Mùa nuốc về


Ngồi nép bên góc chợ, chị mời tôi “Mua nuốc Cầu Hai đi em, mới có đầu mùa đó”. Tôi cầm bì nuốc chị đưa, ngắm nhìn cái màu xanh biển mà nhớ tới mạ. Ngày trước tôi thường nghe mạ nói nuốc Cầu Hai là ngon nhất. Thân con nuốc Cầu Hai nhỏ tròn như cái chén mắt trâu, chân có màu xanh, ăn giòn sần sật, người đi chợ chỉ cần nghe nói nuốc Cầu Hai là mua ngay vì biết thế nào cũng đảm bảo ngon. Tôi từng hỏi tại sao chân nuốc lại có màu xanh biển, mạ trả lời cũng ngắc ngứ “vì đó là nuốc Cầu Hai…”. Mạ mà, mạ nói là chỉ có đúng. Và trưa ấy, cả nhà có món bún giấm nuốc ngon tuyệt vời.

Chị là con gái Cầu Hai, lấy chồng lên Huế và buôn bán sản vật quê mình. Hèn chi chị nói với tôi say sưa về con nuốc, con cá, con tôm Cầu Hai. Tôi thấy chị nâng niu thật nhẹ từng bì nuốc, thật nhẹ những con cá dìa, cá dầy. Tôi đọc được nỗi thương quê trong mắt chị. Với riêng con nuốc, chị bảo: “Đó là lộc của đầm phá, lộc của trời, trời cho thì mới có mà nhận!”.

Vào khoảng tháng cuối của mùa xuân, khi trời bắt đầu chuyển nắng nóng, bà con làm nghề đầm phá ở quê chị thường nhìn những váng nước nổi trên mặt đầm là biết chuẩn bị bước vào mùa nuốc, “mùa đi vớt lộc của đầm”. Trời càng nắng thì nuốc nổi càng nhiều. Trên mặt đầm nuốc nổi thành từng đám rộng, bà con làm nghề chỉ việc kéo giăng lưới và dùng vợt vớt nuốc lên thuyền hoặc chạy thuyền trên phá và vớt nuốc. Mùa nuốc thường kéo dài chỉ hai tháng, những ngày nắng nóng chợ mới có nuốc. Những người mê món này, mỗi khi đi chợ thấy có là mua ngay vì biết nếu cứ hẹn hò ngày mai, đôi khi đến hết mùa nuốc cũng chưa có bữa bún giấm nuốc cho ra trò, bởi lẽ người hẹn mà trời không hẹn thì đành chịu.

Tôi mua hai bì nuốc, một cho mình và một tặng bạn hàng xóm. Chị bảo: “Nhìn đơn giản rứa chơ vớt từ đầm vào phải làm mệt lắm mới ra được như rứa đó em. Nuốc vớt vào phải ngâm nắng vài tiếng đồng hồ rồi dùng tay đánh mạnh theo vòng tròn, quậy cho nước ra thật nhiều cho đến khi con nuốc lúc đầu to bằng cái tô lớn chỉ còn bằng cái chén mắt trâu. Một bì nuốc vậy chứ lúc đầu nhiều lắm”.

Với người Huế thì món nuốc là món ăn quen thành ghiền. Con nuốc khi đã “vắt” hết nước chỉ còn thân hình nhỏ xíu nhưng vẫn giữ lại mùi hương và vị của đầm phá. Cái mùi của hải sản tươi sống và vị lờ lợ của đầm phá, ăn quen thì thơm ngon, ăn chưa quen thì có cảm giác hơi không an toàn. Những bà mạ Huế đã có cách khắc chế điểm này, đó là ra vườn hái vài ngọn lá ổi rồi ngâm nuốc trong nước với lá ổi, khi nào ăn mới vớt ra. Con nuốc vừa giòn sần sật, vừa khử được mùi hải sản tươi sống.

