Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMột yếu tố thường bị bỏ qua khi chọn điểm đến du...

Một yếu tố thường bị bỏ qua khi chọn điểm đến du học: Giấy phép xã hội

Trong bối cảnh các điểm đến du học lớn có những thay đổi trong chính sách, giấy phép xã hội là điều du học sinh cần lưu ý để chuẩn bị hành trình nhập học thuận lợi ở trường nước ngoài.

Một yếu tố thường bị bỏ qua khi chọn điểm đến du học: Giấy phép xã hội- Ảnh 1.

Phụ huynh, học sinh trao đổi với đại diện trường New Zealand trong một sự kiện do chính phủ nước này tổ chức hồi tháng 10

Giấy phép xã hội là gì?

Tăng trưởng nóng về số sinh viên tạo áp lực lên hạ tầng xã hội được cho là nguyên nhân chính khiến một số điểm đến du học phổ biến thay đổi chính sách. Nhưng thực chất vấn đề gốc rễ nằm ở giấy phép xã hội (social license) của giáo dục quốc tế tại các nước này. Đây còn là yếu tố thường bị bỏ qua khi phụ huynh và người học cân nhắc lựa chọn điểm đến du học.

Giấy phép xã hội của giáo dục quốc tế là khái niệm chỉ sự công nhận của người dân về việc quốc tế hóa giáo dục, tức mức độ mà người bản địa công nhận vai trò của sinh viên quốc tế cũng như chấp nhận, chào đón, hỗ trợ họ trong quá trình học ở nước sở tại. Giấy phép xã hội có thể bị thử thách nghiêm trọng trong thời kỳ dịch bệnh, kinh tế khó khăn, hoặc khi đối mặt với khủng hoảng nhà ở như tại nhiều quốc gia hiện nay.

Đây là vấn đề mà các đơn vị giáo dục phải chú trọng nếu muốn tiếp nhận sinh viên quốc tế, bởi kỳ vọng và sự công nhận của cộng đồng địa phương có ảnh hưởng then chốt đến trải nghiệm của người học ngay tại đất nước đó. Ở tầm quốc gia, việc củng cố giấy phép xã hội có vai trò to lớn trong việc thực hiện các chiến lược giáo dục quốc tế.

Tìm lại giấy phép xã hội

Tại Úc, nhiều tuyên bố cho rằng du học sinh đang thúc đẩy cuộc khủng hoảng nhà ở, là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nước này thay đổi chính sách visa (thị thực) du học.

Chẳng hạn, theo dữ liệu của Bộ Giáo dục Úc, năm 2023 có 328.089 sinh viên quốc tế học ở nước này, trong đó có 146.220 người tại các ĐH công lập. Song, thống kê từ Hội đồng bất động sản Úc chỉ ra có chưa đến 130.000 giường ký túc xá cho sinh viên. Số giường này không chỉ phục vụ sinh viên quốc tế mà còn trong nước, tức khá nhiều sinh viên phải tìm nhà thuê ở thị trường tư nhân. Bộ Giáo dục Úc ước tính du học sinh chiếm gần 7% thị trường cho thuê và cao hơn ở khu vực nội thành.

Trong khi đó, Hội đồng nhà ở sinh viên có lập trường ngược lại, công bố báo cáo nhằm cho thấy du học sinh chỉ chiếm 6% thị trường cho thuê, chủ yếu tập trung ở khu thương mại trung tâm. Chưa kể, Hội đồng nhà ở sinh viên cho rằng giá thuê bắt đầu tăng vọt từ năm 2020, khi không có sinh viên quốc tế nào đến Úc. Việc áp trần số lượng du học sinh về cơ bản chỉ giảm thị phần cho thuê 1% và giảm giá thuê trung bình ở khu trung tâm khoảng 5 AUD/tuần.

Khi thu hút sự ủng hộ của người dân với các chính sách mới để tìm lại giấy phép xã hội cho giáo dục quốc tế, vô hình trung Úc lại đang gửi đi thông điệp rằng các đóng góp to lớn của du học sinh cho nền kinh tế ở nước này không được xem trọng, dù thực tế cho thấy du học sinh đang đóng góp 48 tỉ AUD, tương đương 25% GDP của quốc đảo này.

Một yếu tố thường bị bỏ qua khi chọn điểm đến du học: Giấy phép xã hội- Ảnh 2.

Theo chuyên gia, nhiều quốc gia đang đi tìm lại giấy phép xã hội cho giáo dục quốc tế, nhất là ở Úc và Canada

Tương tự, tại Canada, tính đến cuối 2023, có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế, tăng 29% so với năm trước. Chính phủ nước này đã thực hiện biện pháp giới hạn số lượng giấy phép du học cấp mới từ tháng 1.2024 và dự kiến 2025 chỉ cấp 437.000 giấy phép mới. Theo chuyên gia, việc chính phủ tỏ ra cứng rắn khi áp trần tuyển sinh quốc tế đến từ việc sinh viên nước ngoài không phải là cử tri, vì thế được xem là một mục tiêu dễ dàng.

