Trang chủChính trịNgoại giaoMức trần giá dầu đánh mạnh vào "túi tiền" nước Nga; Moscow...

Mức trần giá dầu đánh mạnh vào “túi tiền” nước Nga; Moscow tự nguyện cắt giảm sản lượng vì lý do đặc biệt


Mức trần giá dầu của Nga do phương Tây áp đặt đang cắt giảm nghiêm trọng nguồn thu nhập lớn nhất của nước này tại thời điểm quan trọng của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Mỹ: Mức trần giá dầu đánh mạnh vào 'túi tiền' nước Nga, Moscow tự nguyện cắt giảm sản lượng vì lý do đặc biệt
Mẫu dầu thô tại mỏ dầu Yarakta, vùng Irkutsk, Nga. (Nguồn: Reuters)

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đưa ra trong bài phát biểu ngày 15/6.

Theo quan chức này, năm ngoái, khi Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7), Liên minh châu Âu (EU) và Australia công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm hạn chế giá dầu của Nga, các quan chức Mỹ cho rằng, kế hoạch này sẽ giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Nga.

Từ ngày 5/12/2022, nhóm trên đã áp trần giá 60 USD một thùng với dầu thô Nga. Mục đích hạn chế khả tài chính của Moscow cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. Các công ty bảo hiểm và vận tải phương Tây cũng bị cấm cung cấp dịch vụ cho dầu và các sản phẩm từ dầu Nga, trừ phi dầu được mua bằng hoặc dưới giá trần.

Ông Wally Adeyemo nói: “Chỉ trong 6 tháng, mức trần giá đã góp phần làm giảm đáng kể doanh thu của Nga tại thời điểm quan trọng của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Gần 50% doanh thu từ dầu của Nga đã bị giảm so với một năm trước”.

Ngoài giới hạn giá, các quốc gia đồng minh đã “tấn công” nền kinh tế Nga bằng hàng ngàn biện pháp trừng phạt trong suốt gần 16 tháng diễn ra chiến dịch quân sự. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào các giao dịch ngân hàng-tài chính, nhập khẩu công nghệ, sản xuất và những người Nga có quan hệ với chính phủ.

Đáp trả lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành sắc lệnh cấm cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu trong vòng 5 tháng, kể từ ngày 1/2, cho các nước áp dụng giá trần.

Bên cạnh đó, để cải thiện tình hình tài chính, giới chức Nga đang cân nhắc thông qua dự thảo luật áp thuế lợi tức phụ thu với các công ty lớn của Nga. Thuế này nhắm mục tiêu tới các công ty có lợi nhuận hàng năm hơn 1 tỷ Ruble (11,9 triệu USD) kể từ năm 2021.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho biết, kế hoạch trên là bằng chứng cho thấy sự thành công của biện pháp giới hạn giá dầu.

Ông nói: “Việc giới hạn giá dầu sẽ hạn chế các công ty dầu mỏ của Nga trong tương lai, khiến họ có ít tiền hơn để đầu tư vào thăm dò và sản xuất. Từ đó, sẽ làm giảm năng lực sản xuất của ngành dầu mỏ Nga”.

Ông Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu về năng lượng và không khí sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan nhận định, khi giá trần đã tác động đến nền kinh tế Nga, lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU cũng “đánh” vào doanh thu dầu mỏ nước này.

Năm ngoái, EU tuyên bố cấm nhập khẩu dầu của Nga và các sản phẩm khác từ các nhà máy lọc dầu của Nga. Và đến tháng 2, châu Âu tiếp tục áp đặt lệnh cấm đối với nhiên liệu diesel của Moscow.

Dù vậy, ông Myllyvirta nhận thấy, mức trần vẫn quá cao và lệnh cấm của EU đang phát huy tác dụng tốt hơn.

Để đối phó với các biện pháp trừng phạt, Nga đã cắt giảm sản lượng dầu và tuyên bố trong tháng này rằng, họ sẽ gia hạn cắt giảm thêm 500.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 12/2024.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak viết trên trang web của chính phủ rằng: “Đây là một biện pháp phòng ngừa, được thực hiện với sự phối hợp của các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+)”.

Nhưng các chuyên gia cho rằng, việc cắt giảm tự nguyện nói trên cũng có thể một phần là do nhu cầu suy yếu.

