Trang chủKinh tếNông nghiệpMùa nước nổi An Giang, dưới sông "con nước đã lừ đừ...

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông “con nước đã lừ đừ chín đỏ”, dân câu lưới đã bắt được cá đồng ngon


Mưu sinh đầu mùa nước lũ “lên đồng”

Cơn mưa dầm buổi sớm mai vừa dứt, nước sông Vĩnh Hội Đông cuồn cuộn chảy mang theo mấy rặng lục bình thơ thẩn về xuôi. 

Lúc này, anh Nguyễn Văn Bá, người dân ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã đẩy xuồng giăng lưới kiếm mớ cá về bán chợ.

Anh Bá chia sẻ: “Hổm nước chụp đồng, cá dính cũng khá. Tui giăng lưới kiếm ngày 5 – 7kg cá mè vinh, cá dảnh đem bán chợ sáng, thu nhập được hơn 200.000 đồng/ngày. Mấy nay mưa, cá ít đi ăn nên dính lai rai, tui chỉ đủ sống qua ngày. 

Quanh năm, tui giăng lưới mưu sinh. Mùa khô, chịu khó lặn lội thì đủ sống. Mùa nước, mình ráng cực khổ để có đồng dư dành cho sấp nhỏ đi học, rồi lo trong nhà ăn Tết. Anh thấy giờ là cuối tháng 6 (âm lịch), loay hoay hết mùa nước là Tết tới sát bên rồi. Không ráng lo từ lúc này, cuối năm nhà tui khó khăn lắm!”.

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông

Con nước lũ ở An Giang chỉ vừa mới “lên đồng”

Nói về cái nghề của mình, anh Bá trải lòng, do gia đình nghèo nên chuyện học hành chỉ dừng lại ở mức biết đọc, biết viết. 

Lớn lên, anh theo nghiệp sông nước của cha, rồi gắn với nó đến bây giờ. Cũng có vài năm anh đi làm phụ hồ ở tỉnh Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh nhưng xét ra không đủ sống, đành trở về quê ngụp lặn với con nước ròng, nước lớn.

“Nghĩ kỹ, mình về quê vậy mà cuộc sống thoải mái hơn. Trở về cái nghề hạ bạc, nói dư thì không dư, mà đói thì không đói. Ở quê, đời sống giản đơn, chuyện cơm áo cũng nhẹ gánh hơn xứ người. Tui bắt được cá, nhiều thì đem bán chợ, ít thì cũng có bữa cơm no cho vợ con.

Quê mình nghèo nhưng trái ớt, trái cà không thiếu, chứ quê người đâu ai cho không ai cái gì. Mấy nay, con cá xuất hiện nhiều hơn nên cuộc sống gia đình tui cũng đỡ. Những người đổ dớn, họ bắt được cá linh non thì đồng vô càng khá hơn” – anh Bá thiệt tình.

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông

Ngư dân bủa lưới, kiếm cá trên sông đầu mùa lũ ở An Giang.

Tạm biệt người ngư dân chất phác, tôi dạo một vòng chợ Vĩnh Hội Đông, thấy mặt hàng cá đồng chưa nhiều lắm. Một số tiểu thương cho biết, chợ Vĩnh Hội Đông có cá đồng quanh năm, vì chúng theo dòng nước từ Campuchia đổ xuống, đến ngã ba sông thì trở thành nguồn sống cho dân câu lưới.

Do những ngày mưa nên cá đồng hơi ít, chứ lệ thường không thiếu. Hoặc muốn ăn cá ngon, phải đi từ sáng sớm, lúc cá được bạn hàng mang từ vèo lên chợ. Chỉ là, người phương xa như tôi hiếm khi có dịp đi chợ quê đầu nguồn trong buổi sớm mai.

Không chỉ ngư dân đầu nguồn, những “đồng nghiệp” của họ ở vùng biên giới Tịnh Biên, Châu Đốc cũng sẵn sàng cho mùa cá mới. Những ngày này, nước kênh Vĩnh Tế đã mấp mé bờ. Những chỗ thấp, con nước “bò” vào mặt ruộng, bì bõm bước chân nặng trịch của những ngư dân. Dưới bến, mấy chiếc vỏ lãi nằm im ngơi nghỉ sau chuyến mưu sinh mệt nhọc.