Dù chính sách visa nghiêm ngặt hơn có thể khiến nhiều du học sinh nản lòng trong giai đoạn đầu, nhưng về lâu dài, ngành giáo dục quốc tế sẽ tự điều chỉnh, tiến bước dài trong việc củng cố giấy phép xã hội, chứng minh lợi ích của ngành với sự đa dạng, hòa nhập, từ đó có được sự ủng hộ của cộng đồng cho du học sinh.

Bài toán đặt ra là trong giai đoạn chuyển giao này, các nước phải làm sao để không đánh mất niềm tin của sinh viên quốc tế cũng như đảm bảo quyền lợi cao nhất của những bạn đang theo học.

Vì sao cần quan tâm giấy phép xã hội?

Khi lựa chọn điểm đến du học, đa phần mọi người thường chỉ chú ý đến chất lượng giáo dục, chi phí, quyền lợi làm việc… Tuy nhiên, nếu chú ý cả các chỉ số liên quan đến giấy phép xã hội về giáo dục quốc tế của điểm đến đó, phụ huynh lẫn người học có thể nhận được những thông tin quan trọng về cái nhìn của người dân bản địa với sinh viên quốc tế, từ đó cân nhắc mức độ phù hợp của môi trường sinh sống và học tập tại đây.

Hiện nay, Anh và New Zealand là hai quốc gia có đo lường các chỉ số này. Khảo sát mới công bố cho thấy cứ 10 người ở Anh thì 6 người thấy sinh viên quốc tế mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế. Khoảng 41% số người được hỏi tin rằng lợi ích của du học sinh mang lại lớn hơn chi phí bỏ ra và khoảng 58% người dân muốn số lượng sinh viên quốc tế tại Anh vẫn giữ nguyên (43%) hoặc tăng (15%).

Trong khi đó, 77% người dân tại New Zealand tin rằng quốc gia này nên tiếp nhận cùng số lượng hiện tại (36%) hoặc nhiều sinh viên quốc tế hơn (41%). Khảo sát thường niên năm 2024 của Cơ quan giáo dục New Zealand cho thấy 82% người dân đồng ý rằng du học sinh đóng góp vào đa dạng văn hóa, 79% thấy sinh viên quốc tế giúp sinh viên địa phương tìm hiểu về các nền văn hóa và lối sống khác, cũng như đóng góp cho các doanh nghiệp địa phương trong quá trình học tập của mình.

Sự hiểu biết và ủng hộ của người dân sở tại với sinh viên quốc tế là yếu tố đảm bảo cho sự chào đón nồng nhiệt của cộng đồng bản địa và những tương tác xã hội, mối quan hệ trong quá trình học. Khi được chấp nhận, tôn trọng và hỗ trợ, du học sinh dễ dàng hòa nhập hơn vào môi trường mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học. Đây cũng là tiền đề cho các chính sách thúc đẩy tăng trưởng số lượng du học sinh.

Mỹ không có chiến lược giáo dục quốc tế riêng

Được đánh giá là điểm đến du học nhận nhiều quan tâm nhất hiện nay trước sự thay đổi trong chính sách du học của nhiều nước, Mỹ đã thu hút 1.126.690 sinh viên quốc tế theo học tại các trường CĐ, ĐH hoặc tham gia chương trình thực tập không bắt buộc (OPT) trong năm học 2023-2024, theo báo cáo Open Doors 2024 công bố mới đây. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay và tăng 7% so với năm học trước.

Phân tích của Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế cho thấy, du học sinh đóng góp 43,8 tỉ USD, hỗ trợ 378.175 việc làm trong năm học 2023-2024. Như vậy, cứ 3 sinh viên nước ngoài đăng ký học ở Mỹ sẽ giúp tạo ra hoặc hỗ trợ một đầu việc tại đây. Tuy nhiên, hiện nay, Mỹ là quốc gia duy nhất không có chiến lược giáo dục quốc tế riêng. Dù vậy, ngày càng có nhiều thảo luận công khai về chính sách nhập cư, sự chênh lệch trong tỷ lệ chấp thuận visa tại các nước cũng như làm sao để huy động nhân tài qua giáo dục quốc tế.




Nguồn: https://thanhnien.vn/mot-yeu-to-thuong-bi-bo-qua-khi-chon-diem-den-du-hoc-giay-phep-xa-hoi-185241127101324105.htm

Cùng chủ đề

Đông phương học là cầu nối liên kết nhiều quốc gia

(NLĐO) - Ngoài đào tạo nguồn nhân lực, khoa Đông phương học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn còn là cái nôi ươm mầm các tài năng lãnh đạo. ...

Du học Úc có bắt buộc điểm môn lý, hóa trong học bạ?

Một số giáo viên Việt Nam cho biết học sinh của mình bị từ chối hồ sơ du học vì thiếu điểm môn lý, hóa. Thực hư ra sao? Bên cạnh xét GPA tổng, một số trường, ngành có thể cần xét thêm một...

