Trang chủChính trịNgoại giaoMột sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine...

Một sự kiện lịch sử mới diễn ra ở châu Âu, Nga-Ukraine buông tay “mối tình” 5 năm, EU vẫn ổn nhờ điều này

Ukraine đã dừng trung chuyển khí đốt của Nga cho một số nước châu Âu vào ngày đầu năm 2025, chấm dứt sự thống trị kéo dài nhiều thập kỷ của Moscow đối với thị trường năng lượng khu vực.

Nhà máy điện khí đốt tự nhiên Mitte Combined Heat and Power (CHP) do Vattenfall AB vận hành tại Berlin, Đức. (Nguồn: Bloomberg)
Nhà máy điện khí đốt tự nhiên Mitte Combined Heat and Power do Vattenfall AB vận hành tại Berlin, Đức. (Nguồn: Bloomberg)

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xác nhận, hoạt động xuất khẩu khí đốt sang châu Âu thông qua Ukraine đã dừng lại vào khoảng 8h sáng (giờ địa phương) ngày 1/1/2025.

Động thái này đánh dấu sự kết thúc của thỏa thuận quá cảnh kéo dài 5 năm giữa Nga và Ukraine, khi không bên nào muốn gia hạn hay ký kết thỏa thuận mới trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt vẫn đang diễn ra.

Những nước nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Tháng 12/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tuyên bố, đất nước sẽ không kéo dài quá trình vận chuyển khí đốt của Nga.

Nga – nước đã vận chuyển khí đốt đến châu Âu qua đường ống của Ukraine kể từ năm 1991 – cho biết, các nước Liên minh châu Âu sẽ (EU) chịu thiệt hại nhiều nhất từ ​​sự thay đổi nguồn cung. Moscow vẫn có thể vận chuyển khí đốt qua đường ống TurkStream, nối Nga với Hungary, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Reuters, Kiev sẽ mất tới 1 tỷ USD/năm tiền phí vận chuyển khí đốt từ Moscow, trong khi Gazprom sẽ mất tới 5 tỷ USD/năm tiền bán khí đốt.

Theo tổ chức nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels, thỏa thuận đã hết hạn này chiếm khoảng 5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của EU và chủ yếu cung cấp cho Áo, Hungary và Slovakia.

Hiện tại, sau khi hết hạn, châu Âu nhận khí đốt qua đường ống từ Nga thông qua một tuyến đường duy nhất: Đường ống Turkstream, chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ và đến Bulgaria, Serbia và Hungary.

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã làm việc với các quốc gia thành viên EU bị ảnh hưởng nhiều nhất do việc chấm dứt thỏa thuận vận chuyển khí đốt để bảo đảm toàn bộ khối 27 quốc gia này đã sẵn sàng cho kịch bản này.

Slovakia, Áo và Moldova là những quốc gia ảnh hưởng nhiều nhất khi thỏa thuận chấm dứt. Theo công ty tư vấn năng lượng độc lập Rystad Energy, đây là những quốc gia châu Âu phụ thuộc nhiều nhất vào khối lượng khí đốt quá cảnh của Nga vào năm 2023.

Cụ thể, Slovakia nhập khẩu khoảng 3,2 tỷ mét khối trong năm, Áo nhận được 5,7 tỷ mét khối và Moldova nhận được 2 tỷ mét khối.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico cảnh báo, việc Ukraine chấm dứt thỏa thuận vận chuyển khí đốt sẽ có tác động mạnh mẽ đến EU mà không gây hại cho Nga. Ông cũng đe dọa sẽ cắt nguồn cung cấp điện cho nước láng giềng Ukraine.

Ông Fico đã có chuyến thăm bất ngờ tới Moscow để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay trước Giáng sinh.

Áo khẳng định đã chuẩn bị tốt cho việc dừng dòng khí đốt này, nhưng nhiều nước khác lại lo ngại hơn.

Trong khi đó, Moldova – quốc gia không phải là thành viên của EU – đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày vào tháng trước vì lo ngại về an ninh năng lượng.

