Trang chủKinh tếNông nghiệpMực nước các sông vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt...

Mực nước các sông vượt mức báo động, nguy cơ ngập lụt khó lường


Mực nước sông Bùi lên cao gây ngập lụt nhiều vùng dân cư tại huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội).
Mực nước sông Bùi lên cao gây ngập lụt nhiều vùng dân cư tại huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội).

Hàng trăm hộ dân vẫn bị ngập nước

Nằm ven sông Bùi, xã Hoàng Văn Thụ (huyện Chương Mỹ) là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt mưa lớn kéo dài hơn 2 tuần qua. Hiện, hàng trăm hộ dân tại địa phương này vẫn đang phải sống chung với nước lũ.

Chủ tịch xã Hoàng Văn Thụ Lê Hoài Thi cho biết, hầu như năm nào, người dân địa phương cũng chịu ảnh hưởng của lũ lên trên sông Bùi. Tuy nhiên, những gì người dân đang phải trải qua được xem là nặng nề nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Thống kê toàn huyện Chương Mỹ, hiện nay vẫn còn gần 1.500 hộ dân tại 24 thôn xóm thuộc nhiều xã vùng ven sông Bùi bị ngập nước từ 0,5 – 2,0m. Những ngày qua, nước đã bắt đầu rút nhưng rất chậm. Việc đi lại vô cùng khó khăn do nước ngập lênh láng.

Trong khi đó tại huyện Quốc Oai, mực nước sông Tích lên cao trên báo động III cũng đã và đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của 531 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu. Hiện, 5 xã trên địa bàn huyện này vẫn đang bị ngập sâu nước gồm: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa và Đông Yên. Rất nhiều hộ dân buộc phải đi sơ tán, hiện chưa thể trở về nhà.

Không chỉ cuộc sống của người dân bị đảo lộn, mực nước các sông lên cao còn gây ngập úng hàng chục ngàn héc-ta cây trồng vụ Mùa của bà con nông dân. Đặc biệt là những diện tích lúa đang giai đoạn đâm chồi, đẻ nhánh, hiện đứng trước nguy cơ bị “mất trắng” do đã bị ngập nước quá lâu.

Những diện tích lúa có khả năng không thể phục hồi lên tới hàng ngàn héc-ta, chủ yếu nằm tại các xã vùng ven sông Bùi, sông Tích, sông Đáy thuộc các huyện: Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai, Mỹ Đức… Nước rút chậm ngày nào, bà con nông dân “đứng ngồi không yên” ngày đó.

Mực nước các sông lên cao có thể làm trầm trọng hơn mức độ ngập lụt tại các địa phương.
Mực nước các sông lên cao có thể làm trầm trọng hơn mức độ ngập lụt tại các địa phương.

Nguy cơ nước sông tiếp tục lên cao

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi và Phòng, chống thiên tai Hà Nội Đào Quang Khải, do ảnh hưởng của mưa lớn, mực nước các sông đều đang ở mức cao. Số liệu quan trắc thời điểm cập nhật gần nhất cho thấy, mực nước các sông: Bùi, Tích, Đáy, Cầu đều đang ở trên mức báo động.

Trong số này, mực nước sông Đáy tại trạm thuỷ văn Ba Thá (huyện Ứng Hoà), mực nước sông Cầu tại trạm thuỷ văn Lương Phúc (huyện Sóc Sơn), mực nước sông Cà Lồ tại trạm thuỷ văn Mạnh Tân (huyện Đông Anh) đang ở mức trên báo động I.

Mực nước sông Tích tại trạm thuỷ văn Kim Quan (huyện Thạch Thất) đang ở mức trên báo động II; trong khi mực nước trên sông Bùi tại trạm thuỷ văn Yên Duyệt (huyện Chương Mỹ) cùng mực nước sông Tích tại trạm thuỷ văn Vĩnh Phúc (huyện Quốc Oai) đều đang ở trên mức báo động III.

Đáng lo ngại, theo nhận định của cơ quan khí tượng thuỷ văn, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với gió hội tụ, tại khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ (bao gồm cả TP Hà Nội) sẽ tiếp tục có mưa trong ít nhất là hai ngày tới (1 – 2/8/2024). Lượng mưa phổ biến từ 10 – 40mm, có nơi lớn hơn.

