Trang chủEnterpriseNgân hàng TMCP SacombankMục tiêu “kép” của Sacombank trên lộ trình phát triển bền vững

Mục tiêu “kép” của Sacombank trên lộ trình phát triển bền vững


Sacombank sẵn sàng cho hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu

Sacombank sẵn sàng cho hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu

Thái độ ứng xử với nợ xấu của Sacombank đóng vai trò quan trọng trong tái cơ cấu

Gần đây, Moody’s đã nâng bậc xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng ở nhiều hạng mục, nhờ kết quả xử lý đáng kể các tài sản tồn đọng, giúp cải thiện chất lượng tài sản lẫn khả năng sinh lợi, huy động và thanh khoản.

Sự khôi phục xếp hạng tín nhiệm của Moody’s về mức trước sáp nhập là một trong những tiêu chí quan trọng để nhìn về lộ trình tái cấu trúc của Sacombank. Nhớ lại giai đoạn năm 2016, chính đơn vị xếp hạng này đã hạ bậc ngân hàng trong bối cảnh vừa sáp nhập với ngân hàng Phương Nam và bắt đầu thực hiện đề án tái cơ cấu.

Đó là một giai đoạn khó khăn đối với Sacombank dù quy mô hậu sáp nhập tăng lên đáng kể. Hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng nhưng việc phải trích lập dự phòng cho vấn đề nợ xấu sau sáp nhập khiến lợi nhuận suy giảm, nhiều chỉ số an toàn hoạt động dưới chuẩn quy định, uy tín và thương hiệu ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, tác động lớn đến các đối tác, khách hàng và cán bộ nhân viên.

Sau khi xây dựng và trình NHNN phê duyệt Đề án tự tái cơ cấu, Sacombank đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ để đôn đốc từng hồ sơ, xử lý nợ xấu công khai, minh bạch và đảm bảo lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng.

Nhóm giải pháp thứ hai là tiến hành tái cấu trúc mô hình hoạt động, tách bạch và nâng cao năng lực quản trị – điều hành – giám sát theo Thông tư 13, đồng thời áp dụng các thông lệ quản trị tiên tiến và chuẩn mực quốc tế vào hệ thống quản trị rủi ro.

Ngoài quản trị, nhóm giải pháp thứ ba là đẩy mạnh phục hồi các hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc nguồn vốn và hoạt động cho vay theo hướng an toàn hơn để tạo nguồn lực tài chính nhằm xử lý dần các vấn đề tồn đọng, ngân hàng cũng đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, tăng cường quản trị chuyên nghiệp và liên tục đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ.

Thực tế cho thấy ba nhóm giải pháp này đã mang lại kết quả khả quan. Tỉ trọng tài sản tồn đọng trên tổng tài sản tiếp tục giảm mạnh, về mức 3% vào cuối năm 2023, từ con số khi mới bắt đầu đề án là 28,1% vào năm 2016.

Tính riêng năm ngoái, số liệu cho thấy ngân hàng thu hồi và xử lý thêm gần 8.000 tỉ đồng, trong đó gần 4.500 tỉ đồng là các khoản thuộc đề án tái cơ cấu. Sacombank cũng đồng thời trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định với tổng số dư dự phòng rủi ro lên đến 25.099 tỉ đồng, trong đó trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ bán VAMC chưa xử lý.

Đánh giá về quá trình xử lý nợ xấu của Sacombank, PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính, Đại học Kinh tế TP HCM, cho rằng những thành tựu nhất định trên đã cho thấy quyết tâm cao của ban lãnh đạo ngân hàng, đặc biệt là trong bối cảnh đề án tái cơ cấu trước đó chưa tính đến những khó khăn của thị trường trong nhiều năm qua (như Covid-19, căng thẳng địa chính trị hay nợ xấu chung của thị trường tăng lên…).

