Trang chủKinh tếNông nghiệpMột tỷ phú Tiền Giang trên làm chuồng nuôi chim tiền tỷ,...

Một tỷ phú Tiền Giang trên làm chuồng nuôi chim tiền tỷ, dưới đào hồ nuôi tôm tiền tỷ, hóa lại hay


Là huyện cù lao nhiễm mặn nằm hạ lưu sông Tiền, điều kiện thiên nhiên ở huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) rất khắc nghiệt, mỗi năm phải chịu từ 6 đến 9 tháng bị nhiễm mặn, trồng trọt và chăn nuôi đều gặp nhiều khó khăn. 

Nhằm biến thách thức thành cơ hội phát triển trên cơ sở phát huy tiềm năng đất đai, lao động thích ứng biến đổi khí hậu, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa một vụ bấp bênh sang nuôi thủy sản xuất khẩu, chủ yếu tôm thẻ, tôm sú,…

Đi tiên phong, gặt hái nhiều thành công trong chuyện làm ăn, dựng nên cơ nghiệp vững chắc, nổi danh là tỷ phú nuôi tôm miền đất nhiễm mặn Tân Phú Đông có nông dân Lê Thành Tăng cư ngụ tại ấp Kênh Nhiếm, xã Phú Thạnh. 

Hưởng ứng chủ trương của Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu trên nền đất lúa kém hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu, vào năm 2006, ông Tăng mạnh dạn chuyển 1 ha đất trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm thẻ.

Theo ông Lê Thành Tăng, tôm thẻ phù hợp trong các mô hình nuôi thủy sản nước mặn, lợ tại địa phương, có thể nuôi trong các mô hình nuôi quảng canh, thâm canh, nuôi theo mô hình tôm + lúa tại địa phương. 

Riêng ông chọn mô hình nuôi thâm canh bởi cho năng suất, sản lượng cao và hiệu quả kinh tế vượt trội so với trồng trọt và chăn nuôi truyền thống trên đất cù lao nhiễm mặn trước đây.

Một tỷ phú Tiền Giang trên làm chuồng nuôi chim tiền tỷ, dưới đào hồ nuôi tôm tiền tỷ, hóa lại hay- Ảnh 1.

Ông Lê Thành Tăng, tỷ phú nuôi tôm công nghệ cao, nuôi chim yến xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) chăm sóc ao tôm của gia đình.

Tuy vậy, ông Tăng đánh giá, nếu muốn thành công, người nuôi tôm thẻ trước tiên phải am hiểu và nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi, chú trọng từ khâu đào ao cho đến xử lý ao nuôi phải thật kỹ lưỡng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chọn tôm giống tốt, chất lượng, được kiểm dịch chặt chẽ từ những cơ sở cung cấp giống uy tín nhiều năm liền. 

Bên cạnh đó, mật độ thả tôm vừa phải, không thả quá dày để nuôi mau lớn, ít thất thoát, chăm sóc và cho ăn theo kỹ thuật và quy trình được hướng dẫn. Đặc biệt quan tâm chủ động phòng, chống bệnh cho tôm nuôi trong suốt vụ tôm.

Đồng thời, trong quá trình nuôi tôm, nếu gặp sự cố phải có ý thức cộng đồng, không xổ xả chất thải nuôi đã bị nhiễm mầm bệnh ra môi trường xung quanh khi chưa được xử lý theo quy định của cơ quan chức năng nhằm tránh lây lan ảnh hưởng vùng nuôi. 

Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất bị cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm khi thu hoạch, đưa ra thị trường.

Theo ông Lê Thành Tăng, mỗi năm có 2 vụ nuôi tôm thẻ, mỗi vụ kéo dài khoảng 4 tháng; vụ thứ nhất thường thả giống khoảng tháng 1 và thu hoạch vào tháng 4; vụ thứ hai thả giống khoảng tháng 5 và thu hoạch vào khoảng tháng 9. Tôm thẻ nuôi theo mô hình thâm canh đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến 6 tấn/ha/vụ.

