Trang chủNewsThế giớiMuốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq...

Muốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq đưa ra một dự luật bị tranh cãi gắt

Quốc hội Iraq đang xem xét dự thảo luật cho phép người dân thông qua tòa án tôn giáo để giải quyết các vấn đề của luật gia đình, bao gồm hôn nhân.

Muốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq đưa ra một dự luật bị tranh cãi gắt
Phụ nữ Iraq phản đối dự luật cho phép kết hôn với trẻ em gái vị thành niên tại quảng trường Tahrir ở Baghdad ngày 28/7. (Nguồn: AP)

“Đưa đất nước quay lại 1.500 năm trước”

Bà Shaimaa Saadoun vẫn luôn ám ảnh bởi ký ức của cuộc hôn nhân đầy bạo lực với người đàn ông 39 tuổi ngay khi bà tròn 13 tuổi, với hy vọng rằng sính lễ gồm vàng và tiền bạc sẽ giúp gia đình thoát cảnh khốn khó. “Tôi bị bắt trở thành vợ và mẹ trong khi bản thân vẫn chỉ là một đứa trẻ. Không đứa trẻ hay thiếu niên nào nên bị trói buộc với cuộc đời như tôi đã trải qua”, bà Saadoun chia sẻ.

Cuộc hôn nhân của bà Saadoun là bất hợp pháp, nhưng một thẩm phán có quan hệ họ hàng với người chồng đã chấp thuận, dù luật pháp Iraq quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu là 18.

Song, những cuộc tảo hôn như vậy có thể sớm được nhà nước hợp pháp hóa. Quốc hội Iraq đang xem xét dự thảo luật nhằm trao nhiều quyền lực hơn cho các giáo sĩ trong luật gia đình. Động thái này khiến các tổ chức nhân quyền ngay lập tức đưa ra cảnh báo về nguy cơ tảo hôn với các bé gái mới chỉ 9 tuổi.

Những đề xuất sửa đổi này chủ yếu đến từ các phe phái chính trị Hồi giáo Shia do các nhà lãnh đạo tôn giáo hậu thuẫn, những người cho rằng phương Tây đang áp đặt các chuẩn mực văn hóa lên Iraq, vốn là quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi.

Dự thảo luật này cho phép người dân Iraq tìm đến tòa án tôn giáo trong các vấn đề về luật gia đình, bao gồm hôn nhân, vốn hiện nay chỉ thuộc thẩm quyền của tòa án dân sự. Theo đó, các giáo sĩ có thể phán quyết dựa trên cách diễn giải luật Shariah, còn được gọi là luật Hồi giáo, thay vì theo luật quốc gia. Luật Shariah cho phép kết hôn với các bé gái ở độ tuổi thiếu nhi, hoặc thậm chí từ 9 tuổi theo luật Hồi giáo Jaafari.

Nhiều phụ nữ Iraq đã phản ứng kịch liệt bằng cách biểu tình bên ngoài Quốc hội, cũng như kêu gọi chống lại dự thảo này trên nền tảng mạng xã hội. Bà Heba al-Dabbouni, một nhà hoạt động tham gia cuộc biểu tình cho biết, nhiệm vụ của Quốc hội Iraq là thông qua luật giúp nâng cao tiêu chuẩn xã hội thay vì “đưa đất nước quay lại 1.500 năm trước”.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phản đối cho tới hơi thở cuối cùng”, bà al-Dabbouni nói thêm.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp bảo thủ cho rằng những sửa đổi này mang lại cho người dân quyền lựa chọn giữa luật dân sự hoặc luật tôn giáo, đồng thời lập luận rằng nhà nước đang bảo vệ các gia đình khỏi ảnh hưởng của thế tục phương Tây.

Muốn tránh ảnh hưởng của phương Tây, các đảng phái ở Iraq đưa ra một dự luật bị tranh cãi gắt
Dự luật mới dấy lên quan ngại về việc gây ảnh hưởng tiêu cực tới quyền và lợi ích của trẻ em gái Iraq. (Nguồn: Iraqi Children)

Ý kiến trái chiều

Cuộc tranh luận gay gắt lan rộng trên các phương tiện truyền thông Iraq, thậm chí cả trong giới giáo sĩ. Có ý kiến phản bác việc hạ độ tuổi kết hôn, cho rằng điều này gây hại tới các bé gái.

