Trang chủNewsThế giớiMục tiêu thực sự của Houthi khi phóng tên lửa vào Israel?

Mục tiêu thực sự của Houthi khi phóng tên lửa vào Israel?


Mục tiêu thực sự của Houthi khi phóng tên lửa vào Israel? - 1

Một thành viên Houthi bắn lựu đạn phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập quân sự gần Sanaa, Yemen hôm 30/10 (Ảnh: Reuters).

Khi Israel vẫn liên tiếp tấn công Gaza và thực tế là Hamas chỉ nhận được sự hỗ trợ vũ trang khiêm tốn từ nhóm Hezbollah ở Li Băng một đồng minh khác đã bất ngờ vào cuộc hỗ trợ lực lượng của Palestine.

Chỉ vài ngày trước, các chuyên gia dự đoán rằng việc Hải quân Mỹ đánh chặn thành công tất cả các tên lửa do lực lượng Houthi ở Yemen bắn về phía Israel sẽ ngăn cản họ lãng phí đạn pháo trong tương lai.

Nhưng nhận định này được chứng minh là đã sai khi Houthi lại phóng tên lửa hành trình và UAV vào Israel.

Houthi chưa bao giờ có nhiều cơ hội bắn trúng bất cứ thứ gì cách đó hơn 2.000km trong khi Israel đang ở mức giới hạn của những tên lửa có tầm bắn xa nhất của Yemen.

Và để tiếp cận Israel, tên lửa của Houthi trước tiên phải né tránh các tàu Hải quân Mỹ đang tuần tra trong khu vực vốn có thể bắn hạ chúng, sau đó là các tàu hộ tống mang tên lửa của Hải quân Israel đóng tại Biển Đỏ.

Lực lượng Houthi chắc chắn nhận thức được những hạn chế khó khăn này và biết rằng ngay cả khi có thể vượt qua một số ít rào cản, họ chỉ có thể gây ra thiệt hại tượng trưng khi nhắm vào các mục tiêu Israel.

Câu hỏi đặt ra là biết thực tế như vậy như vì sao Houthi vẫn phóng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công Israel?

Mục tiêu ở nơi khác

Câu trả lời có thể rất đơn giản: thông qua việc bắn tên lửa hành trình, họ không phải đang chiến đấu với một lực lượng quân đội mà đây là “cuộc chiến chính trị”. Và mục tiêu thực sự của nhóm này không phải là Israel mà là kẻ thù không đội trời chung: Ả Rập Xê Út.

Theo các chuyên gia, tên lửa và máy bay không người lái của Houthi có thể không gây tổn hại nhiều cho Israel, nhưng chúng sẽ gây phức tạp cho chính sách ngoại giao khu vực, đặc biệt là đối với Ả Rập Xê Út.

Để hiểu rõ điều này, cần phải nhìn lại lịch sử của Yemen và các cuộc cạnh tranh ở khu vực Vịnh Ả Rập.

Yemen đã trải qua một cuộc cách mạng vào năm 1962, chấm dứt sự cai trị hàng thế kỷ của giới giáo sĩ Hồi giáo Shitte Zaidi. Điều này đã thay đổi đất nước một cách sâu sắc. Vùng cao nguyên phía bắc chủ yếu là người Shitte tuyên bố thành lập nước cộng hòa thân phương Tây là Yemen trong khi người Sunni ở phía nam lập nên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen.

Trải nhanh qua một số cuộc nội chiến, đến năm 1990 lại bùng nổ sự chia rẽ sâu sắc giữa một Yemen thống nhất và hầu hết các nước Ả Rập. Yemen phản đối sự can thiệp của các quốc gia phi Ả Rập nhằm trục xuất lực lượng Iraq khỏi Kuwait sau khi Tổng thống Saddam Hussein tấn công nước láng giềng nhỏ hơn này.

Ả Rập Xê Út, quốc gia ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự nhằm tấn công Iraq, đã đáp trả bằng cách trục xuất gần 1 triệu công nhân Yemen ra khỏi vương quốc này. Đối với Yemen, vốn đã là một quốc gia nghèo, điều này đồng nghĩa với việc gồng gánh thêm khó khăn kinh tế.

Trong khi đó, cuộc tranh giành ảnh hưởng kéo dài ở Trung Đông, giữa Ả Rập Xê Út và Iran, đã tìm thấy một “sân khấu mới” ở Yemen, nơi một cuộc nội chiến toàn diện nổ ra vào năm 2014.