Anh Trần Văn Út (ngụ xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đang xuôi xuồng theo dòng nước, chăm chú bủa lưới kiếm cá cho bữa cơm chiều. Khi được hỏi về sản lượng cá đồng thời điểm này, anh cười hiền: “Cá cũng lai rai, bữa vài ba ký chứ chưa nhiều. 

Được cái, đầu mùa cá có giá nên mình cũng sống được. Tới con nước tháng 8 (âm lịch), vùng này ngập linh binh thì dân bà cậu mới thực sự vô mùa cá. Lúc đó, tui cũng lên vỏ lãi đi bắt cá đồng xa. Giờ tui đã kiểm tra vỏ lãi, thử máy móc, mang lưới ra vá đôi chỗ rách đợi tới mùa là xuất phát. Hy vọng năm nay nước lũ lớn, để vớt vát lại năm rồi”.

Chờ lũ

Hì hục xốc những thân cây cắm chặt xuống bờ kênh Trà Sư, ông Lê Văn Cần (ngụ phường Nhơn Hưng, TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vui vẻ trả lời câu hỏi của khách phương xa. Ông cho biết, mình đang dựng lại chiếc cầu dưới bến thật kiên cố, để vỏ lãi neo chắc chắn. Năm nào, thời điểm nước dưới kênh nhuộm đỏ phù sa, ông cũng làm công việc quen thuộc này.

“Mùa nước, mình đi kiếm cá rồi trở về cũng qua cái bến này, nên nó phải cao, phải chắc chắn để chịu đựng được mấy tháng dài. Năm nay, cuối tháng 6 mà mực nước này thì tui thấy có chút hy vọng cho mùa cá mới. Vì tui chỉ giăng lưới hoặc đi chài, nên đời sống cũng bấp bênh. Mình già rồi, kiếm được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu, miễn sao có bữa cơm qua ngày để con cái nhẹ lòng lo” – ông Cần trải lòng.

Trong câu chuyện của lão ngư gần 70 tuổi đời, những ngày cá đồng được bạn hàng cân theo giạ đã trở thành quá vãng. 

Hồi ấy, người ta ăn cá không hết thì làm vài chục hũ mắm chất dọc lối đi, hay làm vài bao khô bỏ trên gác bếp. Nhớ lại, toàn đặc sản mà hồi ấy chẳng ai biết quý, bởi nhà nào cũng có. Bây giờ, con cá ngày càng ít đi nên ông Cần còn kiếm sống được với nghề cũng là may lắm!

Mùa nước nổi An Giang, dưới sông

Ông Cần, nông dân phường Nhơn Hưng, TX Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đang trông chờ mùa lũ mới.

“Cá tui bắt được để dành ăn, dư mới đem bán chợ. Lúc này, mỗi ngày được vài ba con cá mè vinh, cá dảnh đem bán cũng khó. Đầu mùa tui giăng lưới, chài cá cho đến tháng 9, 10 (âm lịch) thì chuyển sang đặt lờ cá lóc. Góp nhặt được từ chục cái lờ, cũng có thêm nguồn thu cuối mùa.

Gắn bó với vùng này từ nhỏ tới giờ, tui cũng chỉ quẩn quanh với việc làm thuê mướn, làm nghề hạ bạc. Nghề này nói ra cơ cực lắm. Chú ngụp lặn cả ngày, cả đêm, chứ ráo nước cây dầm xuồng là hết tiền. Lúc đó, lại phải đi kiếm con cá, con cua cho những ngày sau!” – ông Cần bộc bạch.

Dù biết mình vất vả, nhưng ông Cần và những người theo nghề hạ bạc vẫn trông chờ vào mùa lũ. Vẫn có những năm, dân câu lưới kiếm được kha khá bởi con nước lên đồng, mang theo sản lượng thủy sản dồi dào. Chỉ là, nước lũ giờ khó đoán định, nên năm nào được thì mừng, năm nào thất thì cố gắng ngụp lặn để có cái ăn.

Với một số ngư dân, ngoài việc ngụp lặn với nghề, họ còn nuôi cá theo kiểu “bán hoang dã”. Anh Trần Văn Mẫm, ngụ phường Thới Sơn (TX Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã làm cách này 2 mùa lũ qua, giúp cải thiện nguồn thu gia đình. “Giờ tui đã chuẩn bị xong chỗ nuôi, sắp tới sẽ thu mua cá nhỏ của mấy anh em câu lưới đổ vô vèo, nuôi đến tháng 10 (âm lịch) thì cất lưới.

