Trang chủNewsKinh tếMục tiêu 20.000ha quế có chứng nhận hữu cơ

Mục tiêu 20.000ha quế có chứng nhận hữu cơ



YÊN BÁI Yên Bái đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích ổn định khoảng 90.000ha, trong đó phấn đấu diện tích quế tập trung chuyên canh 35.000ha, khoảng 20.000ha được cấp chứng nhận hữu cơ.

Vùng nguyên liệu quế chiếm 50% diện tích cả nước

Trong phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, quế được xác định là cây trồng mũi nhọn bởi mang lại đa tác dụng. Mọi bộ phận của cây quế đều có thể sử dụng và đem lại thu nhập ổn định cho nông dân. Vỏ quế phục vụ ngành dược liệu và gia vị (thực phẩm), cành nhỏ và lá phục vụ chưng cất tinh dầu, gỗ thân dùng để sản xuất vật dụng nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ…

Một chu kì sản xuất quế có thể kéo dài trên 20 năm, tùy theo mật độ. Rừng quế có thể cho tỉa thưa, khai thác cành, lá liên tục từ năm thứ 4 trở đi. Cây quế góp phần tăng độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả.

Tỉnh Yên Bái có vùng nguyên liệu quế lớn nhất cả nước. Ảnh: Thanh Tiến.

Tỉnh Yên Bái có vùng nguyên liệu quế lớn nhất cả nước. Ảnh: Thanh Tiến.

Những năm qua, cây quế đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, đóng góp đáng kể vào thu ngân sách, phát triển kinh tế địa phương. Với những giá trị đó, diện tích quế trên địa bàn tỉnh Yên Bái khoảng 3 thập kỷ gần đây tăng nhanh, quy mô hiện lớn nhất cả nước.  

Đến nay, tổng diện tích quế của Yên Bái khoảng 90.000ha, chiếm khoảng 50% diện tích quế Việt Nam. Cây quế tập trung phát triển chủ yếu tại huyện Văn Yên (57.000ha), huyện Trấn Yên (20.000ha) và một số huyện như Văn Chấn (9.500ha), Lục Yên (gần 6.000ha), Yên Bình (hơn 2.000ha)…

Sản lượng vỏ quế khô của tỉnh Yên Bái năm 2023 đạt trên 18.000 tấn; gỗ quế tận thu sau khai thác trên 200.000m3; gần 86.000 tấn cành, lá. Các sản phẩm từ cây quế là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến dược phẩm, thực phẩm, tinh dầu, đồ dùng, đồ mỹ nghệ… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ông Kiều Tư Giang – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái cho biết, trước đây, người dân trong tỉnh canh tác quế theo thói quen, không áp dụng kỹ thuật như đào hố, bón phân, tỉa lá… Việc chọn giống theo kinh nghiệm dẫn tới thoái hóa giống. Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo cách ước lượng để phòng trừ sâu bệnh thiếu kiểm soát, không theo hướng dẫn khiến năng suất quế không cao, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm quế lớn, khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do đó, sản phẩm quế bán không được giá, đầu ra không ổn định.

Tỉnh Yên Bái đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân xây dựng vùng nguyên liệu quế theo định hướng sản xuất hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Tỉnh Yên Bái đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân xây dựng vùng nguyên liệu quế theo định hướng sản xuất hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Để phát triển cây quế bền vững và nâng cao giá trị các sản phẩm quế, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển vùng trồng quế đến năm 2025 với diện tích ổn định khoảng 90.000ha. Trong đó phấn đấu diện tích quế tập trung chuyên canh toàn tỉnh đạt 35.000ha, trong đó 20.000ha được cấp chứng nhận hữu cơ.

Tập trung phát triển vùng quế tập trung, chuyên canh, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch hại, bảo vệ môi trường, có liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm quế. 

Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất (các hộ trồng quế) đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm (các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), có sự kiểm tra, giám sát từ chính quyền địa phương. Các hộ trồng quế và các doanh nghiệp, HTX khi tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất quế hữu cơ, xây dựng dự án với quy mô vùng nguyên liệu từ 1.000ha trở lên và được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ.

Cụ thể, hỗ trợ 100% chi phí đánh giá, xác định vùng nguyên liệu, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, cơ chế hợp tác liên kết giữa cơ sở chế biến với hộ trồng quế và chính quyền địa phương, hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận, mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/dự án. Hỗ trợ 100% chi phí đánh giá cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ cho diện tích sản xuất với mức không quá 0,5 triệu đồng/ha. Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mẫu, mua tem, nhãn mác, bao bì sản phẩm; chứng nhận sản phẩm OCOP và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, mức hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/dự án.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 14.500ha quế được cấp chứng chỉ hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có hơn 14.500ha quế được cấp chứng chỉ hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhờ đó đến nay, diện tích quế được cấp chứng nhận hữu cơ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt hơn 14.500ha, trong đó huyện huyện Văn Yên gần 11.000ha, Trấn Yên gần 3.500ha, Văn Chấn gần 350ha. Diện tích đạt chứng nhận hữu cơ đều do các doanh nghiệp liên kết với người dân thực hiện.

Ông Phạm Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết, phát triển quế hữu cơ đã khắc phục được những hạn chế của canh tác truyền thống. Việc sử dụng nguồn giống đảm bảo chất lượng, thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật từ các khâu trồng, bón phân, chăm sóc, tỉa thưa… giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quế.

Việc áp dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại quế đã giúp giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản phẩm quế, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Canh tác hữu cơ bền vững còn đáp ứng theo đúng xu thế, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, khai thác các thị trường mới tiềm năng, ổn định đầu ra cho sản phẩm…

Cấp chứng chỉ rừng bền vững cho quế hữu cơ

Trung bình mỗi năm, cây quế mang lại thu nhập hàng nghìn tỷ đồng và tạo việc làm thường xuyên cho số lượng rất lớn người lao động của tỉnh Yên Bái. Lợi ích kinh tế mà cây quế đem lại là không nhỏ. Tuy nhiên, một thực tế đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cây quế hiện nay trên địa bàn tỉnh, đó là tình trạng phát triển nóng, người dân trồng quế chưa theo quy hoạch.

Bên cạnh đó, còn có tình trạng người trồng quế khai thác không hợp lý, tận thu quá mức. Nhiều hộ trồng quế đã khai thác ồ ạt, thậm chí khai thác trắng cả những diện tích quế còn non; chặt cây, tỉa cành không khoa học đã tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của cây quế và chất lượng của các sản phẩm từ quế.

Việc xây dựng vườn giống, rừng giống quế đảm bảo chất lượng được tỉnh Yên Bái rất chú trọng đầu tư. Ảnh: Thanh Tiến.

Việc xây dựng vườn giống, rừng giống quế đảm bảo chất lượng được tỉnh Yên Bái rất chú trọng đầu tư. Ảnh: Thanh Tiến.

Ông Nguyễn Thái Bình – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái cho biết, để đảm bảo chất lượng các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ cây quế, tỉnh Yên Bái tiếp tục chú trọng đến việc phát triển bền vững cây quế, trong đó tập trung thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn giống quế. Đưa vào trồng rừng bằng cây giống quế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Triển khai các hoạt động về bảo tồn và duy trì nguồn giống quế bản địa, công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đối với rừng giống, cây trội. Xây dựng các vườn giống quế để cung cấp nguồn vật liệu giống chất lượng phục vụ sản xuất đại trà.