Đồng thời, bài học từ Sacombank cho thấy thái độ ứng xử với nợ xấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc tái cơ cấu các ngân hàng. Bên cạnh việc thay đổi yếu tố quản trị, xử lý nợ xấu có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh và bảng cân đối tài sản của ngân hàng.

Trường hợp Sacombank cũng cho thấy hướng đi rõ ràng hơn cho việc xử lý các ngân hàng yếu kém theo phương án sáp nhập. Thực tế việc hợp nhất chưa bao giờ là dễ dàng vì không chỉ nợ xấu tăng đột biến, mà còn là sự hài hòa trong câu chuyện quản trị và điều hành hậu sáp nhập. “Vấn đề là làm thế nào để Ngân hàng tốt cộng Ngân hàng xấu để biến thành Ngân hàng tốt? Yếu tố hài hòa là rất quan trọng”, ông Huân nhấn mạnh.

Tập trung nguồn lực, phục hồi vị thế

Ở góc độ đầu tư cổ phiếu ngân hàng, Sacombank được xem là “ngôi sao triển vọng” xét về tiềm năng tăng trưởng kinh doanh sau khi hoàn thành đề án tái cấu trúc.

Sacombank tập trung nguồn lực phục hồi vị thế

Sacombank tập trung nguồn lực phục hồi vị thế

Trước đó, nhóm phân tích của Công ty chứng khoán SSI bình luận rằng nếu Sacombank tiếp tục duy trì tốc độ xử lý nợ xấu và hiệu quả kinh doanh tốt, sự trở lại sẽ rất ấn tượng.

Đánh giá tương tự, theo ông Huân, việc Sacombank từ ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao xuống mức thấp, thậm chí có thể thấp hơn 3% trong khi tỉ lệ toàn ngành trên 3%, là một thành quả rất đáng ghi nhận. “Nếu xử lý nợ tốt, Sacombank có thể mở ra thời kỳ mới, thời kỳ cổ đông sẽ hưởng lợi từ kết quả lợi nhuận của ngân hàng”, ông Huân nói.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Sacombank năm 2023 đạt 9.595 tỉ đồng, tăng 51,4% và hoàn thành 101% kế hoạch đặt ra. Các chỉ tiêu sinh lời như ROA hay ROE lần lượt đạt 1,22% và 18,30%, cao hơn nhiều so với mức năm 2022 (0,31% và 4,47%).

Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh cơ bản của Sacombank vẫn đang có sự cải thiện đáng kể, dù bối cảnh nợ xấu toàn ngành đang tăng lên và sức cầu thị trường quốc tế và nội địa vẫn đang ở mức thấp. Quy mô lợi nhuận tăng lên cũng cho thấy hoạt động xử lý nợ xấu đang dần đi đến chặng cuối, đồng thời giúp cấu trúc tài chính ngân hàng ngày càng vững chắc hơn.

Lợi nhuận giữ lại sau trích lập các quỹ đến cuối năm 2023 của Sacombank đã ở mức 18.387 tỉ đồng, gần bằng vốn điều lệ. Vấn đề chia cổ tức do đó luôn là mối quan tâm lớn của các cổ đông ngân hàng này tại mỗi kỳ ĐHCĐ, khi nhìn vào con số lợi nhuận giữ lại ngày càng lớn. Nguồn tiền để chia cổ tức đã có, vấn đề còn lại là thời điểm chia. Các lãnh đạo cấp cao ngân hàng này đã nhiều lần chia sẻ, các thủ tục cần thiết đã được Sacombank đệ trình NHNN, ngay sau khi được phê duyệt sẽ tiến hành chia cổ tức cho cổ đông.