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu gần như sẽ ngừng lại trong những năm tới và đạt đỉnh ngay ở thập niên này.

IEA cho rằng, việc chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng sạch đang tăng tốc. Nhu cầu dầu toàn cầu có thể đạt đỉnh trong thập niên này nhờ xe điện, sử dụng nhiên liệu hiệu quả và các công nghệ phát triển khác.

Cơ quan này dự báo: “Tăng trưởng nhu cầu dầu dự kiến giảm từ 2,4 triệu thùng/ngày trong năm nay xuống 400.000 thùng/ngày vào năm 2028”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga có bước tiến mới với đồng Ruble kỹ thuật số, yêu cầu bảo đảm một vấn đề

Ngày 16/9, Ngân hàng Trung ương Nga gửi đề nghị đến Bộ Tài chính nước này, yêu cầu từ nay đến ngày 1/7/2025, tất cả các tổ chức tín dụng lớn trong nước phải bảo đảm cho khách hàng khả năng giao dịch với đồng tiền Ruble kỹ thuật số.

Dòng chảy năng lượng bị chặn ở Ukraine, kinh tế Nga liệu có ‘đóng băng’?

Với hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nhưng dòng chảy khí đốt của Nga khó có thể chảy qua “lục địa già” trong mùa Đông năm nay nếu thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev không được gia hạn vào tháng 12 tới. ...

Ukraine cắt đứt sự phụ thuộc cuối cùng vào Nga, Moscow tổn thất, châu Âu thêm lo, Kiev tìm cách “bảo vệ chính mình”

Cuối năm nay, thoả thuận vận chuyển khí đốt giữa Ukraine và Nga được ký vào năm 2019 sẽ hết hạn. Giới chuyên gia dự báo, đây sẽ là tổn thất lớn với Nga - quốc gia đang bị mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga đi ngược mục tiêu của phương Tây, điểm sáng mới của hợp tác Bắc Kinh-Moscow, CPI Mỹ tăng

Chỉ số giá lương thực giảm, kinh tế Nga đi ngược mục tiêu của phương Tây, Bắc Kinh-Moscow tăng hợp tác tại Viễn Đông, CPI Mỹ tăng nhẹ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nếu Nga và Ukraine “buông tay” thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo

Sở hữu hơn 22.000 km đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, Ukraine đã là một nhân tố chủ chốt trên thị trường năng lượng của châu Âu trong nhiều thập niên. Nhưng đến cuối năm nay, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu có thể bị gián đoạn.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều quốc gia ‘nối gót’ Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, ‘hiệu ứng domino’ manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có...

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu ăn miếng trả miếng lan rộng, từ các nước tiên tiến sang các nước kém phát triển hơn, theo các nhà phân tích.

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng 18/9 tại Thủ đô Hà Nội.

Hé lộ âm mưu phía sau, Nga bình luận, Đài Loan (Trung Quốc) khẳng định chẳng dính líu

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật diễn biến mới xung quanh hàng loạt vụ nổ máy nhắn tin trên khắp Lebanon ngày 17/9 khiến 9 người chết và hơn 2.700 người bị thương.

Không quân Indonesia khẳng định cởi mở, sẵn sàng hợp tác “không phe phái”

Ngày 18/9, Trợ lý Andi Wijaya phụ trách tiềm lực hàng không vũ trụ của Tham mưu trưởng Không quân Indonesia tuyên bố, lực lượng này sẵn sàng hợp tác với mọi quốc gia.

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu “rơi tự do”, Volkswagen chỉ là “nạn nhân đầu tiên”, “gã khổng lồ” Trung Quốc trỗi dậy

Trong khi Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác phải cân nhắc đóng cửa nhà máy, đối thủ cạnh tranh mới từ Trung Quốc lại đang tìm kiếm địa điểm sản xuất tại châu lục này. Điều gì đang xảy ra với các nhà sản xuất ô tô từng là niềm tự hào của châu Âu?

Bài đọc nhiều

Giá vàng miếng SJC đi lên, vàng nhẫn lập đỉnh kỷ lục, thế giới nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt...

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới cùng tăng mạnh. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”. Giá vàng miếng đi lên.