Ngoài ra, tích cực gắn sản xuất quế theo chuỗi giá trị từ trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng chế biến sâu, chế biến tinh nhằm đem lại các sản phẩm có giá trị cao. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, hướng tới việc áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại và quy trình quản lý chất lượng tốt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giá trị. Nhân rộng các mô hình phát triển quế theo hướng thâm canh, sản xuất quế hữu cơ hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Trong năm 2023, tỉnh Yên Bái đã tiến hành công nhận 2 rừng giống quế trên địa bàn huyện Văn Yên với diện tích gần 13ha; công nhận 35 cây trội trên địa bàn huyện Văn Yên, Trấn Yên. Năm 2024 và những năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển các rừng giống, vườn giống quế bản địa nhằm mở rộng vùng nguyên liệu quế hữu cơ một cách bền vững.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tình hữu nghị đậm đà qua chương trình “Ẩm thực cho em” tại Mù Căng Chải, Yên Bái

Ngày 27/10, Đại sứ quán Azerbaijan và Kazakhstan tại Việt Nam đã tổ chức sự kiện "Ẩm thực cho em" dành cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dế Xu Phình, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái, nơi chịu ảnh hưởng của bão Yagi vào tháng 9.

HĐND tỉnh Yên Bái thông qua 7 nghị quyết về Luật Đất đai năm 2024

NDO - Chiều 24/10, Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã xem xét, thảo luận và quyết định một số nội dung như: Thống nhất mức tỷ lệ phần trăm để tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất...

Thiên đường hoa chi pâu Tà Chì Nhù giữa núi rừng Tây Bắc

Tà Chì Nhù bừng sáng với mùa hoa chi pâu, thu hút đông đảo du khách yêu thích leo núi và khám phá thiên nhiên. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/kham-pha/thien-duong-hoa-chi-pau-ta-chi-nhu-giua-nui-rung-tay-bac-1406209.html

Hồ ở Yên Bái được ví như ‘vịnh Hạ Long trên núi’, cò trắng bay về rợp trời

Trong tiết trời mùa thu mát mẻ, những đàn cò trắng tìm về hồ Thác Bà (huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) tạo nên điểm nhấn giữa khung cảnh hoang sơ, thanh bình khiến ai cũng muốn ngắm nhìn. Hồ Thác Bà có tổng diện tích trên 23.000ha, trong đó gồm hơn 19.000ha mặt nước và 1.300 đảo lớn nhỏ. Nơi đây được ví như "vịnh Hạ Long trên núi" và là điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Yên...

Trồng rừng quế, hiến đất mở đường nông thôn mới, một người Yên Bái là Nông dân Việt Nam xuất sắc

Clip: Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu từ trồng quế, là thương binh tích cực hiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trang trại hữu cơ hơn 60ha đạt tiêu chuẩn của Mỹ, EU, Nhật Bản

HÀ NỘI Bước chân vào trang trại tôi tưởng như lạc vào khu rừng khi rộn bên tai là tiếng chim, tiếng sóc,...

Đưa nho Hạ Đen lên Tây Bắc, lợi nhuận bất ngờ

SƠN LA Trồng nho theo hướng hữu cơ, gia đình anh Tuấn ở xã Chiềng Mung lãi hàng trăm triệu đồng mỗi...

Vĩnh Long nâng cấp chuỗi giá trị khoai lang theo hướng hữu cơ

Tỉnh Vĩnh Long đặt mục tiêu phát triển 1.500ha vùng trồng trọt hữu cơ bao gồm khoai lang – một sản phẩm chủ...

Su su trồng trên núi cao lọt ‘mắt xanh’ đối tác nước ngoài

YÊN BÁI Hiện một số khách hàng từ Ấn Độ, Đài Loan đã đến tìm hiểu và mong muốn nhập khẩu sản phẩm...

Đại gia Phú Thọ nợ hàng trăm tỷ tiền thuế

Công ty TNHH Hải Linh gắn liến tên tuổi đại gia Phú Thọ đứng đầu danh sách nợ thuế ở tỉnh Phú...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 4/11/2024: Thị trường vàng có xu hướng tăng hay giảm trong tuần mới?

