Trang chủNewsKinh tếMục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%

Mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%


Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 23/10, Quốc hội nghe các báo cáo về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2024 – 2026; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức

Mở đầu phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Báo cáo, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới biến động nhanh, mạnh, phức tạp, nhiều rủi ro; nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt quá khả năng dự báo, ảnh hưởng sâu, rộng, toàn diện, cần thời gian để ứng phó, thích ứng. Trong nước, nền kinh tế trải qua 03 giai đoạn cơ bản, từ phòng ngừa, kiểm soát chặt chẽ đà lây lan của đại dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả, mở cửa lại nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi và ứng phó, thích ứng với những khó khăn, thách thức mới của kinh tế toàn cầu.

Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nước ta đã thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (KTXH); mặc dù còn những hạn chế, bất cập nhưng về cơ bản đã đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực…

Sau nửa nhiệm kỳ, nước ta cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nền tảng phát triển KTXH, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn; vẫn tiếp tục là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu giai đoạn 2021 – 2023 dự kiến có sự thay đổi tích cực hơn so với giai đoạn 2016 – 2018. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam, dự báo kinh tế nước ta sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế còn gặp nhiều thách thức; ổn định kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc do chịu tác động của các yếu tố bên ngoài. Năm 2023, nhiều động lực tăng trưởng chính chậm lại, đối mặt với nhiều khó khăn; kim ngạch xuất khẩu ước giảm 3,5%, nhập khẩu giảm 4,2%; nợ xấu có xu hướng tăng; chỉ số lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao; các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro.

Bên cạnh đó, sau đại dịch COVID-19, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã đến mức tới hạn; hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục còn nhiều khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng; việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đáp ứng yêu cầu tạo chuyển biến nhanh về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đầu tư cho văn hoá còn dàn trải, hiệu quả chưa cao; thu nhập của người dân còn ở mức trung bình thấp, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; an sinh xã hội, giảm nghèo còn nhiều thách thức…

Về tình hình thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Chương trình hành động để tổ chức thực hiện; trong đó, đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án. Việc thực hiện Kế hoạch tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản bám sát mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 31/2021/QH15. Tuy nhiên, bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước nhiều khó khăn, thách thức đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm.

Trong thời gian tới, Chính phủ xác định tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Tập trung thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả Chiến lược 10 năm, Kế hoạch 5 năm, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Bên cạnh đó, đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để vừa chống chịu, thích ứng với bối cảnh, tình hình mới, vừa tranh thủ thời cơ, cơ hội, động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng, tăng tốc phát triển KTXH nhanh và bền vững; tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đồng thời, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững; tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực tiếp vấn đề vượt thẩm quyền; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực…

Mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5% – 7% là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn

Báo cáo thẩm tra đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, về tình hình kinh tế – xã hội 3 năm 2021 – 2023, Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với nhiều nội dung theo Báo cáo của Chính phủ, tuy nhiên, các kết quả, nhận định và đánh giá cần phải bám sát Nghị quyết số 16/2021/QH15 và các nghị quyết khác của Quốc hội có liên quan và sát với tình hình thực tế hiện nay.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến, thay đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường và không thể dự báo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Trong nước, Việt Nam phải thực hiện đa mục tiêu, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và tự chủ, tự cường gắn với hội nhập quốc tế…

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, với chủ trương nhất quán không đánh đổi môi trường, sức khỏe và tính mạng của người dân lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều chính sách, giải pháp được ban hành cả trong ngắn hạn và dài hạn; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phục hồi và phát triển KTXH đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ triển khai quyết liệt và linh hoạt. Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH và nhiều nghị quyết khác đã được ban hành kịp thời với quy mô lớn và nhiều cơ chế, chính sách chưa có tiền lệ để hỗ trợ phục hồi và phát triển KTXH.