Trước sức ép của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom, Moldova có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng. (Nguồn: Getty Images)
Việc hết hạn thỏa thuận giữa Nga và Ukraine không đe dọa đến an ninh năng lượng của EU bởi khối đã thực hiện để chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung và thời tiết mùa Đông ôn hòa. (Nguồn: Getty Images)

Một sự kiện lịch sử

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Galushchenko mô tả, việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine là một “sự kiện lịch sử”.

Ông Galushchenko nói: “Nga đang mất thị trường lớn, họ sẽ phải chịu tổn thất về tài chính”.

Riêng Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radek Sikorski ca ngợi diễn biến này là một “chiến thắng chính trị”, cáo buộc Tổng thống Putin của Nga đã cố gắng “tống tiền Đông Âu bằng mối đe dọa cắt nguồn cung cấp khí đốt”.

Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thì gọi động thái này là “một trong những thất bại lớn nhất của Moscow”.

Trong bài đăng trên Telegram hôm 2/1, ông cáo buộc Nga “biến năng lượng thành vũ khí” và bày tỏ hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Dữ liệu mới nhất do nhóm công nghiệp Gas Infrastructure Europe biên soạn cho thấy, các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU đã đầy khoảng 73%. Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất và là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, lượng hàng dự trữ hiện ở mức gần 80%.

Châu Âu có lo lắng?

Ông Henning Gloystein, người đứng đầu nhóm năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group cho biết, quyết định của Ukraine nhằm ngăn chặn dòng khí đốt của Nga chảy vào EU không có gì đáng ngạc nhiên vì cả Kiev và Moscow từ lâu đã tuyên bố rằng, họ sẽ không sẵn sàng gia hạn thỏa thuận trong điều kiện hiện tại.

Ông Gloystein nêu quan điểm, việc hết hạn thỏa thuận không đe dọa đến an ninh năng lượng của EU bởi khối đã thực hiện để chuẩn bị cho việc cắt giảm nguồn cung và thời tiết mùa Đông ôn hòa.

“Giá khí đốt biến động trong những tháng tới có thể sẽ phụ thuộc vào diễn biến chính trị trong xung đột Nga-Ukraine và tình hình thời tiết.

Về mặt chính trị, có những cuộc đàm phán đang diễn ra ở EU (ví dụ như Slovakia, nơi nhiều đường ống của Ukraine đi vào EU), để tìm ra một sự thỏa hiệp có thể cho phép một số nguồn cung cấp khí đốt được nối lại. Tuy nhiên, theo tôi, sẽ không có tiến triển nào trong các cuộc đàm phán vào khoảng đầu năm”, ông Gloystein nhấn mạnh.

Ngoài ra, châu Âu đã nhập khẩu một lượng lớn LNG từ Mỹ và các quốc gia khác. Vì vậy, khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt hết hạn, các quốc gia nhận châu Âu có thể đi tiếp con đường này và không có nguy cơ thiếu hụt năng lượng.

Tuy nhiên, ông Massimo Di Odoardo, một nhà nghiên cứu khí đốt tự nhiên cấp cao tại công ty dữ liệu năng lượng Wood Mackenzie dự báo, mọi chuyện sẽ không dễ dàng như vậy. Châu Âu khó có thể nạp đầy kho dự trữ vào mùa Đông năm 2025. Đó là một lý do tại sao giá khí đốt ở châu Âu có khả năng vẫn tiếp tục tăng.

Theo Sàn giao dịch liên lục địa New York, giá khí đốt tháng đầu tiên tại trung tâm TTF của Hà Lan – một chuẩn mực của châu Âu về giao dịch khí đốt tự nhiên – đã tăng 1,2% lên 49,49 EUR cho mỗi megawatt/giờ vào ngày 2/1.

Không chỉ thế, đã có dấu hiệu căng thẳng trong khu vực. Reuters đưa tin, Transnistria, một khu vực ly khai của Moldova, đã cắt nguồn cung cấp nước nóng và sưởi ấm cho các hộ gia đình sau khi thỏa thuận trung chuyển hết hạn. Transnistria chuyển sang sử dụng than để vận hành nhà máy điện Kuciurgan – cơ sở sản xuất điện lớn nhất của Moldova được đặt tại Transnistria.





