Trang chủKinh tếNông nghiệpMùa nước đổ, đầu nguồn sông Hậu ở An Giang dân nuôi...

Mùa nước đổ, đầu nguồn sông Hậu ở An Giang dân nuôi dày đặc thứ cá gì, toàn con to bự?


Qua cầu Cồn Tiên quẹo trái chạy theo Đường tỉnh 957, nhìn xuống dòng sông Châu Đốc nước đỏ ngầu phù sa. 

Mùa nước đổ, đàn cá tra được tắm mát bởi dòng phù sa mát lành và lớn nhanh. Gặp ông Vân (64 tuổi, ngụ thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đang trông theo chiếc xuồng composite chở đầy ắp thức ăn.

Mỗi lần nhân công rải thức ăn đàn cá bu đông đớp mồi, văng nước tứ tung, trông mê mắt! 

Nhớ về cái thời vàng son của nghề nuôi cá tra, ông Vân kể, thuở trước, vùng đầu nguồn An Phú và Châu Đốc từng là nơi “thai nghén” nghề nuôi cá tra, tạo nên thương hiệu trứ danh.

Những năm lũ lớn, dòng sông Châu Đốc, sông Hậu, người dân ra sông đặt đáy thu hoạch cá tra bột mang vào hầm ương nuôi. 

“Hồi đó, chưa có thức ăn viên như bây giờ, ngư dân mang vùa cám nhuyễn ra hầm rải, đàn cá con lên “ăn móng” kẹo hầm. Cá tra con bằng cọng chân nhang được chăn nuôi kỹ lưỡng” – ông Vân nhớ lại.

img

Ngư dân đầu nguồn sông Hậu ở huyện An Phú, tỉnh An Giang nuôi dày đặc cá tra thương phẩm mùa nước đổ.

Cá tra lớn rất nhanh, trong vòng 10 ngày, chúng to bằng đầu đũa ăn. Khi cá tra lớn bằng ngón chân cái, ngư dân dùng cám nấu độn thêm rau muống, chuối cây bằm nhỏ hoặc vớt bèo cám cho cá ăn.

Nhiều gia đình tận dụng mùa nước nổi thu hoạch cá linh, cá tạp về làm thức ăn, bổ sung dinh dưỡng cho đàn cá tra.

Hồi trước, con cá tra thiên nhiên được thuần hóa trong ao, hầm, nuôi bằng thức ăn tự chế, có thịt ngon, bổ dưỡng, nhưng chỉ được tiêu thụ tại các chợ đầu mối hoặc làm khô phồng bán nội địa. 

Tiếng lành đồn xa, dần dà, loài cá da trơn này nổi tiếng, trở thành thương phẩm xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cá tra chỉ vài ngàn đồng/kg, sau đó đột ngột tăng 18.000 đồng/kg. Ngư dân ồ ạt đóng bè, đào ao mở rộng diện tích nuôi cá tra thương phẩm để làm giàu.

Có bận, ngư dân lên tận Campuchia mua gỗ về đóng bè rầm rộ. Từ đó, hình thành những làng bè nổi tiếng ở đầu nguồn Châu Đốc và An Phú. Nào ngờ vào năm 2000, giá cá tra bị sụt giảm từ 18.000 đồng/kg xuống còn 10.000 đồng/kg, ngư dân điêu đứng.

Hàng loạt chiếc bè gỗ đầu tư hàng trăm triệu đồng, không còn vốn liếng để tái đầu tư chăn nuôi nên ngư dân tháo bè chuyển sang làm nghề khác. 

“Hồi đó, tôi cùng nhiều ngư dân trong xóm mua gỗ về đóng bè nuôi cá tra. Ban đầu, chăn nuôi rất hiệu quả, bởi thịt cá trắng công ty ưa chuộng, bán với giá cao. 

Nhưng sau đó, giá cá tra nuôi ao hầm và bè đều bị rớt giá. Thị trường bấp bênh, người kéo bè lên bờ, người bỏ trống ao, nghề nuôi cá tra giảm mạnh…” – ông Vân cho hay.

Nhiều người bỏ nghề nuôi cá tra, nhưng ông Vân quyết tâm bám trụ với cái nghề truyền thống này. Có thời gian, ông Vân nuôi cá trúng giá, rồi tiếp tục đầu tư mở rộng ao nuôi cho tới bây giờ. 

Hiện nay, ông Vân nuôi 3 ao cá tra, có diện tích hơn 7.000m2/ao, mỗi đợt thu hoạch từ 300 – 400 tấn cá tra thương phẩm.

Ông Vân hiện là một trong những ngư dân “cố cựu” còn sót lại với nghề nuôi cá tra thương phẩm có tiếng ở vùng đầu nguồn. 