Canada cảnh báo hơn 10.000 thư mời nhập học của sinh viên quốc tế nghi giả mạo

CANADA - Hơn 10.000 thư mời nhập học của sinh viên quốc tế từ các trường cao đẳng và đại học Canada đã bị phát hiện là có khả năng giả mạo trong năm nay, theo thông tin từ quan chức di trú phụ trách sinh viên quốc tế ở nước này. Các cuộc kiểm tra gắt gao của Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã phát hiện nhiều sinh viên quốc tế - vốn...

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với con số kỷ lục 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.

New Zealand tiếp tục nới quyền làm việc, Úc có thể hủy áp trần tuyển sinh

Hai quốc đảo cạnh nhau là New Zealand và Úc có một số cập nhật mới về chính sách theo hướng ưu đãi và ưu tiên du học sinh trong thời gian tới. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Sếp’ Marriott chia sẻ bí kíp hút khách quốc tế đến Việt Nam

Sau 5 tháng đảm nhận vị trí Phó chủ tịch Khu vực phụ trách quản lý, điều hành thị trường Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam của Marriott International, ông Duke Nam xác định: Yếu tố địa phương sẽ là một phần quan trọng giúp thương hiệu khách sạn hàng đầu thế giới thu hút du khách đến Việt Nam. Ông Duke Nam, Phó chủ tịch Khu vực phụ trách quản lý, điều hành thị trường Hàn Quốc, Philippines và Việt...

Mỹ bắt một người Trung Quốc bị nghi xuất khẩu súng đạn sang Triều Tiên

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo một người đàn ông Trung Quốc đã bị bắt tại bang California (Mỹ) hôm 3.12 vì bị cáo buộc xuất khẩu súng và đạn dược sang CHDCND Triều Tiên. ...

6 món người mắc bệnh gan cần phải tránh, đặc biệt là xơ gan

Các tổn thương gan thường diễn ra âm thầm. Nếu người bệnh không sớm nhận biết và điều trị thì có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan. Vì gan đã bị tổn thương nên người bệnh cần điều chỉnh...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Hành trình mang “Giáo dục hạnh phúc” tới cho trẻ em Việt Nam

Nổi bật trong số đó là phương pháp Laulau Learning – một chương trình giáo dục tiên tiến của Phần Lan nhằm phát triển toàn diện trí tuệ, kĩ năng và cảm xúc ở trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Vào ngày 29-30/11, 20 cơ sở giáo dục mầm non tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Sơn La đã trở thành những cơ sở giáo dục đầu tiên...

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Thanh tra TP.HCM kết luận Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu học phí sai quy định

Chánh Thanh tra TP.HCM kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch rà soát, lập danh sách hoàn trả chênh lệch học phí cho sinh viên. Thu học phí sai quy định là một trong nhiều nội dung...

Cùng chuyên mục

Cần làm rõ khái niệm xét tuyển sớm để thí sinh bớt ‘rối’

Liên quan dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ năm 2025, nhiều chuyên gia đề nghị cần tiếp tục làm rõ khái niệm xét tuyển sớm và quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. ...

Thúc đẩy bình đẳng giới qua mô hình Câu lạc bộ ”Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Mặc dù thời gian hoạt động chưa nhiều nhưng các Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” do các cấp Hội LHPN tại các...

Thần đồng 10 tuổi có IQ vượt Einstein, 4 tuổi đã giải toán thập phân

ANH - Đạt điểm số IQ xuất sắc là 162, vượt cả các nhà vật lý huyền thoại Albert Einstein và Stephen Hawking, cậu bé 10 tuổi Krish Arora thuộc nhóm 1% những người thông minh nhất thế giới. Krish Arora, một cậu bé 10 tuổi gốc Ấn Độ, hiện sống ở Hounslow, Tây London (Anh), đã đạt chỉ số IQ 162, vượt qua cả Albert Einstein và Stephen Hawking. Cậu đã được chấp nhận vào tổ chức Mensa (dành...

‘Tủ sách tiếng Việt’ đạt giải nhì Giải thưởng toàn quốc về Thông tin Đối ngoại

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.Tác phẩm Tủ sách tiếng Việt (dành cho người Việt Nam ở nước ngoài) của Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã đạt giải nhì – hạng mục Sáng kiến sản phẩm có giá...

Trường nghề mở ngành mới thu hút thí sinh

Các trường nghề tại TP HCM mở thêm những ngành học "hot" để bắt kịp xu hướng với hy vọng thu hút thí sinh học nghề ...

Mới nhất

Tận thấy nhiệm vụ quan trọng đội kỹ sư đang thực hiện trong metro số 1 trước ngày vận hành

TPO - Bên cạnh bộ phận vận hành tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên thì ở depot Long Bình còn có đội ngũ hậu cần với các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao chuyên sửa chữa và bảo dưỡng những con tàu metro và các tuyến đường ray. 04/12/2024...

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất

Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản. Với 12 Chương, 111 Điều, cũng như 12 điểm mới của Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất trong quản lý khai thác khai thác tài nguyên địa chất và khoáng sản... ...

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3/12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là sự kiện cấp quốc gia diễn ra hằng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với mục đích ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có...

Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo

Việc triển khai Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024 nhằm tạo sinh kế cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững; trong đó, cùng với việc hỗ trợ...

Mới nhất