Về tình hình KTXH, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, sau 02 năm chịu tác động nặng nề của dịch COVID-19 cộng với bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm, nhiều rủi ro, KTXH nước ta đã phục hồi, đạt được kết quả tích cực. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,56% khi nhiều nền kinh tế có mức tăng trưởng âm; năm 2022 phục hồi mạnh mẽ, đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch (6 – 6,5%); 9 tháng đầu năm 2023 đạt 4,24%, cả năm dự báo khoảng 5 – 5,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; khu vực nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế. Lạm phát cơ bản được kiểm soát phù hợp; cơ cấu thu ngân sách được củng cố; bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 03 năm ước ở mức 3,6% GDP; các chỉ tiêu an toàn nợ công dự kiến đều trong giới hạn cho phép. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh; các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đạt kết quả đáng ghi nhận.

Ủy ban Kinh tế đánh giá những kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận; tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế như: Công tác phòng, chống dịch COVID-19 có thời điểm còn bị động, lúng túng, nhất là giai đoạn đầu khi biến chủng Delta bùng phát mạnh; còn tình trạng tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tuy nhiên, chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; Thu NSNN thường xuyên vượt so với dự toán, phản ánh xây dựng dự toán thấp, làm bó hẹp không gian tài khóa và ảnh hưởng đến dự toán thu của năm tiếp theo…

Về hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, với tác động mang tính độ trễ của các giải pháp từ chính sách hỗ trợ nền kinh tế được triển khai liên tục từ đầu năm 2022, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, khoa học của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tăng cường giám sát, phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả, Chính phủ, các Bộ, ngành quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, Ủy ban Kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế năm 2024 – 2025 có thể được phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng trưởng bình quân khoảng 6,5% – 7% và cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 – 2020 (6,25%) là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, không thể lường trước.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết cần nhấn mạnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 16/2021/QH15 và các nghị quyết khác có liên quan của Quốc hội.

Cụ thể: Bám sát tình hình kinh tế, tài chính quốc tế; chủ động phân tích, dự báo diễn biến các thị trường quốc tế để có kịch bản chủ động ứng phó phù hợp; Triển khai quyết liệt các giải pháp phù hợp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm.

Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số gắn với nâng cao năng lực nội tại; Nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất ban hành mới hoặc kéo dài các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, phí, lệ phí… để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Đồng thời cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ tri thức giai đoạn 2021 – 2030; đẩy mạnh hợp tác giữa các doanh nghiệp FDI và các trường đại học của Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội. Khẩn trương trình Quốc hội xem xét, thông qua CTMTQG về chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, phát huy sự chủ động, sáng tạo và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.



Source link

Cùng chủ đề

Thi đua luyện giỏi, rèn nghiêm mừng ngày hội lớn

Các chiến sĩ tập luyện động...

Những hình ảnh đầu tiên đoàn 4.500 khách của tỷ phú Ấn Độ ở Hà Nội

(Dân trí) - Từ trưa 27/8, những nhóm khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách của tỷ phú Ấn Độ đã bắt đầu hành trình khám phá Hà Nội. Từ trưa 27/8, những nhóm khách đầu tiên trong đoàn 4.500 khách của Tập đoàn dược phẩm Sun Pharmaceutical Industries Limited (Ấn Độ) đã đến Hà Nội. Theo lịch trình, các nhóm lần lượt sẽ ghé Di tích Nhà tù Hỏa Lò (quận Hoàn Kiếm). Xe đầu tiên chở 37 khách, đa...

Quan ngại về việc sử dụng "trợ lý" AI trong ngành cảnh sát

Ngày 26/8, truyền thông Mỹ đưa tin một số sĩ quan cảnh sát nước này đã bắt đầu thử nghiệm dùng chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Draft One lập các báo cáo sự cố. Tuy nhiên, một số công tố viên, cơ quan giám sát cảnh sát và chuyên gia pháp lý lo ngại nguy cơ những chatbot này có thể thay đổi tài liệu cơ bản trong hệ thống...

Miền trung hè 2016 – có gì “nóng”?

  Có thể bạn nghĩ mình đã khám phá trọn vẹn miền Trung sau khi “check - in” kha khá cung đường di sản. Thế nhưng, nếu đọc hết danh sách hấp dẫn dưới đây, có lẽ bạn sẽ thay đổi suy nghĩ, bởi dải đất hẹp thương yêu này còn quá nhiều điều thú vị mà nếu chỉ đến một lần sẽ không thể trải nghiệm hết. Đến Hội An để… ăn Dù ngày hay đêm, bạn đều tìm thấy nét...

