quan trọng nhất là các nhà tài trợ phương Tây sẵn sàng chấp nhận, qua đó cho phép ngay lập tức chấm dứt hành động thù địch, cứu sống mạng người và bắt đầu đàm phán”.

Tổng thống Putin cho rằng các điểm nóng xung đột tiềm ẩn vẫn tồn tại trên lục địa Á-Âu và sự mở rộng xung đột sẽ gây ra sự hỗn loạn và bất ổn. (Sputniknews)

TIN LIÊN QUAN
Tin thế giới 3/7: Nga tiết lộ ý tưởng về an ninh Á-Âu, liên minh của Tổng thống Pháp bắt đầu ‘chơi chiêu’, thảm kịch giẫm đạp tồi tệ tại Ấn Độ

*Nga phá hủy tiêm kích MiG-29 của Ukraina tại sân bay: Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Bộ Quốc phòng nước này ngày 4/7 cho biết một tên lửa của Nga đã bắn trúng và phá hủy một máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine tại sân bay ở vùng Dnipropetrovsk.

Trong một diễn biến khác cùng ngày, Thống đốc Zaporizhzhia, ông Ivan Fedorov cho hay một cuộc tấn công của Nga vào Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine đã khiến hai người thiệt mạng và một người khác bị thương.

Trên trang Telegram, ông Fedorov cho biết: “một đợt tấn công của Nga vào 10 khu định cư trong 24 giờ qua đã khiến 2 người thiệt mạng”. (Reuters/AFP)

*Chuyên gia cảnh báo về khả năng NATO kết nạp Ukraine: Tờ Politico đưa tin hơn 60 chuyên gia về chính sách đối ngoại đã viết thư ngỏ kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nên hứa hẹn kết nạp Ukraine làm thành viên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của liên minh này tại Washington.

Các nhà phân tích cho rằng việc thúc đẩy tư cách thành viên NATO của Kiev sẽ phản tác dụng, “biến Ukraine thành địa điểm cho cuộc đối đầu kéo dài giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới”. Ngoài ra, các chuyên gia cảnh báo rằng việc công nhận tư cách thành viên của Kiev có thể kích hoạt Điều 5 của NATO.

Hội nghị thượng đỉnh NATO sẽ được tổ chức tại Washington từ ngày 9-11/7 để đánh dấu kỷ niệm 75 năm ký kết Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào năm 1949. (TASS)

Trung Đông-châu Phi

*Israel tiêu diệt một thủ lĩnh Hezbollah tại Lebanon: Reuters ngày 3/7 dẫn hai nguồn tin an ninh ở Lebanon cho biết Israel đã tiêu diệt một trong những thủ lĩnh hàng đầu của Hezbollah tại miền Nam Lebanon.

Một tuyên bố của phong trào Hezbollah xác định, thủ lĩnh này là Mohammed Nasser. Đây được coi là một trong những nhân vật cấp cao nhất của Hezbollah thiệt mạng trong gần 9 tháng xung đột vừa qua.

Trong một diễn biến liên quan, Hezbollah ngày 4/7 cho biết lực lượng này đã phóng máy bay không người lái có gắn chất nổ vào 8 vị trí quân sự của Israel trong cùng ngày để đáp trả cuộc không kích giết chết một chỉ huy cấp cao của nhóm. (Al Jazeera)

*Iran đề xuất thành lập ngân hàng SCO: Phát biểu với báo chí trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đang diễn ra tại thủ đô Astana của Kazakhstan, quyền Tổng thống Iran Mohammad Mokhber ngày 4/7 đề nghị thành lập một ngân hàng chung cho SCO để tăng cường hợp tác tài chính nội khối.

Hội nghị Thượng đỉnh SCO diễn ra trong hai ngày 4-5/7, với sự tham gia của 15 nguyên thủ quốc gia và 7 tổ chức quốc tế.

SCO đại diện cho 40% dân số thế giới và các quốc gia thành viên đóng góp tới 25% GDP toàn cầu. (AFP)

*Israel, Hamas sắp ký thỏa thuận ngừng bắn: CNN dẫn một nguồn tin của Israel cho biết phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine và Israel dường như sắp ký thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.

Nguồn tin nêu rõ, theo báo cáo, Israel và Hamas “dường như đang trên đà đạt được một thỏa thuận khung về thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin”.