DNVN - Vào ngày 4/11/2024, giá vàng trong nước vào cuối tuần duy trì ở mức ổn định. Trong khi đó, thị trường vàng thế giới đã kết thúc chuỗi tăng giá trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. ...

Đà giảm vẫn diễn ra do lo ngại nguồn cung toàn cầu

Các chuyên gia dự đoán giá cà phê ngày 5/11 tiếp đà giảm do các quốc gia mở rộng diện tích trồng cà phê dẫn đến tăng nguồn cung toàn cầu gây áp lực lên giá. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 5/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm. Tuần này diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Fed công bố điều chỉnh lãi suất sẽ là những yếu tố tác...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu...

CEO Adsota gợi ý ‘chìa khóa’ giúp các chiến dịch marketing du lịch thành công

DNVN - Chìa khóa thu hút du khách hiện nay không chỉ là quảng bá các điểm đến nổi bật mà còn là tạo ra trải nghiệm gắn kết sâu sắc với cộng đồng địa phương. Mỗi tour không chỉ đơn thuần là hành trình tham quan, mà là cơ hội để du khách...

Doanh nghiệp địa ốc đua “nước rút” bán hàng cuối năm

Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn kinh doanh cao điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp đang rốt ráo tung sản phẩm ra thị trường kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Thị trường bất động sản bước vào giai đoạn kinh doanh cao điểm cuối năm, nhiều doanh nghiệp đang rốt ráo tung sản phẩm ra thị trường kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Mới đây, Tập...

Cùng chuyên mục

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

10 tháng năm 2024, Việt Nam đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập khẩu gạo, tăng gần 73% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức kỷ lục từ trước đến nay. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 10 vừa qua, Việt Nam xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD, tăng 29% về lượng và tăng 27,2% về giá trị so...

Giá lúa gạo hôm nay 5/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo giảm 50

Giá lúa gạo hôm nay 5/11/2024 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tăng, giảm trái chiều với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm nhẹ 50 - 150 đồng/kg Giá lúa gạo hôm nay ngày 5/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng, giảm trái chiều với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng, giảm trái chiều 100 - 400 đồng/kg Giá gạo giảm nhẹ 50 - 150 đồng/kg....

Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp bình ổn giá cho thị trường, đặc biệt là chuẩn bị đủ nguồn hàng, không để khan hiếm hoặc tăng giá đột biến ở tất cả các mặt hàng, đặc biệt là...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu...

Maca X – giải pháp tự nhiên hỗ trợ sức khỏe sinh lý nam giới

Để hỗ trợ cải thiện sinh lý nam giới một cách tự nhiên và an toàn, Maca X mang đến sự kết hợp độc đáo từ các thảo dược thiên nhiên, giúp bổ sung dưỡng chất và tăng cường sinh lực.Sức mạnh từ thảo dược thiên nhiênMaca X bào chế từ các thành phần thiên nhiên quý giá, được ghi nhận từ lâu trong y học cổ truyền. Sản phẩm bao gồm các thảo dược như Maca Peru,...

Mới nhất

Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đang thực hiện nhiều giải pháp bình ổn giá cho thị trường, đặc biệt là chuẩn bị đủ...

Thông tư 68 cải thiện tâm lý thị trường và lực mua của nhà đầu tư

Giám đốc Khối Phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT - ông Barry Weisblatt David đánh giá tác động trực tiếp từ chính Thông tư 68 sẽ có phạm vi này khá nhỏ. Tuy nhiên, gián tiếp, quy định mới cải thiện khả năng nâng hạng thị trường. Thông tư 68 cải thiện tâm lý thị trường và...

Nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc tại Festival hoa Đà Lạt năm 2024

(CLO) Sáng 5/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi gặp gỡ báo chí thông tin về chương trình...

Bế mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM

Phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX ngày 5-11 đã bế mạc đại hội sau gần 2 ngày làm việc. ...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Mới nhất