Vừa nuôi vừa đúc kết kinh nghiệm thành công và mở rộng sản xuất, đến nay, sau gần 20 năm gắn bó với con tôm thẻ, ông đã có cơ ngơi khoảng 3 ha tôm nuôi trên huyện cù lao Tân Phú Đông. Trung bình mỗi năm, ông thu hoạch đạt sản lượng từ 27 tấn đến 30 tấn tôm thương phẩm. Bán trừ chi phí, ông còn thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ nuôi tôm thâm canh, ông Lê Thành Tăng tích lũy đầu tư thêm 5 nhà nuôi yến, mở thêm cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y thủy sản theo mô hình kinh doanh tổng hợp đã mang lại hiệu quả cao. Ông Tăng chia sẻ, ước tính, mỗi năm, từ mô hình kinh doanh tổng hợp trên, gia đình ông thu lợi nhuận ròng trên 2 tỷ đồng.

Ông Tăng còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động trên đất cù lao với mức thu nhập 5 – 6 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người lao động, giảm nghèo nông thôn ở địa bàn khó khăn, thường xuyên bị thiên tai hạn, mặn của tỉnh Tiền Giang.

Không chỉ nổi tiếng là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi tiêu biểu địa phương, vượt khó vươn lên tạo dựng cơ nghiệp bền vững, ông Lê Thành Tăng còn được người dân cù lao mến mộ bởi tấm lòng vì cộng đồng, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo trên tinh thần “chung sức vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Mỗi năm, ông Tăng đóng góp trên 10 triệu đồng làm công tác từ thiện xã hội, chăm lo giúp đỡ hộ nghèo tại huyện Tân Phú Đông. 

Đồng thời, ông còn tài trợ thường xuyên cho 30 hộ nghèo tại địa phương với mức 300.000 đồng/hộ/tháng. Việc làm đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ông được dư luận hết sức hoan nghênh, được địa phương biểu dương và nhân rộng.

Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) đánh giá cao mô hình làm ăn và ý thức hết lòng vì cộng đồng của ông Lê Thành Tăng. 

Ông Bùi Thái Sơn cho biết, mô hình nuôi tôm thâm canh ứng phó biến đổi khí hậu của ông Lê Thành Tăng đang được nhân rộng tại địa phương, đưa huyện Tân Phú Đông trở thành một trong những vùng nuôi tôm nước mặn, lợ trọng điểm của tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích gần 7.200 ha, mỗi năm đạt sản lượng tôm thương phẩm trên 37.000 tấn.

Theo ông Bùi Thái Sơn, hàng năm, nông dân Lê Thành Tăng đều được vinh danh nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. 

Năm 2018, ông Lê Thành Tăng còn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi. 

Đó là những phần thưởng xứng đáng để vinh danh người nông dân dám nghĩ, dám làm, dựng nghiệp thành công trên miền đất mặn đầy khó khăn theo hướng thích ứng hạn, mặn, giảm nhẹ thiên tai và hết lòng vì người nghèo khó, neo đơn tại địa phương.





Nguồn: https://danviet.vn/mot-ty-phu-tien-giang-tren-lam-chuong-nuoi-chim-tien-ty-duoi-dao-ho-nuoi-tom-tien-ty-hoa-lai-hay-20241011150420708.htm

Cùng chủ đề

Huấn luyện các chủ vuông tôm miền Tây thành người nuôi tôm chuyên nghiệp

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã tập huấn trang bị nhiều kiến thức mới, giúp nông dân miền Tây trở thành người nuôi tôm chuyên nghiệp, đưa kim ngạch xuất khẩu tôm ngày càng tăng. Từ ngày 22 đến 24-11 tại Sóc...

Đã cưỡng chế thu hồi đất

UBND huyện Mộ Đức đã cưỡng chế, thu hồi hơn 2.000m2 đất dự án nuôi tôm đã hết hạn thuê để bàn giao cho chủ đầu tư thi công dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. ...