Sắp diễn ra Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

Baoquocte.vn. Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội với quy mô 120 gian hàng, trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ thông tin; điện, điện tử; trang thiết bị nội, ngoại thất...

Giá cà phê thế giới dao động mạnh, trong nước ổn định, dự báo thị trường vụ mới?

Giá cà phê tăng cao do thiếu hàng. Hai nguồn cung cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đều bị biến đổi khí hậu gây mất mùa. Ngoài ra, yếu tố đầu cơ trên sàn London cũng khiến giá cà phê thế giới có sự biến động mạnh và thay đổi liên tiếp.

Hà Nội liên tục “chuyển động”, sẵn sàng đón thêm làn sóng đầu tư mới

Baoquocte.vn. 8 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hà Nội là điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế Thủ đô. Hà Nội vẫn duy trì là điểm đến an toàn, đầy tiềm năng cũng như vị thế hấp dẫn vốn đầu tư của cả nước.

Black Myth: Wukong – Game máy tính Trung Quốc ‘biến hóa’ doanh nghiệp siêu nhỏ vụt lớn thành kỳ lân

Black Myth: Wukong hiện là game máy tính (trò chơi máy tính) bán chạy nhất và có thể trở thành một trong những game thành công nhất từ ​​trước đến nay. Thành công vang dội của nhà phát triển Trung Quốc đến từ đâu?

Cùng chuyên mục

Nhiều quốc gia ‘nối gót’ Mỹ, EU áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, ‘hiệu ứng domino’ manh nha xuất hiện, Bắc Kinh có...

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc đang đối mặt với rủi ro ngày càng tăng khi áp lực tăng thuế nhập khẩu ăn miếng trả miếng lan rộng, từ các nước tiên tiến sang các nước kém phát triển hơn, theo các nhà phân tích.

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc sáng 18/9 tại Thủ đô Hà Nội.

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu “rơi tự do”, Volkswagen chỉ là “nạn nhân đầu tiên”, “gã khổng lồ” Trung Quốc trỗi dậy

Trong khi Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác phải cân nhắc đóng cửa nhà máy, đối thủ cạnh tranh mới từ Trung Quốc lại đang tìm kiếm địa điểm sản xuất tại châu lục này. Điều gì đang xảy ra với các nhà sản xuất ô tô từng là niềm tự hào của châu Âu?

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Báo Thế giới và Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.

Mới nhất

Bàn giao Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 về Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam

Chiều 18/9, tại Hà Nội, Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ trì Hội nghị bàn giao nguyên trạng Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 từ Học viện Quân y về trực thuộc Cục Gìn giữ hòa bình Việt...

CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xe

CMC kích hoạt AI-X; Viettel Post mở công ty con tại Lào; GSM và Mai Linh lập chuỗi sửa xeMIC tạm ứng chi trả bồi thường hơn 900 vụ tổn thất do bão Yagi; Đồng Tâm Group kéo CS Wind của Hàn Quốc đến Long An làm thiết bị điện gió; Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu...

VN-Index tăng gần 6 điểm, cổ phiếu chứng khoán “bay cao” nhờ kỳ vọng Thông tư mới

VN-Index tăng gần 6 điểm, cổ phiếu chứng khoán “bay cao” nhờ kỳ vọng Thông tư mớiHàng loạt cổ phiếu chứng khoán tăng giá mạnh giúp tâm lý nhà đầu tư tiếp tục tích cực ở phiên ngày 18/9. Bước sang phiên giao dịch ngày...

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56

Tại Hội nghị, trong phần phát biểu mở đầu của mình, các Bộ trưởng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Philippines, Myanmar về những ảnh hưởng nặng nề và thiệt hại lớn về người và tài sản do bão Yagi gây ra. Các Bộ trưởng bày tỏ tình đoàn...

Từ 20/9 sẽ triển khai thẻ ảo offline cho hành khách tham gia vận tải công cộng

Ngay sau khi cập nhật phiên bản mới trên ứng dụng “Thẻ Vé Giao Thông HN,” khách hàng sử dụng hình thức thẻ ảo offline mà không cần kết nối mạng internet trong suốt quá trình sử dụng.   Sáng 18/9, ông Thái Hồ Phương, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho...

Mới nhất