Theo ông Huân, chính sách chia cổ tức nhìn chung tùy thuộc vào từng công ty, nhưng cho dù là không chia thì giá trị cổ đông cũng không mất đi, mà vẫn nằm trong cổ phiếu, chia càng muộn thì giá trị càng cao. Còn tại trường hợp Sacombank, cho dù có muốn chia mà NHNN chưa duyệt thì cũng không thực hiện được. “Nếu ngân hàng xử lý xong nợ tồn đọng và trích lập dự phòng đầy đủ, thì phần lợi nhuận giữ lại chính là lợi nhuận của cổ đông. Vấn đề là sự kiên nhẫn, những cổ đông trung thành, ở lại càng lâu thì phần thưởng càng lớn”, ông Huân đánh giá.

Việc củng cố nội lực vẫn tiếp tục được đẩy mạnh với những mục tiêu ngày càng cao hơn. Ngân hàng vừa công bố hoàn thành triển khai và ứng dụng Basel III vào cuối năm ngoái. Dự án triển khai Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 9 (IFRS 9) vẫn đang thực hiện đúng tiến độ. Khi hoàn thành, Sacombank sẽ nằm trong nhóm ngân hàng tiên phong áp dụng chuẩn mực kế toán giúp các ngân hàng phân loại, đánh giá tài sản và phòng ngừa rủi ro tốt hơn.

Sacombank cũng không chậm bước ở câu chuyện chuyển đổi số, hoạt động mà ngân hàng vẫn luôn dành nguồn lực để triển khai trên toàn hệ thống trong bối cảnh thực hiện đề án tái cơ cấu suốt 7 năm qua. Nhóm giải pháp chuyển đổi số toàn diện cũng cho thấy “trái ngọt” với vị thế nằm trong tốp đầu ngân hàng đi đầu về chuyển đổi số, tiên phong ra mắt nhiều sản phẩm hiện đại, đa tiện ích được đánh giá cao về trải nghiệm và mức độ an toàn. Mới đây nhất Ngân hàng đã ra mắt Tổng đài chăm sóc khách hàng thế hệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), bên cạnh đó là hệ thống máy giao dịch hiện đại STM mà khách hàng có thể sử dụng giọng nói và tương tác chạm để thực hiện các giao dịch… “Chuyển đổi số không đơn thuần là các dự án công nghệ mới mà phải thay đổi tư duy, thay đổi mô hình kinh doanh và quy trình, nâng cao kỹ năng và năng lực số trong tổ chức mới có thể thành công”, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Sacombank, từng nhấn mạnh.

Khách hàng trải nghiệm máy STM

Khách hàng trải nghiệm máy STM

Hướng đến phát triển bền vững

Một điểm thú vị, bên cạnh mục tiêu ngắn hạn đến năm 2025 là hoàn thành đề án tái cơ cấu, sớm trở lại vị thế bán lẻ dẫn đầu, Sacombank còn đặt mục tiêu dài hạn tiếp theo là câu chuyện phát triển bền vững, trong bối cảnh Chính phủ hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net–Zero) vào năm 2050. Ngân hàng cũng đã đưa ra chiến lược mới bao gồm bốn trọng tâm cho phát triển bền vững. Tăng trưởng bền vững: mang đến lợi ích dài hạn cho cổ đông, khách hàng, cộng đồng và quốc gia; Khách hàng là trọng tâm: sản phẩm, dịch vụ luôn xoay quanh lợi ích trước nhất của khách hàng; Nhân sự là động lực cho sự phát triển: 99% cán bộ quản lý được thăng tiến từ nguồn lực nội bộ; Quản trị minh bạch: cơ cấu tổ chức rõ ràng, quản trị rủi ro được ưu tiên và luôn hướng đến tiêu chuẩn quốc tế mới nhất.



Nguồn: https://nld.com.vn/muc-tieu-kep-cua-sacombank-tren-lo-trinh-phat-trien-ben-vung-196240502093447427.htm

Cùng chủ đề

Nhiều dự án của phụ nữ tranh tài tại cuộc thi khởi nghiệp xanh

Trong số 36 dự án tranh tài chung kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án Khởi nghiệp Xanh – Phát triển bền vững lần thứ 10 năm 2024 có nhiều dự án do phụ nữ, đặc biệt là phụ...