Mùa nước nổi nhớ… món ăn quê

  Mỗi độ tháng 9 - 10, nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong ào ạt đổ về miền Tây. Nước dâng cao làm ngập làng quê, biến cánh đồng trắng xóa mênh mông và làm nỗi nhớ nhà cứ rưng rưng không dứt... Tuổi thơ tràn trề mùa nước lũ… Người miền Tây quê tôi có câu: “6 tháng đạp đất đồng khô, nửa năm đi trên mặt nước” để nói về chu kỳ con nước của sông Cửu Long. Xa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thi đua luyện giỏi, rèn nghiêm mừng ngày hội lớn

Các chiến sĩ tập luyện động...

Phải thực chất, tránh hình thức

Sáng 27/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. Vẫn còn chồng chéo các quy hoạch Phát biểu ý kiến, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, hệ thống các quy hoạch trong dự thảo Luật đã được sàng lọc song vẫn còn chồng chéo trong nội bộ các quy hoạch trong dự thảo Luật cũng như giữa...

Việt Nam tham dự Tuần lễ giao lưu văn hóa thành phố Leipzig, CHLB Đức

Tiết mục "Múa sạp" của Việt...

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và nâng lên; tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi tăng so với năm học trước; tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 99,9%. ...

Hợp tác Quốc hội làm sâu sắc hơn tình hữu nghị Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 30/8/2024. ...

Bài đọc nhiều

Lãi suất ngân hàng hôm nay 26/8/2024: ‘Ông lớn’ tiếp tục tăng lãi suất huy động

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục tăng lãi suất huy động lần thứ hai (tính từ đầu tháng 8), với 0,2%/năm kỳ hạn 1-5 tháng và 0,3%/năm kỳ hạn 6-11 tháng. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến áp dụng cho tài khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, kỳ hạn 1-2 tháng tăng lên 3,25%/năm, 3-5 tháng tăng lên 3,45%/năm. Với mức tăng 0,3%/năm, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 6-11 tháng lên 4,55%/năm. Lãi...

Cải tiến hay cải cách trước sự biến đổi không ngừng trong kỷ nguyên mới

Cải tiến hay cải cách trước sự biến đổi không ngừng trong kỷ nguyên mớiTrong kỉ nguyên mới, khi thị trường biến đổi không ngừng và mức độ cạnh tranh được gia tốc, buộc doanh nghiệp phải cân nhắc cải tiến hay cải cách để tăng trưởng và vươn tầm ra thế giới. Nhiều thử thách với doanh nhân, doanh nghiệp Ngày 22/8, Hội Doanh nhân Trẻ...

Chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là “quan ngại” lớn

DNVN - Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng, kinh tế Việt Nam đang phục hồi, tăng trưởng tín dụng có cải thiện, tuy nhiên chất lượng tài sản ngân hàng vẫn là “quan ngại” lớn. ...

Giá lúa gạo hôm nay 26/8/2024: Giá gạo tăng 50

Giá lúa gạo hôm nay ngày 26/8 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ với mặt hàng gạo. Giá gạo tăng 50-150 đồng/kg, giá lúa duy trì ổn định. Ghi nhận tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, nông dân chào giá cao, thương lái hỏi mua nhiều, giá neo cao. ...

TrueDoc sáp nhập AiHealth, nhận vốn từ TNB Aura Scout

TrueDoc đang có bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm mang lại nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chất lượng dành cho người dùng Việt Nam. Đây cũng là bước đệm để công ty có thể trở thành kỳ lân trong tương lai Cùng với khoản đầu tư từ Quỹ mạo hiểm TNB Aura Scout, TrueDoc (tiền thân là Doctor Anywhere Việt Nam) cũng sáp...

Cùng chuyên mục

Thêm điểm giao dịch của SCB dừng hoạt động

Phòng giao dịch Hùng Vương thuộc SCB chi nhánh Hải Phòng (địa chỉ số BH01 - 44 + 45, Khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) vừa chấm dứt hoạt động (giải thể) kể từ ngày 26/8.  Việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch SCB Hùng Vương căn cứ trên quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB và đã được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà...