Một nguồn tin Israel cho hay phản ứng mới nhất của Hamas sẽ cho phép hai bên tiến hành “các cuộc đàm phán chi tiết” để đạt được thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất.

Trong một tuyên bố hôm 3/7, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cơ quan tình báo Mossad của Israel thông báo họ đã nhận được phản hồi từ Hamas liên quan đến một thỏa thuận về con tin và Israel đang chuẩn bị đưa ra phản ứng về vấn đề này. (TASS)

*4 công dân Trung Quốc thiệt mạng trong vụ dân quân tấn công mỏ vàng ở CHDC Congo: Ngày 3/7, các nguồn tin địa phương cho biết ít nhất 4 công dân Trung Quốc đã thiệt mạng vào sáng cùng ngày trong một cuộc tấn công vào một địa điểm khai thác mỏ vàng cách thị trấn Abombi không xa, thuộc lãnh thổ Djugu của tỉnh Ituri, phía Đông Bắc Cộng hòa Dân chủ Congo.

Các cuộc tấn công vào các địa điểm khai thác và đoàn xe thường xuyên xảy ra ở tỉnh Ituri và xa hơn về phía Nam ở tỉnh Nam Kivu cũng giàu tài nguyên vàng, nơi có nhiều thợ mỏ Trung Quốc.

Thông tin từ Phó tỉnh trưởng Jean-Pierre Bikilisende cho biết con số tạm thời đầu tiên là 4 người Trung Quốc thiệt mạng và 2 thành viên FARDC (quân đội Congo) bị thương.

Đại sứ quán Trung Quốc tại CHDC Congo chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc. (Reuters)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Bầu cử Mỹ 2024: Các thống đốc Dân chủ ủng hộ Tổng thống Biden tiếp tục cuộc đua: Tờ The Hill ngày 3/7 cho biết, một nhóm các thống đốc bang thuộc đảng Dân chủ đã khẳng định sự ủng hộ đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden sau cuộc họp tại Nhà Trắng vào cùng ngày trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi trong nội bộ đảng Dân chủ yêu cầu ông rút khỏi cuộc đua.

Theo êkíp tranh cử của Tổng thống Biden, tất cả những người tham gia cuộc họp, bao gồm hơn 20 thống đốc tham dự trực tiếp và trực tuyến, đều “nhắc lại cam kết chung” trong việc giúp ông Biden giành chiến thắng vào năm 2024. (The Hill)

*Colombia có Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang mới: Ngày 3/7, Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã bổ nhiệm người đứng đầu Hải quân, Đô đốc Francisco Cubides, làm Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang nước này.

Tổng thống Colombia cho biết cựu Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang, Thiếu tướng Lục quân Hélder Giraldo, sẽ tiếp tục phục vụ tại ngũ ở nước ngoài. Đây là thay đổi lãnh đạo quân sự thứ hai mà Tổng thống Gustavo Petro thực hiện trong năm nay.

Hôm 20/5 ông Petro đã miễn nhiệm Tư lệnh quân đội, Thiếu tướng Luis Mauricio Ospina, giữa cuộc khủng hoảng an ninh tại miền Tây Nam đất nước, và bổ nhiệm vị tướng đã nghỉ hưu Luis Emilio Cardozo, người có hơn 35 năm kinh nghiệm, thay thế. (AFP)

TIN LIÊN QUAN
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden nhận sự ủng hộ lớn giữa ‘búa rìu’ dư luận, khẳng định sẽ không từ bỏ và giành chiến thắng nhờ đoàn kết

*Venezuela, Mỹ nhất trí cải thiện quan hệ: Venezuela ngày 3/7 thông báo nước này và Mỹ đã nhất trí “cải thiện quan hệ” với việc nối lại đàm phán, chỉ vài tháng sau khi Washington tái áp đặt các lệnh trừng phạt làm tê liệt quốc gia Nam Mỹ này.

Trên mạng xã hội X, nhà đàm phán hàng đầu của Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro, ông Jorge Rodriguez tuyên bố tại cuộc gặp đầu tiên, hai bên đã nhất trí “sẵn sàng” hợp tác để “cải thiện quan hệ”. (AFP)

*Mỹ công bố chi tiết gói viện trợ bổ sung 2,3 tỷ USD cho Ukraine: Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 3/7 đã công bố gói viện trợ bổ sung trị giá 2,3 tỷ cho Ukraine. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tiếp đón người đồng cấp Ukraine Rustem Umerov tại Lầu Năm Góc.

Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, gói viện trợ mới này bao gồm các loại tên lửa, đạn dược, xe chiến thuật để kéo và vận chuyển thiết bị, hệ thống dẫn đường hàng không chiến thuật và thiết bị hỗ trợ máy bay, thiết bị nhìn đêm và phụ tùng thay thế, bảo dưỡng và các thiết bị phụ trợ khác.

Cũng theo Bộ Quốc phòng, chính quyền Tổng thống Joe Biden có kế hoạch đẩy nhanh việc chuyển giao những loại vũ khí này. Đây cũng là gói viện trợ quân sự thứ 5 cho Ukraine kể từ khi gói viện trợ bổ sung trị giá 95 tỷ USD được thông qua vào tháng 4 vừa qua, trong đó bao gồm 61 tỷ USD viện trợ cho Ukraine. (AFP)





Nguồn: https://baoquocte.vn/tin-the-gioi-47-my-cong-bo-goi-vien-tro-23-ty-usd-cho-ukraine-philippines-doi-trung-quoc-boi-thuong-israel-hamas-sap-ngung-ban-277512.html

Cùng chủ đề

Một bên vẫn “nắm đằng chuôi”, Hamas “ngã ngửa” nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là "tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực sau nhiều tháng leo thang. Tuy vậy, Israel vẫn đang ở thế chủ động trong mọi việc và vẫn còn nhiều việc phải làm để hiện thực hóa những cam kết của hai bên.

Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối “đóng băng xung đột” ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra...

Đảng Dân chủ sắp bầu lãnh đạo mới, dự báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông, Nga trục xuất nhà ngoại giao Anh với cáo buộc làm gián điệp, Tòa liên bang ngừng vụ án đối với ông Donald Trump… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.

Tổng thống Mỹ Biden và ‘nước cờ cuối’ củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài ‘bậc thầy thương thuyết’

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông. Tuy nhiên, sẽ chỉ là "muối bỏ bể' với tình hình hiện tại, còn một khoảng trống chính sách rất lớn để Tổng thống đắc cử Donald Trump có cách tiếp cận mang bản sắc của riêng mình.

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế thế giới 2024 ‘vượt ngàn chông gai’

Vượt qua năm 2024 đầy thách thức, nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn hồi phục sau những tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19 và các cuộc xung đột địa chính trị, địa kinh tế “kinh niên” trên toàn cầu.

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó...

Sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ này dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu tấn. Tiêu thụ cà phê nội địa dự báo đạt từ 270.000-300.000 tấn. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa kết hợp với sản lượng sản xuất thấp có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn cung nguyên liệu cho xuất khẩu, theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Bài đọc nhiều

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Cùng chuyên mục

Con dâu ông Trump từ bỏ chạy đua vào Thượng viện Mỹ

Bà Lara Trump, con dâu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ngày 21.12 tuyên bố rút tên khỏi danh sách ứng viên thay thế thượng nghị sĩ Marco Rubio. ...

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 "trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội".

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.

Giám đốc CIA William Burns thăm Ukraine ‘lần cuối’

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 21.12 cho hay ông đã gặp Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns tại Ukraine. ...

Mới nhất

Cả nhà rủ nhau đi ký họa: Gác bận rộn, ‘vẽ’ niềm vui

Chị em, vợ chồng, con cháu rủ nhau tham gia nhóm vẽ đường phố. Nhờ đó, không chỉ ai cũng biết vẽ, ký họa, hiểu thêm hội họa, thêm yêu các góc phố, mà còn quan trọng nữa là nuôi dưỡng những gắn kết gia đình giữa...

Con dâu ông Trump từ bỏ chạy đua vào Thượng viện Mỹ

Bà Lara Trump, con dâu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, ngày 21.12 tuyên bố rút tên khỏi danh sách ứng...

Countdown đón năm mới 2025 của Huế có gì đặc sắc?

(CLO) 'Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới' sẽ là màn biểu diễn với những kỹ xảo âm thanh kết hợp với ánh sáng hiện đại. Khán giả sẽ được...

Lộ diện “thế giới song song” 13,2 tỉ năm trước của Ngân Hà

(NLĐO) - Firefly Sparkle, vừa lộ diện giữa vùng vũ trụ chỉ 600 triệu năm hậu Big Bang, là bản sao "sơ sinh" của Ngân Hà. ...

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Mới nhất