Hôm đứng xem đàn cá tra đớp mồi nước văng tung tóe, chúng tôi khâm phục trước kỹ thuật nuôi và cơi ngơi sự nghiệp hoành tráng của ông Vân. 

Tất cả ao hầm đều được kiên cố bê-tông, hệ thống bơm nước sử dụng bằng động cơ điện.

Có kinh nghiệm trong nghề nuôi cá tra nên khi đề cập đến kỹ thuật, ông Vân rất tự tin, từ khâu chọn, ương giống đến nuôi cá và xuất bán. 

“Người ta ương nuôi cá không thành công khá nhiều. Riêng, tôi có kinh nghiệm nên xử lý được các loại bệnh phổ biến cho cá tra, như: Gan mủ, nấm, đỏ đuôi, xuất huyết… 

Điều quan trọng là phải xử lý nguồn nước sạch, theo dõi đàn cá hàng ngày. Nếu lơ là, cá sẽ bị lây bệnh, hao hụt đầu con, dẫn đến lỗ nặng” – ông Vân bày tỏ.

Ngồi bên căn nhà khang trang, ông Vân nói rằng, có trải qua khổ cực mới thành công như ngày hôm nay. 

Trước đây, tính bỏ cuộc, nhưng nhờ sự kiên trì bám trụ với nghề này mà ông Vân phất lên, rồi đầu tư mở rộng diện tích ao, hầm để con cái có cuộc sống ổn định về sau. Hiện nay, giá cá tra dao động trên 27.000 đồng/kg (loại thịt trắng), ông Vân chưa chịu xuất bán.

“Thị trường cá tra đang “nhóng” giá, do đó đợi vài tháng nữa mới gạn bán. Nhưng điều lo ngại đối với người chăn nuôi cá hiện nay là giá thức ăn, thuốc thú y trong chăn nuôi thủy sản ở mức cao. Do đó, chi phí nuôi cá tăng lên nhiều lần, trong khi giá cá tra không tăng, người nuôi có nguy cơ lỗ” – ông Vân cho hay.

Thời gian tới, để duy trì nghề nuôi cá tra bền vững, ngoài áp dụng kỹ thuật, nắm bắt nhu cầu thị trường, ông Vân sẽ tính lại khâu chế biến thức ăn sao cho hiệu quả nhất. 

Thức ăn cho cá tra dao động khoảng 12.900 đồng/kg, nếu nuôi đạt 1kg cá tra tốn ít nhất 1,7kg thức ăn, sau khi trừ các chi phí khác, như: Điện, nhân công, thuốc thủy sản… thì người nuôi không lời. 

Do đó, vụ nuôi tiếp theo, ông Vân sẽ nấu cám, đậu nành, cá biển làm thức ăn tự chế cho cá tra để giảm chi phí, hạ giá thành chăn nuôi thì mới có lời.





Nguồn: https://danviet.vn/mua-nuoc-do-dau-nguon-song-hau-o-an-giang-dan-nuoi-day-dac-thu-ca-gi-toan-con-to-bu-20240830112926655.htm

Cùng chủ đề

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông HậuCái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt...

Cảnh đẹp mùa nước đổ ruộng đẹp như tranh vẽ ở Hà Giang

Những ngày tháng 6, khi những cơn mưa rào mùa hạ chút xuống cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang lại lấp lánh ánh nước như những tấm gương khổng lồ soi chiếu dáng trời, dáng núi, tạo nên vẻ đẹp vô cùng quyến rũ và đắm say đến lạ. Nét đẹp như tranh vẽ những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, Hà Giang, đẹp ngút ngàn lấp dánh dưới mặt trời tạo nên khung cảnh...

Cá linh non, sản vật mùa nước nổi miền Tây đã về, nước lũ tràn đồng vùng đầu nguồn An Giang

Lũ vừa về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, báo hiệu mùa lũ năm nay nước dồi dào hơn. Như vậy, sau nhiều năm chỉ được đón lũ nhỏ, người dân miền Tây đang chờ một mùa nước nổi...

Ở An Giang, nước sông Hậu đang đỏ phù san chảy ồ ạt từ Campuchia sang, dân bắt cá linh non

Dân An Giang có câu “Tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”. Đó là tháng bảy âm lịch, thời điểm nước tràn đồng trên miệt đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Mùa đánh bắt cá của bà con khởi phát, kéo dài suốt mấy tháng cho đến...