Mình nhờ nước lũ có sẵn, rồi mua ốc cho ăn nên chi phí cũng nhẹ. Năm trước, nhờ cách làm này mà gia đình tui có thêm nguồn thu ăn Tết. Hy vọng năm nay “tổ đãi” dân câu lưới để tụi tui bớt khổ, chứ hai mùa rồi cứ quay quắt với cảnh đắp đổi cho qua mùa nước” – anh Mẫm thiệt tình.

Anh Mẫm cũng cho hay, thời điểm này vẫn đang chạy “xe ôm” phụ thêm cho cuộc sống gia đình, bởi con cá chưa lên đồng đẻ trứng. Có lẽ, phải đến hơn tháng nữa, khi nước “nhảy khỏi bờ”, anh mới bỏ mớ lọp lên xuồng đi tìm kế mưu sinh, với mong muốn sẽ sắm quần áo mới, mớ tập sách để các con vui vẻ vào năm học mới.

Dù con nước lũ không còn hào phóng như xưa, nhưng vẫn là niềm hy vọng của những ai theo nghề hạ bạc. Vì nhiều lý do, họ chọn cho mình cái nghiệp ngụp lặn cùng “bà cậu”, cam chịu phận đời gạo chợ nước sông, chỉ với mong mỏi thế hệ tiếp theo sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn trong những ngày tháng tới.





Nguồn: https://danviet.vn/mua-nuoc-noi-an-giang-duoi-song-con-nuoc-da-lu-du-chin-do-dan-cau-luoi-da-bat-duoc-ca-dong-ngon-20240801172449613.htm

Cùng chủ đề

Nước lũ dâng cao nhiều nơi ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 ngày 8/9, nhiều sông suối tại tỉnh Lạng Sơn nước dâng lên cao khiến nhiều khu dân cư chìm trong biển nước. Sáng 8/9, mực nước tại sông Kỳ Cùng, sông Thương dâng cao đã ảnh hưởng đến các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng và TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Từ 9h30, đơn vị quản lý hồ chứa nước Bản Lải (huyện Lộc...

Cá lóc thịt giàu protein, nuôi dày đặc, con to, một người An Giang bắt làm khô cá lóc, bán hết veo

Nuôi cá lóc thương phẩmTrước đây, kinh tế gia đình anh Nguyễn Văn Tiền gặp khó khăn do ít đất sản xuất. Đến năm 2014, anh Tiền và một số bà con trong xóm được chính quyền địa phương tạo điều kiện tham gia lớp học...

Nước lũ đang đổ về vùng Đồng Tháp Mười ở Long An, nông dân hối hả ra đồng đón thứ gì?

Đến thời điểm này, toàn tỉnh Long An thu hoạch gần 110.000/222.124ha lúa Hè Thu 2024, năng suất ước đạt 5,75 tấn/ha, sản lượng 628.988 tấn. Lúa Thu Đông 2024 thu hoạch hơn 7.000/33.444ha, năng suất ước đạt 5,7 tấn/ha, sản lượng 40.363 tấn. Nhờ thời tiết...

Đến An Giang mùa nước nổi, nếm đặc sản cá linh non trứ danh

Nói đến mùa nước nổi, ai cũng nghĩ ngay đến cá linh. Khi con...

Mùa nước đổ, đầu nguồn sông Hậu ở An Giang dân nuôi dày đặc thứ cá gì, toàn con to bự?

Qua cầu Cồn Tiên quẹo trái chạy theo Đường tỉnh 957, nhìn xuống dòng sông Châu Đốc nước đỏ ngầu phù sa. Mùa nước đổ, đàn cá tra được tắm mát bởi dòng phù sa mát lành và lớn nhanh. Gặp ông Vân (64 tuổi, ngụ thị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 trường đại học dự kiến giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025: Gồm trường nào?

Trong tháng 6/2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thông báo phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Nhà trường cho biết các phương thức xét tuyển cơ bản được giữ ổn định như năm 2024, nhưng điều chỉnh chỉ tiêu.Theo đó,...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, mực nước sông Hồng qua cầu Phong Châu sáng nay như thế nào?

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng quan tâm là mực nước sông Hồng qua cầu Phong Châu sáng nay như thế nào?Theo Tin lũ khẩn cấp bản...

Cần đảm bảo tính chủ động trong tuyển dụng và sử dụng nhà giáo

Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với luật khác Từ thực tế, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần thiết quy định các chính sách cụ thể...