Giá lúa tăng 200 đồng/kg; giá gạo tăng 50 -100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/8 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng cả với mặt hàng gạo và lúa. Giá gạo tăng 50-100 đồng/kg, giá lúa tăng 200 đồng/kg. Ghi nhận tại các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay, thị trường lúa giao dịch mua bán khá, giá neo cao, thương lái hỏi mua nhiều, nông dân chào giá cao. ...

Vàng gần đạt đến mức cao kỷ lục

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai...

Xuất khẩu cà phê vọt lên mức cao nhất trong 2,5 năm gần đây

Trên thị trường hàng hoá phái sinh, theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV, đóng cửa phiên giao dịch 26/8, giá cà phê Arabica tăng thêm 0,95%, lên mức 5.503,83 USD/tấn, là mức cao nhất hai năm rưỡi, nối tiếp đà khởi sắc từ cuối tuần trước. Trước đó, theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8, Việt Nam đã xuất khẩu gần 37.000 tấn cà phê...

Quảng bá sản phẩm hạt dẻ Quảng Lạc

Kết nối quảng bá, xúc tiến tiêu thụ mận hậu và nông sản sạch tỉnh Sơn La Hà Giang: Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hàng hóa, văn hóa ẩm thực đặc sắc Mới đây, tại vườn dẻ thôn Quang Trung II, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã diễn ra lễ khai mạc mùa hạt dẻ xã Quảng...

Mới nhất

8 thiên đường biển đảo phải ‘check-in’ dịp lễ 30/4

Lễ 30/4 & 1/5 năm nay có đến 5 ngày nghỉ để bạn cùng người thân, bạn bè tung tăng cùng “biển xanh nắng vàng”. Nếu vẫn đang đắn đo lựa chọn, hãy tham khảo danh sách cực “hot” dưới đây nhé! Vịnh Hạ Long Chiếc du thuyền nhẹ nhàng len lỏi giữa các đảo đá cổ tích, sống động đến...

Mãn nhãn với màn trình diễn 3D mapping tại trụ sở Bộ TT&TT

Màn trình diễn 3D mapping là món quà đặc biệt của Văn phòng Bộ TT&TT dành tặng cho các cán bộ công chức, viên chức, người lao động nhân Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành TT&TT. Tối 26/8, nhân Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành TT&TT (28/8/1945 - 28/8/2024), Bộ TT&TT đã tổ chức trình chiếu...

Huyền ảo mùa đông Bắc Âu

  Địa lý - xã hội Trải rộng trên diện tích khoảng 1.494.513km2, Bắc Âu ngày nay gồm: Estonia, Đan Mạch, Iceland, Lithuania, Phần Lan, Anh, Iceland, Latvia, Na Uy, Thụy Điển... Các quốc gia này không chỉ tương đồng về địa lý, lịch sử mà còn điểm chung về hệ thống chính trị, xã hội.  Dân bản xứ chủ yếu là...

Giáng sinh châu Âu – những sắc màu cổ tích

Ngay từ cuối tháng 11, những khu chợ Giáng sinh ở châu Âu đã bắt đầu tấp nập với những cây thông khổng lồ rực rỡ sắc màu, con đường lung linh ánh đèn cùng nhiều hoạt động hấp dẫn khác diễn ra náo nhiệt… khiến bạn như lạc vào khung cảnh thần tiên. Hãy cùng điểm qua những...

Giáng sinh Bắc Âu – giấc mơ tuyết trắng

  Qua đêm tại lều tuyết Igloo Tạm biệt TPHCM, tôi bắt đầu hành trình khám phá đất nước Phần Lan mà điểm đến đầu tiên chính là Saariselka. Đây là một ngôi làng nhỏ được bao quanh bởi công viên quốc gia hoang dã Urho Kekkonen. Cứ tưởng tượng từ 300C vùng nắng ấm, bạn bất ngờ chống chọi với...

Mới nhất

RỦ NHAU DU XUÂN KINH BẮC