Trong bối cảnh mực nước trên hệ thống các sông nội địa đều đang ở mức rất cao, việc thời tiết tiếp tục có mưa sẽ ảnh hưởng lớn để năng lực tiêu thoát nước trong khu dân cư và các xứ đồng. Nguy cơ ngập lụt được nhận định có thể còn rất phức tạp, khó lường.

Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, để chủ động ứng phó với lũ lên trên các sông, thời gian qua, đơn vị duy trì công tác ứng trực 24/24 giờ; thường xuyên cập nhật và thông tin đến các địa phương tình hình mực nước trên các sông.

Trên cơ sở đánh giá nguy cơ tác động, Ban Chỉ huy công bố lệnh báo động lũ trên các sông theo mức báo động, đồng thời yêu cầu các địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp khi có báo động lũ theo quy định.

Trước diễn biến thiên tai còn phức tạp, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đề nghị các địa phương ven sông đặc biệt lưu tâm đến các trọng điểm xung yếu, những khu vực có nguy cơ ngập lụt để lên phương án sơ tán người dân, di dời tài sản đến nơi an toàn, tuyệt đối không để xảy ra thương vong về người.

Đối với các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập lụt như Chương Mỹ, Quốc Oai…, cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, bảo đảm cuộc sống của người dân tại những vùng còn bị ngập. Đồng thời, huy động nguồn lực hỗ trợ các hộ dân sớm ổn định cuộc sống tại những vùng mưa lũ đã đi qua. 

 

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Hà Nội, hiện nay, 4 doanh nghiệp thủy lợi của TP vẫn đang tích cực vận hành hơn 100 trạm bơm với tổng công suất khoảng 1 triệu m3/giờ tại dọc hệ thống các sông: Bùi, Tích, Đáy, Nhuệ… nhằm tập trung tiêu thoát nước, chống úng ngập cho các khu dân cư và những xứ đồng ven sông.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ha-noi-muc-nuoc-cac-song-vuot-muc-bao-dong-nguy-co-ngap-lut-kho-luong.html

Cùng chủ đề

Mưa tiếp diễn tại Hà Nội, vùng ven sông Bùi còn ngập 4

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ cho biết, do ảnh hưởng không khí lạnh nên đêm qua và sáng nay (22/9), trên địa bàn Hà Nội mưa vừa, mưa to, nhiệt độ giảm. Dự báo ngày và đêm nay, TP Hà Nội tiếp tục có mưa vừa, mưa to. Đến ngày và đêm mai (23/9) sẽ có mưa rào và dông vài nơi; lượng mưa phổ biến từ 40 - 70mm,...

2 tuần sau bão số 3, hơn 14.000 người vẫn chưa thể về nhà

Số liệu quan trắc cho thấy, sáng 20/9, mực nước sông Bùi, sông Tích vẫn đang ở trên báo động III (mức cảnh báo lũ cao nhất). Những ngày qua, ghi nhận cho thấy mực nước trên các sông có xuống nhưng rất chậm. Do ảnh hưởng của mưa lớn sau bão số 3, lũ trên sông Bùi, sông Tích lên cao khiến nhiều vùng dân cư ven sông bị ngập sâu nước. Chính quyền các địa phương ven...

lũ nhiều sông vẫn trên báo động, hơn 20.000 người chưa thể về nhà

Số liệu quan trắc cho thấy, mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ đang xuống nhưng hiện vẫn lần lượt trên báo động I, II. Trong khi đó, trên sông Nhuệ, sông Đáy, sông Bùi, sông Tích, mực nước biến đổi chậm, đang ở mức cao (sông Nhuệ, sông Đáy trên báo động II; sông Bùi, sông Tích trên báo động III). Với sự tham gia hỗ trợ tích cực của lực lượng quân đội, công an và lực...