Măng tre mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang

Mùa măng trên núi Cấm bắt đầu từ tháng 4 âm lịch và bước vào vụ thu hoạch rộ trong tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Những mụt măng Mạnh Tông có thể nặng từ 2 - 3kg, thậm chí đến 6 - 7kg.Khi...

Bài đọc nhiều

50 tỷ đồng bán tín chỉ carbon rừng đã nằm trong tài khoản, tỉnh Quảng Trị chưa biết chi thế nào do vướng quy...

Tiền tín chỉ carbon "mắc kẹt"Ban Quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải là một trong những đơn vị quản lý rừng lớn nhất tại tỉnh Quảng Trị. Ban này quản lý tổng cộng 21.000ha rừng, trong đó có hơn 11.000ha rừng tự...

Măng tre mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang

Mùa măng trên núi Cấm bắt đầu từ tháng 4 âm lịch và bước vào vụ thu hoạch rộ trong tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Những mụt măng Mạnh Tông có thể nặng từ 2 - 3kg, thậm chí đến 6 - 7kg.Khi...

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Theo Bí thư tỉnh Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành, tỉnh sẽ phát triển bền vững trên cả 03 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, lấy yếu tố con người làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển. Tỉnh cũng sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp là trụ cột phát triển; thương mại dịch vụ là động lực tăng...

Thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang tăng cường xả lũ, 13 tỉnh thành lo ứng phó

Số liệu quan trắc cho thấy, hồi 9 giờ ngày 8/9/2024, mực nước thượng lưu hồ Hòa Bình ở cao trình 110,81m, lưu lượng đến hồ 5.575m3/s, lưu lượng xả 2.876m3/s. Mực nước thượng lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 115,38m, lưu lượng đến hồ 1.500m3/s, lưu lượng xả 3,1m3/s. Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trưa 8/9, Bộ trưởng...

Cùng chuyên mục

MobiFone hỗ trợ người dân sau bão Yagi

Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng đã huy động thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật tinh nhuệ nhất tỏa đi các điểm nóng, để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão. Đến hết ngày 8/9, MobiFone đã cơ bản khôi phục mạng lưới, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt tại các tỉnh, như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên…Tại thành phố Hải...

Thuỷ điện Hoà Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đang mở 11 cửa xả lũ

Hồi 12 giờ trưa nay (9/9), Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang đã tiến hành mở thêm 1 cửa xả đáy. Đây cũng là cửa xả đáy thứ 6 được doanh nghiệp này vận hành trong vòng ít ngày qua để ứng phó với nguy cơ mưa lũ sau bão số 3. Cũng trong sáng 9/9, Công ty CP Thuỷ điện Thác Bà đã mở cửa xả mặt thứ 3. Trong khi Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tiếp...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, mực nước sông Hồng qua cầu Phong Châu sáng nay như thế nào?

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Điều đáng quan tâm là mực nước sông Hồng qua cầu Phong Châu sáng nay như thế nào?Theo Tin lũ khẩn cấp bản...

Măng tre mọc lên như nấm, vừa to vừa ngon “danh bất hư truyền” trên núi Cấm ở An Giang

Mùa măng trên núi Cấm bắt đầu từ tháng 4 âm lịch và bước vào vụ thu hoạch rộ trong tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm. Những mụt măng Mạnh Tông có thể nặng từ 2 - 3kg, thậm chí đến 6 - 7kg.Khi...

Loại cây sirô trồng ởTiền Giang thấp tè ra trái quá trời, ngỡ quả dại hóa ra lại là ngon đáo để

Vườn cây sirô của anh Thông được hình thành từ cách đây 5 năm, ban đầu, anh Thông chỉ trồng vài cây trong khuôn viên sân nhà làm cảnh nhưng nhiều người dân ở địa phương thấy cây cho trái đẹp nên đến hỏi mua cây...

Mới nhất

Chưa để xảy ra sự cố mất an toàn đê điều do bão số 3

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tới nay, chưa xảy ra sự cố mất an toàn đê điều do bão số 3 (tên quốc tế là Yagi). Cụ thể, theo báo cáo nhanh về công tác trực ban phòng chống thiên tai của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, hiện...

Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ vụ sập cầu Phong Châu

Lực lượng vũ trang Quân khu 2 đang khẩn trương triển khai phương tiện, cùng hơn 500 cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu hộ vụ sập cầu Phong Châu.   Hiện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ đã điều 3 xuồng cao tốc và hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tới khu vực cầu Phong Châu. Đồng thời, Bộ Chỉ huy...

Mới nhất