Nông dân một huyện của Tiền Giang đang bẻ loại quả ngon này, giá bán tăng gấp đôi

Hiện tại, giá nhãn xuồng cơm vàng được thương lái thu mua là 28.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá nhãn bán ở mức này, sau khi trừ các khoản chi phí, nông dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang thu lợi nhuận khá. ...

Chim yến, loài chim hoang dã dẫn dụ vô nhà lầu làm tổ ở Vĩnh Long, ví như chim nhả vàng, dân giàu

Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, không phải địa phương nào, vùng nào cũng có thể thực hiện được. Để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến ở Vĩnh Long, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức người...

Tôm càng xanh, tôm sú là vật nuôi chủ lực đang tăng giá tốt nhất ở Kiên Giang, xúc lên bán trúng

Theo thông tin từ các thương lái thu mua tôm, gần 1 tháng nay, giá tôm nguyên liệu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Kiên Giang tăng trở lại sau thời gian dài giá giảm. Bình quân mỗi kílôgam tôm giá tăng từ 50.000 - 70.000...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Phụ huynh vui mừng, nhà trường đồng thuận

TPHCM vừa đề xuất hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX hệ THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Do là tổ chức mới hình thành nên các tổ khuyến nông cộng đồng chưa thể vận hành và hoạt động "trơn tru" ngay được; một số nơi còn chưa rõ về mô hình tổ chức, tư cách pháp nhân và thiếu nguồn lực hoạt động; năng lực của một số...

IELTS 8.0, SAT 1560, vừa nhận học bổng 7,5 tỷ đồng du học Mỹ

Trần Nam Khánh, học sinh lớp chuyên Anh 12A3, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ vừa nhận được học bổng 7,5 tỷ đồng cho 4 năm học từ ngôi trường top đầu của Mỹ. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Tại tỉnh Đắk Nông, những năm qua với “trợ lực” là nguồn vốn chính sách đã tiếp sức cho công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ có nguồn vốn này mà hàng nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phát triển sinh kế, ổn định sản xuất để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền...

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Một ông giám đốc Quảng Ninh tự tin xuất khẩu hàu đại dương, hải sản đại bổ nhờ công nghệ này

Bằng tư duy nhạy bén, anh Nguyễn Văn Cường (xã Liên Hòa, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư công nghệ hiện đại để chế biến và bảo quản hàu Đại Dương. Qua đó, không chỉ nâng cao giá trị hàu Đại Dương, mà còn đảm bảo sản phẩm...

Ngọt giòn cải làn Tân Liên

Sản phẩm OCOP 3 sao “Rau cải làn Tân Liên” của Hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn Tân Liên (thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) đang từng bước khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, người dân thôn Nà Hán, xã Tân Liên, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật trồng gối vụ, chăm sóc và thu hoạch...

Gành Dầu tăng tốc đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025

Xã Gành Dầu (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) là một trong nhưng xã đầu tiên của đảo ngọc đạt chuẩn nông thôn mới. Với lợi thế cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm… được đầu tư bài bản, trên địa bàn xã có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư...

Mới nhất

Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh

'Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu...

[Ảnh] Khách tham quan hào hứng với dàn khí tài tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan...

Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng

Cảm lạnh và cúm xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp. Bệnh sẽ lâu khỏi...

Ca sĩ Tuấn Hiệp chơi lớn, ra album kết hợp với nhiều nghệ sĩ quốc tế

Ngày 19/12, Tuấn Hiệp ra mắt album đĩa than ''Như gió heo may'', là tuyển tập các tình khúc vượt thời gian với âm hưởng lãng mạn, phù hợp chất giọng trầm ấm. Giọng hát Tuấn Hiệp được người trong giới gọi vui là “giọng hát thử loa”, qua các album rất được yêu thích như Bơ vơ, Tình khúc...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó...

Mới nhất