Tính đến năm 2022, cuộc xung đột này đã phần nào giảm căng thẳng nhưng Yemen vẫn có hai “chính phủ” cạnh tranh nhau, cả hai đều không nắm toàn quyền kiểm soát đất nước.

Một là Chính phủ Cứu quốc do Iran hậu thuẫn, có trụ sở tại thủ đô Sanaa, và kiểm soát phần lớn lãnh thổ. “Chính phủ” còn lại trên danh nghĩa cư trú tại cảng Aden phía nam, nhưng các thành viên chủ yếu ở Riyadh và luôn tuyên bố mình là những người cai trị hợp pháp duy nhất.

Điều bất ngờ là hồi tháng 3, Riyadh và Tehran đã đáp lại những nỗ lực hòa giải của Trung Quốc và Iraq và tái thiết lập quan hệ ngoại giao sau 7 năm. Có khả năng cả hai bên đều muốn xoa dịu căng thẳng ở Yemen nhưng cũng muốn tận dụng thời gian yên ổn này để theo đuổi các lợi ích chiến lược khác của mình.

Ả Rập Xê Út đã có một kế hoạch lớn trong việc bình thường hóa quan hệ với Israel. Nhưng chiến dịch tấn công phối hợp của Hamas vào ngày 7/10 nhắm vào Israel khiến nỗ lực này của Riyadh gặp trắc trở. Trong vòng vài ngày, Ả Rập Xê Út được cho là đã thông báo với Mỹ rằng, họ đang tạm dừng các kế hoạch cho thỏa thuận được đề xuất với Israel mà Washington đang cố gắng hòa giải.

Khi Gaza đang bị tấn công, dù ít dù nhiều thì sự hỗ trợ vũ trang duy nhất dành cho người Palestine là từ Hezbollah. Vụ phóng tên lửa của Houthi nhằm vào Israel vào ngày 19/10 dường như chỉ xảy ra một lần. Nhưng các đợt tấn công lặp đi lặp lại với quy mô lớn hơn vào đầu tuần này, mặc dù hoàn toàn không hiệu quả dường như đang đặt ra một thực tế: một nhóm quân sự đang dần can dự vào cuộc xung đột Israel – Hamas.

Trong khi đó, tuần qua Nhà Trắng cho biết, “Ả Rập Xê Út đã thể hiện việc sẵn sàng tiếp tục” hướng tới một thỏa thuận bình thường hóa với Israel. Tuy nhiên, Riyadh chưa xác nhận tuyên bố của Nhà Trắng.

Tuy nhiên, nếu tuyên bố của Nhà Trắng là được xác nhận thì những vụ phóng tên lửa mới nhất của Houthis sẽ khiến việc biến kế hoạch đó thành hiện thực trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.



Nguồn

Cùng chủ đề

Bản tin 60s: Người Việt tụt hạng về chỉ số thông thạo tiếng Anh

Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung bình.  Cụ thể, người Việt đạt 498/800 điểm, nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp (tức là từ 450 đến 499 điểm). Năm ngoái, Việt Nam đạt 505 điểm, xếp 58 thế giới và thuộc nhóm trung...

Iran chuẩn bị tấn công Israel mạnh hơn?

Tờ The Wall Street Journal ngày 3.11 loan tin Iran đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công trả đũa Israel liên quan các đầu đạn mạnh hơn và những loại vũ khí khác. ...

Cuộc đua marathon, bước chân mở đường và dấu ấn lịch sử trên đất Ả Rập

(Dân trí) - "Máu lửa", "chạy đua" là điều Thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh để khích lệ việc thúc đẩy hợp tác. Nhờ đó, 6 ngày công du ở 3 nước Trung Đông của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử.   Trong tâm trí nhiều người, vùng đất Ả Rập chỉ có nắng, gió, cát vàng cùng những câu chuyện huyền thoại trên sa mạc rộng lớn. Nhưng ngày nay, các quốc gia...