Rút báo động lũ trên sông Hồng đoạn qua trung tâm Hà Nội

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 14h40' ngày 13/9, mực nước sông Hồng tại trạm thuỷ văn Hà Nội (khu vực cầu Long Biên) đã xuống mức 9,45m, dưới báo động I là 9,5m. Thực hiện quy định về cảnh báo lũ, chiều 13/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội đã ban hành Lệnh số 74/L-BCH về rút báo động lũ cấp I trên sông Hồng. Ban Chỉ huy Phòng...

nước lũ rút đến đâu, khắc phục ngay đến đó

Do ảnh hưởng của mưa lớn, ngập úng, huyện Phúc Thọ đã phải tổ chức di dời 67 hộ với 165 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn. Sau khi cơn bão tan, nhân dân đã ổn định và quay trở lại hộ gia đình. Trên địa bàn huyện không có thiệt hại về người. Thống kê cho thấy, tại huyện Phúc Thọ, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã khiến 647 cây xanh bị gãy, đổ và 940...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quanh cổng trường học

Đối tượng áp dụng mô hình nêu trên là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học, gồm: nhà hàng, cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín, hàng rong… Phạm vi triển khai mô hình tại phường Hàng Trống là khu vực xung quanh các trường: Tiểu học Trần Quốc Toản, Tiểu học Tràng An, Mầm non tháng Tám, THCS Hoàn Kiếm; toàn bộ phố...

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1372/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Theo phân công, Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì soạn thảo Luật Tình trạng khẩn cấp, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì soạn thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng...

Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 1370/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Ngày 29/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 và ban hành Nghị quyết số 142/2024/QH15 về Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV. Để triển khai...

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm

Theo đó, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 24/01/2024; Quyết định số 2455/QĐ-UBND ngày 07/5/2024; Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/7/2024. Cụ thể, bổ sung danh mục Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 là 05 dự án, với diện tích 10,76 ha gồm: Xây dựng tuyến đường nối từ đường Nguyễn Đình Tứ đến đường Cổ...

Ủy quyền nhiệm vụ về công tác cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư

Theo đó, ủy quyền cho UBND quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại) thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư, gồm: Tổ chức lập, phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư theo quy định của Luật Nhà ở ngày 27/11/2023 (khoản 2, Điều 70; khoản 2, Điều 71) và Nghị định...

Bài đọc nhiều

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Cùng chuyên mục

Hơn 400 hồ chứa bị hư hỏng nặng… nhưng đều chưa được bố trí nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp

Theo thống kê của Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), bão số 3 và mưa lũ sau bão đã làm 68 hồ chứa hư hỏng nặng, nâng số bị hư hỏng nặng của cả nước lên 408 hồ (62 hồ lớn, 113 hồ vừa, 233 hồ nhỏ), tất cả đều chưa được...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chí cho...

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân quanh năm suốt tháng trồng đủ loại rau mà thu 500

500 - 600 triệu đồng/ha/năm, mức thu nghe ra khó tin nhưng là chuyện có thật ở vùng chuyên canh rau màu xã Trung An (Vũ Thư, Thái Bình). Nghề trồng rau đã giúp nhiều hộ nông dân nơi đây trở thành triệu phú, có người còn được mệnh danh là...

Cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ cho HTX Chè Nhật Thức

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp với UBND xã Phục Linh (huyện Đại Từ) tổ chức tổng kết và cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam cho HTX chè Nhật Thức. ...

WinMart tung ưu đãi “khủng” mừng sinh nhật 10 tuổi

Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết, sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tươi sống và thực phẩm...

Mới nhất

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng...

Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gan

Gan là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Khi gan bị tổn thương, chức năng gan bị giảm sút nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Gan là một trong những cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng. Khi gan...

Bà Rịa-Vũng Tàu tổng thu ngân sách đạt 89,99%

(ĐCSVN) - Thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến theo hướng tích cực; 11/12 chỉ tiêu tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024. ...

Tiếp tục nhận thức sâu sắc tầm nhìn kỷ nguyên mới

(ĐCSVN) - Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng, sau 12 lần chỉnh sửa, Báo cáo đã đạt yêu cầu để trình ra Bộ Chính trị và nhấn mạnh, tiếp tục nhận thức sâu sắc tầm nhìn kỷ nguyên mới và quyết tâm thực hiện...

Kiểm soát ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quanh cổng trường học

Đối tượng áp dụng mô hình nêu trên là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học, gồm: nhà hàng, cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn chín, hàng rong… Phạm vi triển khai mô hình tại phường Hàng Trống là khu vực xung quanh các...

Mới nhất