VPBank lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm ESG cao nhất rổ VNSI

VPBank lần thứ 6 liên tiếp lọt Top 20 doanh nghiệp có điểm số Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) cao nhất trong rổ Chỉ số Phát triển Bền vững (VNSI) của Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX), đồng thời nằm trong Top 5 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường trong năm 2024. Trong kỳ đánh giá phát triển bền vững mới nhất của HSX, điểm số của các cấu phần...

Làm sao để vốn xanh “tự tìm đến”? (Bài 3)

Nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, tập trung vào sự minh bạch, giữ gìn cho môi trường, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng xanh và nhận được sự hỗ trợ xứng...

VietinBank – Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả thông qua dịch vụ GoGreen Plus

Ngày 7/11/2024 tại Hà Nội, DHL Express Việt Nam tổ chức Lễ trao Chứng nhận “Ngân hàng giảm khí thải CO2 hiệu quả tại Việt Nam thông qua dịch vụ GoGreen Plus” cho VietinBank. Chứng nhận thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của VietinBank trong việc giảm thiểu khí thải carbon và phát triển bền vững. VietinBank được đánh giá là ngân hàng Việt Nam dẫn đầu trong nỗ lực giảm khí thải carbon thông qua việc...

Captain Boy: Rapper yêu mẹ

Em út của Anh trai say hi Captain Boy là ca sĩ khách mời đêm nhạc Ngày hội Việt Nam xanh diễn ra lúc 19h ngày 9-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên, TP.HCM. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một loạt ngân hàng cảnh báo về thẻ tín dụng, thẻ thanh toán sắp bị ngừng giao dịch

(NLĐO) – Những tài khoản, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng chưa xác thực sinh trắc học, giấy tờ tùy thân hết hạn sẽ bị ngân hàng ngừng giao dịch. ...

Giá vàng miếng SJC giảm tiếp theo đà lao dốc của thế giới

(NLĐO) – Giá vàng miếng SJC mất tổng cộng 700.000 đồng/lượng khi giá vàng thế giới lao dốc mạnh vào cuối tuần. ...

Trình Quốc hội Luật Nhà giáo, đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất

(NLĐO)- Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chính sách tiền lương của nhà giáo được bố trí ưu tiên ...

Giá vàng hôm nay, 9-11: Bất ngờ tuột dốc

(NLĐO) – Sau một phiên tăng mạnh, giá vàng hôm nay đột ngột sụt giảm về mức thấp nhất trong 5 tháng qua. ...

Ca sĩ – nhạc sĩ Hoàng Luân dạt dào với “Thành phố hôm nay”

Ca sĩ - nhạc sĩ Hoàng Luân đã đồng hành với cuộc vận động sáng tác ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" với 2 ca khúc "Thành phố hôm nay" và "Thành phố muôn màu" ...

Bài đọc nhiều

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Sacombank tuyển dụng hơn 130 nhân sự làm việc tại hội sở

Trong đó, ngân hàng tuyển dụng 100 chuyên viên, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và ngân hàng số để đảm nhiệm công việc tại các trung tâm: Quản lý dự án, Vận hành ứng dụng, Phát triển ứng dụng, An toàn thông tin, Kỹ thuật hạ tầng, Kinh doanh số, Sản phẩm số, Quản trị kiến trúc số… Sacombank cũng tuyển hơn 30 chuyên viên phụ trách về lĩnh vực phát triển sản phẩm/...

Sacombank lần đầu được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm

Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,4% trong nửa đầu năm 2024, sau khi đạt mức tích cực 5,1% vào năm 2023. Sự phục hồi của kinh tế thế giới và các giải pháp hữu hiệu cho thị trường bất động sản trong nước sẽ tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam mà Fitch dự đoán sẽ dao động quanh mức 7% trong trung hạn. Đây cũng được coi là điều kiện thuận...