Trong khi đó, giáo sĩ Shia Rashid al-Husseini khẳng định luật Shariah cho phép kết hôn với bé gái 9 tuổi nhưng điều này có thể chỉ chiếm 0% hoặc 1% trên thực tế. Quốc hội dự kiến tổ chức bỏ phiếu sơ bộ về luật này ngày 2/9, nhưng phải hoãn lại vì không đạt đủ số đại biểu cần thiết.

Luật Tình trạng cá nhân của Iraq thông qua năm 1959 được đánh giá là một nền tảng vững chắc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em. Luật này quy định tuổi kết hôn hợp pháp là 18, song vẫn cho phép các bé gái từ 15 tuổi trở lên kết hôn dưới sự đồng ý của cha mẹ, có chứng nhận y tế về dậy thì và có kinh nguyệt.

Nghị sĩ Raed al-Maliki coi các thay đổi này là một biện pháp bảo vệ nhằm chống lại chủ nghĩa thế tục phương Tây. Làn sóng chỉ trích văn hóa phương Tây gia tăng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ, phần lớn người Iraq thể hiện sự cảm thông với người Palestine ở Dải Gaza và coi các tuyên bố về quyền con người của Mỹ là giả tạo.

Đây không phải lần đầu tiên Iraq đưa ra các dự thảo tương tự trong suốt thập kỷ qua và hiện các đảng phái Shia đang dần đi đến thống nhất thông qua luật này. Theo ông Harith Hasan, học giả tại Trung tâm nghiên cứu Trung Đông Carnegie, nếu trước đây, các đảng phái Shia có những ưu tiên khác nhau, tập trung nhiều vào xung đột đang xảy ra trên đất nước trong suốt hai thập kỷ, thì giờ đây sự ưu tiên chuyển hướng sang vấn đề văn hoá.

Ông Hasan cũng cho rằng dự luật này sẽ tạo ra “chủ nghĩa bè phái” ở Iraq và làm suy yếu toà án quân sự, vì giới chức tôn giáo sẽ có thêm quyền lực để xử lý các vấn đề như hôn nhân, thừa kế và ly hôn. Quá trình này vô tình tạo ra hai quyền lực song song, dẫn tới sự hỗn loạn trong nước.

Bà Saadoun, hiện đang sống ở Irbil, trong khu vực tự trị người Kurd của Iraq, bày tỏ lo ngại về số phận của phụ nữ và trẻ em gái ở quốc gia này. “Các sửa đổi mới trong Luật Tình trạng cá nhân sẽ phá hủy tương lai của nhiều bé gái và hệ lụy tới bao thế hệ”, bà Saadoun cho biết.





Nguồn: https://baoquocte.vn/muon-tranh-anh-huong-cua-phuong-tay-cac-dang-phai-o-iraq-dua-ra-mot-du-luat-bi-tranh-cai-gat-285121.html

Cùng chủ đề

Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

Nội bộ NATO "mất ngủ" sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm tàu chiến Hàn Quốc, Trung Quốc dự báo Mỹ gia tăng quân sự hóa Biển Đông, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Donald Trump lên kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Israel tấn công bệnh viện ở Lebanon khiến căng thẳng “leo thang”

Các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người trong những ngày gần đây khiến tình hình chiến sự Trung Đông càng căng thẳng. Trong những ngày gần đây, tình hình an ninh ở Lebanon đang ngày càng căng thẳng do các cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở y tế, gây thương vong cho nhiều người. Bộ Y tế Công cộng...

Hứng loạt đạn pháo từ Lebanon, Israel đe dọa “phản đòn”, cảnh báo sơ tán khẩn cấp khu vực Baalbek

Ngày 3/11, quân đội Israel đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực Baalbek và Douris ở miền Đông Lebanon, cảnh báo Israel sẽ tấn công các mục tiêu của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại đây.

Ông Mahmoud al-Mashhadani trở lại ghế Chủ tịch Quốc hội Iraq sau 16 năm

Ngày 31/10, các nhà lập pháp Iraq bầu ông Mahmoud al-Mashhadani làm Chủ tịch Quốc hội mới, sau khi vị trí này bị bỏ trống gần một năm do những bất đồng chính trị.

Dải Gaza mất bao lâu để vực dậy từ tro tàn?

Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas không chỉ phá huỷ gần như toàn bộ Dải Gaza mà còn khiến nền kinh tế khu vực này hoàn toàn suy kiệt.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Mới nhất