Liên hợp quốc cảnh báo về sự lớn mạnh của Houthi

Các chuyên gia Liên hợp quốc cho rằng, kể từ khi xung đột ở Gaza bắt đầu vào năm ngoái, người Houthi đang “lợi dụng tình hình” để “chuyển mình”

Mỹ cảnh báo Trung Quốc về can thiệp bầu cử, Đức triệu Đại sứ Iran tại Berlin, Trung Quốc bắt “gián điệp” Hàn Quốc

Hezbollah bổ nhiệm thủ lĩnh mới, Indonesia và Nga tập trận hải quân lịch sử, Ấn Độ và Trung Quốc đẩy nhanh rút quân ở biên giới, Triều Tiên nhận công nghệ vũ khí từ Nga khiến Hàn Quốc lo lắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gia đình Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái Cece Trương hát về chủ đề “Mẹ”

(Dân trí) - Ca sĩ Cẩm Vân, Khắc Triệu và con gái Cece Trương sẽ cùng tham gia chương trình "Quê hương biển gọi" số 6 với chủ đề "Mẹ". Quê hương biển gọi là dự án nghệ thuật có sự tham gia của các nghệ sĩ, hoa hậu, người mẫu... sinh ra, lớn lên hoặc từng học tập và công tác tại Khánh Hòa, yêu mến Khánh Hòa. Chương trình nhằm chung tay xây dựng nguồn ngân sách hỗ...

Hãng điện thoại Trung Quốc ra mắt S25 và S25 Ultra trước cả Samsung

(Dân trí) - Itel, hãng điện thoại có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, vừa cho ra mắt bộ đôi smartphone S25 và S25 Ultra, có thiết kế giống những hình ảnh bị rò rỉ về Galaxy S25 Ultra của Samsung. Trong khi Samsung dự kiến sẽ ra mắt dòng smartphone Galaxy S25 vào đầu năm sau, những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này đã bị rò rỉ trên mạng. Có thể dựa vào...

Vì sao Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách?

(Dân trí) - Theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hút hàng vạn khách là tín hiệu rất đáng mừng vì người Việt đặc biệt quan tâm tới lịch sử. Những ngày qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hút khách bậc nhất tại Hà Nội. Chỉ tính riêng ngày 10/11, điểm đến này đón lượng khách...

Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 đã yêu cầu Israel tránh tiến hành các cuộc không kích, như một phần của cuộc chiến chống lại Hezbollah tại Li Băng, gần một trong những căn cứ của Moscow tại Syria. "Israel thực sự đã tiến hành một cuộc không kích ngay tại vùng lân cận Hmeimim", ông Alexander Lavrentiev, đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Cận Đông, nói với hãng thông tấn RIA Novosti.Và ông nhấn mạnh...

Nga lên tiếng về việc Mỹ đặt căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan

(Dân trí) - Nga ngày 13/11 cho rằng, việc Mỹ mở một căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Moscow bằng cách di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự đến gần biên giới của nước này hơn. Mỹ ngày 13/11 chính thức khai trương căn cứ tên lửa mới tại Redzikowo, phía Bắc Ba Lan. Căn cứ này bắt đầu được xây dựng từ những năm 2000, tại thị trấn...

Bài đọc nhiều

Anh, Pháp và Ba Lan tìm cách ngáng đường ông Trump, Tổng thống Zelensky dõng dạc tuyên bố

Việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ không chỉ làm Ukraine lo lắng, mà nhiều nước châu Âu cũng đang tìm cách ứng phó tác động của điều này tới viện trợ quân sự cho Kiev.

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Cùng chuyên mục

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Nga “nóng mặt” vì động thái ở Ba Lan? Một nước NATO được mời làm đối tác BRICS, Mỹ nhắc nhẹ Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h.

Mỹ mở căn cứ tên lửa mới ở Ba Lan, khẳng định quyết tâm chiến lược

Ngày 13/11, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới tại bờ biển Baltic của Ba Lan, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu.

Mới nhất

Gánh hậu quả vì bỏ qua dấu hiệu sớm của đột quỵ

Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho người bệnh nam (48 tuổi, Hà Nội) gặp tai nạn giao thông do bỏ qua dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ. Mới đây, các bác sỹ khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu kịp thời cho...

Vingroup tách VinFast, lập công ty vốn gần 2.500 tỉ đồng

Động thái tách Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast được hội đồng quản trị Vingroup thực hiện ngay sau khi cam kết hỗ trợ về tài chính cho thương hiệu xe điện này. ...

Ngồi nhiều, làm sao để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm?

Ngồi nhiều ở nơi làm việc sẽ gây áp lực lên cột sống. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài sẽ...

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó Ban Dân tộc,...

Mới nhất