Sacombank là thương hiệu mạnh Việt Nam 13 năm liên tiếp

Đây là năm thứ 13 liên tiếp Sacombank được Hội đồng bình chọn và bạn đọc tín nhiệm lựa chọn là Thương hiệu mạnh Việt Nam. Tại Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024 (Vietnam Excellent Brand 2024) do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức, Sacombank được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2024 vì đã tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển...

Ngân hàng Sacombank là ngân hàng duy nhất được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc tại ABA 2024

Đây là giải thưởng uy tín cấp khu vực ASEAN được tổ chức hàng năm kể từ năm 2007 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc và có đóng góp cho sự phát triển của khu vực. Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh...

Cùng chuyên mục

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Sacombank là thương hiệu mạnh Việt Nam 13 năm liên tiếp

Đây là năm thứ 13 liên tiếp Sacombank được Hội đồng bình chọn và bạn đọc tín nhiệm lựa chọn là Thương hiệu mạnh Việt Nam. Tại Lễ công bố và vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam 2024 (Vietnam Excellent Brand 2024) do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times tổ chức, Sacombank được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2024 vì đã tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển...

Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Brand Finance vừa công bố bảng xếp hạng “Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam”, giá trị thương hiệu của Sacombank tăng 3 bậc và vào Top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024. Bảng xếp hạng được công bố tại sự kiện Vietnam Global Brand Summit do Brand Finance và Vietnam Brand Purpose đồng tổ chức sáng 11/10/2024 tại TP.HCM. Theo Brand Finance (Công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới),...

Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam

Sacombank vừa tổ chức Giải Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), đồng thời tạo sân chơi giao lưu, kết nối giữa các doanh nghiệp, đối tác. Giải đấu diễn ra tại sân golf Tân Sơn Nhất, quy tụ gần 480 golf thủ trên cả nước. Giải Sacombank Golf Championship 2024 có tổng giải thưởng hơn 20 tỷ đồng. Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10. Trong đó có nhiều giải thưởng Hole in one giá trị...

Ngân hàng Sacombank là ngân hàng duy nhất được vinh danh chuyển đổi số xuất sắc tại ABA 2024

Đây là giải thưởng uy tín cấp khu vực ASEAN được tổ chức hàng năm kể từ năm 2007 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc và có đóng góp cho sự phát triển của khu vực. Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh...

Mới nhất

Gấp rút xây đường dẫn lên cầu hơn 350 tỷ rồi… bỏ không

TPO - Tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thi công đường dẫn lên cầu Hà Bắc 2 nối tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh để sớm đưa công trình vào sử dụng. 09/11/2024 | 09:54 ...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Học ngoại ngữ, tăng lợi thế cạnh tranh

Thống kê từ Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân cho thấy trong năm 2024, 70% sinh viên đỗ vào trường có IELTS từ 5.5 trở lên trong khi chuẩn đầu ra theo quy định của nhà trường hiện nay là 5.5 đối với sinh viên học chương trình chính quy bằng tiếng Việt và 6.0 - 6.5...

Trào lưu du lịch thời kỳ thấp điểm của ‘nhóm tóc bạc’ ở Trung Quốc

Những người cao tuổi ở Trung Quốc thường lựa chọn mùa Đông và các ngày làm việc trong tuần, vốn được xem là thời gian “thấp điểm”, để đi du lịch.

“1.001 tiện ích” sẵn sàng phục vụ cư dân mua căn hộ Sun Group tại Hà Nam

(Dân trí) - Đô thị Sun Urban City Hà Nam đang chinh phục nhiều khách hàng nhờ "1.001 tiện ích" đáp ứng mọi nhu cầu. Đây là minh chứng cho triết lý lấy con người làm gốc, đặt chất lượng sống của cư dân làm tôn chỉ phát triển mà chủ đầu tư Sun Group theo đuổi. Hệ sinh thái...

Mới nhất