Mù Cang Chải vào vụ mới

Khi những cơn mưa đầu hạ đổ xuống cũng là lúc những người Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, bắt đầu mùa vụ mới trên những triền ruộng bậc thang. Từ đầu tháng 5, người dân địa phương tiến hành dẫn nước từ những con suối thượng nguồn chảy tràn xuống từng thửa ruộng. Nước len lỏi xăm xắp mặt ruộng họa vào núi rừng những “tấm gương” khổng lồ, lấp lánh dưới ánh mặt trời, vẽ nên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thành tích học tập đáng nể

Được tuyển thẳng vào trường công an nhờ thành tích đáng nểNhững ngày này, Sùng A Chua đang chuẩn bị cho quá trình nhập học tại Học viện An ninh Nhân dân. "Em đang rất háo hức, chờ đến ngày nhập học", nam sinh người Mông...

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông HậuCái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt...

Giải pháp giám sát hành trình VNPT

Quản lý hành trình xe máy, xe điện, xe đạp - chống trộm hiệu quảVới VNPT Safe Motor, phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi lộ trình di chuyển của con qua ứng dụng di động. Mỗi khi xe di chuyển, thiết bị sẽ cung...

Hải Dương tiếp nhận gần 20 tỷ ủng hộ từ các doanh nghiệp, cá nhân khắc phục bão số 3

Chiều ngày 16/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi với số tiền 1.850.000.000 đồng. Trong đó, Tập đoàn An Phát...

Bài đọc nhiều

Cam Cao Phong, cam đặc sản Hòa Bình cây thấp tè trái ra quá trời, nước lũ rút, nắng lên quả bị nứt

Những ngày này, vợ chồng chị Đặng Thị Mai, xóm Nam Sơn 2, xã Thu Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình) tất bật vệ sinh vườn, chống dựng những cây cam bị nghiêng đổ, bật gốc và thu dọn những trái cam rụng để mang...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB...

Để góp phần giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm bớt khó khăn, với vai trò cầu nối, Vietcombank đã nhanh chóng phối hợp với các Tổ chức/Đơn vị/Quỹ tại Trung ương và địa phương (Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Quỹ hỗ trợ…) để mở tài khoản và đưa thông tin lên ngân hàng số VCB từ ngày 06/9/2024 đến nay, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt...

Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone): Tất cả khách hàng vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Bên cạnh đó, các đơn vị của MobiFone đã bố trí nhân lực tại các trạm vùng trũng sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn thiết bị và tại các điểm có nguy cơ sạt lở, để ứng cứu kịp thời các sự số. Để đảm bảo giữ vững mạng lưới, cán bộ kỹ thuật MobiFone tại các tỉnh vùng lũ đã khẩn trương triển khai máy nổ cứu hộ, để đảm bảo hoạt động cho...

Cùng chuyên mục

Ở đầu nguồn sông Hậu của An Giang-cá đồng la liệt, cá ăn chả hết, mùa nước nổi xúc cả tấn cá linh

“Túi” cá linh-cá đặc sản vùng đầu nguồn sông HậuCái nắng ban trưa chiếu thẳng xuống miền biên giới chói chang, những chiếc vỏ lãi chở đầy ắp cá linh lướt trên đồng lũ. Tấp vào bến chợ, thanh niên, trai tráng trong xóm cầm vợt hối hả bước xuống vỏ lãi xúc cá mang lên cân. Hiện nay, con cá linh đã lớn bằng ngón tay xuất hiện rất nhiều.Đây là lần đầu tiên, chúng tôi tận mắt...

Hải Dương tiếp nhận gần 20 tỷ ủng hộ từ các doanh nghiệp, cá nhân khắc phục bão số 3

Chiều ngày 16/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương đã tiếp nhận tài trợ của các đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi với số tiền 1.850.000.000 đồng. Trong đó, Tập đoàn An Phát...

Áp thấp nhiệt đới sắp đi vào biển Đông, mạnh lên thành bão số 4

Tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 01 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,0...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc đến trình Quốc thư

Sáng 17/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ đến trình Quốc thư. Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-dai-su-trung-quoc-den-trinh-quoc-thu-20240917083607354.htm

Xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp …

Phát triển hoàn chỉnh hệ sinh thái xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầuTại Quyết định số 165/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án, Chính phủ đã đặt mục tiêu thực hiện tái cơ cấu ngành Công Thương đó là: “Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền...

Trấn Thành bị so sánh ngoại hình khi hơn Isaac một tuổi

Thời điểm Isaac nổi tiếng với nhóm nhạc 365 (thành lập năm 2010) thì những Quang Anh Rhyder, Captain, Negav, hay đến cả Dương Domic (sinh năm 2000)... chỉ đang là những cậu bé 9-10 tuổi, còn đang học tiểu học.Số đông dàn thí sinh ở Anh trai say hi đều thua Isaac khá nhiều tuổi, như HIEUTHUHAI...

Mới nhất

Những lưu ý quan trọng