Nuốc là “kết tinh của nước” nên để lâu sẽ ra nước. Tôi nhớ mạ tôi thường dùng cái chén úp trên cái dĩa lớn có lòng đáy khá sâu rồi để nuốc xung quanh. Nước ra chừng nào sẽ chảy xuống dĩa, con nuốc vẫn ráo và giòn. Để cho đẹp mắt, mạ cắm thêm vài ngọn rau thơm và trái ớt đỏ. Mùa hè Huế trời nắng gắt, nhìn dĩa nuốc tươi thấy như có từng cơn gió đầm phá thổi ngang qua, mát rượi tâm hồn, mát con mắt nhìn, mát cả cái miệng, những cái miệng sẵn sàng với món bún giấm nuốc mà những bà mạ Huế đều biết cách làm cho cả nhà ăn, làm mời khách, mời bạn.

Đơn giản hơn món bún giấm nuốc là món nuốc chấm ruốc. Món này dễ làm nhưng cần có dĩa rau sống ngon gồm chuối chát, vả, rau thơm. Kẹp một miếng nuốc với rau sống, chấm vào chén ruốc thơm dậy mùi chanh, ớt, tỏi, cứ thế mà cả mùi, cả vị, cả hương, cả đầm phá, cả mạ đều đi vào bụng những đứa con, để rồi nhớ mãi không nguôi.

Không hiểu sao những bà mạ quê xưa cái chi cũng biết. Mạ tôi bảo con nuốc là kết tinh của nước. Nuốc từ nước sinh ra, không ăn chi hết, ăn nước mà lớn nên mạ hay bảo ăn món nuốc là hưởng lộc của trời, là tốt, chữa được bệnh, cụ thể là bệnh bướu cổ. Trẻ con thì tin mạ thôi cũng như tin tất cả món ăn do tay mạ nấu đều ngon, trong đó món nuốc, là món ngon đặc biệt, ngon theo mùa, không phải lúc nào muốn là có, nên món ăn bình dân mà thành món hiếm.

Mùa nuốc về, đi chợ thấy biển cả và đầm phá cùng góp mặt. Nào cá ngừ, cá nục, cá hố, cá cờ, cá dìa, cá nâu, nào tôm rào, tôm sú, nào nuốc, nào mực… nhưng nuốc vẫn là món nổi nhất, nhờ sắc màu xanh biển trên chân nuốc. Cái màu xanh ấy gợi cả một vùng đầm phá rộng lớn của Huế, gợi tầm nhìn thăm thẳm biển khơi, xanh và cũng đằm thắm như màu tóc của chị gái bán nuốc ở góc chợ. Con nuốc hiền lành, bé nhỏ nhìn chân quê nhưng giá trị là duy nhất. Bây giờ những loài tôm, cá ngon ở nước ngọt hay nước lợ con người đều nuôi được nên có thể có quanh năm. Riêng con nuốc, là món quà của đầm phá, nuốc tự đến, tự đi theo lời hẹn của mùa và để lại nỗi mong chờ cho bao người.

Tôi chào chị gái bán nuốc để ra về, tiếng chị dặn dò đầy tha thiết “Trời này, ngày mai, ngày mốt chưa chắc đã có nuốc. Em thấy hôm nào trời nắng đi chợ mua nuốc nghe. Nói rứa chơ mùa nuốc ngắn lắm”.

Mùa nuốc ngắn lắm nhưng món nuốc Huế thì sẽ dài trong ký ức, trong nỗi nhớ của những người con:

“Con nuốc thương nhớ ngàn khơi

Con chim nhớ tổ, con người nhớ tông

Và con thương nhớ mạ khôn nguôi” (Mường Mán)

Mùa nuốc đã về, mùa lộc đầm ban tặng cho những người con quanh năm gắn bó với đầm phá quê nhà, mùa khắc bồi thêm hương vị đặc biệt Huế trong muôn ngàn hương vị của cuộc đời.



Nguồn

Cùng chủ đề

Ủy ban Olympic quốc tế kì vọng ở thể thao điện tử

Với tầm nhìn hướng tới tương lai và kế hoạch kinh tế chiến lược, Ủy ban Olympic quốc tế đã phê duyệt tổ chức kì Thế vận hội thể thao điện tử đầu tiên. Theo đó, Ả Rập Xê Út sẽ tổ chức phiên bản đầu tiên vào năm 2025, để thông qua sự kiện này giới thiệu một cách tiếp cận...

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Cảnh báo ngộ độc khí CO trong mùa đông

Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. Hàng năm vào mùa lạnh ghi nhận nhiều ca ngộ độc khí CO do đốt than sưởi ấm trong phòng kín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các nghệ nhân Thừa Thiên Huế phô diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Năm nay đoàn Thừa Thiên Huế tham dự với hơn 60 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham dự.  Đoàn Thừa Thiên Huế biểu diễn ở phần thi liên hoan văn nghệ. Ảnh: Ngô Giáo Chủ đề ngày hội năm nay đó là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,...

Các nghệ nhân Thừa Thiên Huế phô diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTH.VN - Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Năm nay đoàn Thừa Thiên Huế tham dự với hơn 60 cán bộ, nghệ sĩ, nghệ nhân tham dự.    Đoàn Thừa Thiên Huế biểu diễn ở phần thi liên hoan văn nghệ. Ảnh: Ngô Giáo Chủ đề ngày hội năm nay đó là “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng,...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Bài đọc nhiều

Quẩn quanh chuyện ăn

Một góc chợ rau ở Quảng Điền - nơi người tiêu dùng vẫn còn “tin” về rau sạch. Ảnh: Võ Nhân Bằng sự hiện diện xem chừng đã trở nên điềm nhiên của mình, chất tạo mướt cho rau, dư lượng thuốc trừ sâu trên rau cỏ, chất chống mối mọt trên lương thực, chất tạo nạc trong heo siêu nạc, chất làm tươi thịt bẩn, các loại phụ...

Top 5 thẩm mỹ viện tại Đà Nẵng uy tín chất lượng nhất hiện nay

Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn Đà Nẵng Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn Đà Nẵng là hệ thống làm đẹp lâu đời và uy tín trên thị trường. Với hơn 12 năm hoạt động và 50 chi nhánh hoạt động trải dài trên khắp đất nước, SeoulSpa.Vn đã giúp hàng triệu chị em thăng hạng nhan sắc, thay đổi vóc dáng hoàn hảo nhất. Đặc biệt, Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn còn nhận được nhiều sự yêu thích và đánh giá cao của các...

Thở từ biển

Vùng lõi của thành phố gần 400.000 dân không hẳn là đẹp, với những con đường nội ô nhỏ, ít vỉa hè. Dây điện, biển hiệu, màu sắc, nhấp nhoải những trắng đỏ vàng xanh mái phố mang đến cảm giác về việc quy hoạch còn lắm dùng dằng. Nhưng gió thổi vào từ biển lại thênh thang lắm. Thênh thang như khuôn ngực tràn căng. Lại như cứ muốn dang tay để thở, và tóc bay trong...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Cận cảnh nhiều dự án bãi xe tại Linh Đàm bị biến tướng, xe người dân tràn ra đường

TPO - Với dân số gần 10 vạn dân (bằng nửa dân số quận Hoàn Kiếm), Khu đô thị (KĐT) Linh Đàm được quy hoạch hơn 10 bãi xe. Tuy nhiên, hiện hầu hết các bãi xe này đều chậm trễ triển khai, thậm chí bị biến tướng, xe của người dân thì đỗ tràn ra đường hoặc...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung...

Lấp đầy những “khoảng trống” cơ bản về thực trạng kinh tế – xã hội sau điều tra 53 DTTS

Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục... của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Qua điều tra, đã cho thấy những “khoảng...

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh...

Mới nhất