Nguồn: https://baoquocte.vn/mot-su-kien-lich-su-moi-dien-ra-o-chau-au-nga-ukraine-buong-tay-moi-tinh-5-nam-eu-van-on-nho-dieu-nay-299545.html

Cùng chủ đề

Những khoảnh khắc Xuân Son tỏa sáng trong chiến thắng trước Thái Lan

(Dân trí) - Nguyễn Xuân Son tiếp tục "nổ súng" và là nhân tố quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024 tối 2/1 trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Xuất phát trong đội hình ra sân của đội tuyển Việt Nam trong trận đấu chung kết lượt đi AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son với chuỗi phong độ rất tốt trong thời gian qua một lần nữa khiến...

Kiểm tra số căn cước có bị lợi dụng không siêu đơn giản

Việc kiểm tra số Căn Cước có bị lợi dụng hay không là điều rất quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra số Căn Cước của bạn có bị lợi dụng hay không hiệu quả nhất.

Loạt vi phạm ở công ty đa cấp Herbalife, Liên kết Việt Nam, Perfect Global

Qua thanh tra, kiểm trac cơ quan chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm ở các công ty đa cấp như Herbalife Việt Nam, Tập đoàn Liên kết Việt Nam, Perfect Global. Mới đây, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia đã công bố kết quả thanh tra, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp của nhiều công ty. Đáng chú ý, đây đều là những công ty bán hàng đa cấp hàng đầu tại Việt Nam. Cụ thể,...

Cái giỏi của thầy Kim trong ngày đội tuyển Việt Nam ‘hạ đẹp’ Thái Lan

Xuân Son rực sáng, nhưng đừng quên HLV Kim Sang-sik đã có đấu pháp hợp lý trong chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam: Không có bài? Chẳng sao cả "Chúng tôi để lộ khoảng trống, thế rồi Xuân Son ghi bàn", HLV Masatada Ishii cảm thán sau thất bại 1-2 của Thái Lan trước đội tuyển Việt Nam ở chung kết lượt đi AFF Cup 2024. Nhà cầm...

Sơn La đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu, vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mường La là huyện có diện tích vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Những năm qua, để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm đặc sản, chủ lực...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kiểm tra số căn cước có bị lợi dụng không siêu đơn giản

Việc kiểm tra số Căn Cước có bị lợi dụng hay không là điều rất quan trọng, giúp bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra số Căn Cước của bạn có bị lợi dụng hay không hiệu quả nhất.

Hàn Quốc triển khai hệ thống giám sát biên giới tích hợp AI

Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) Hàn Quốc ngày 3/1 thông báo quân đội nước này đã triển khai một hệ thống giám sát mới sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tại một đơn vị tiền tuyến phía Đông, trong bối cảnh Seoul đang tìm cách khai thác công nghệ tiên tiến nhằm ngăn chặn hiệu quả các mối đe dọa từ Triều Tiên.

USD “phá đỉnh” 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2025.

Tổng thống Ukraine tự tin về vai trò của Mỹ, cho rằng Nga đang sợ một điều

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 2/1 tuyên bố, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đóng vai trò quyết định trong việc kết thúc cuộc xung đột kéo dài 34 tháng với Nga và giúp ngăn chặn nhà lãnh đạo Điện Kremlin Vladimir Putin.

Trung Quốc ra cảnh báo đáng chú ý về AI, nói con người vẫn là yếu tố quyết định trên chiến trường

Quân đội Trung Quốc (PLA) mới đây ra cảnh báo, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ không thể thay thế con người ra quyết định trên chiến trường.

Bài đọc nhiều

Năm 2024 ăn nên làm ra của các tỷ phú thế giới, hé lộ lĩnh vực làm túi tiền “phình to”

Tổng giá trị tài sản ròng của 500 người giàu nhất thế giới đã vượt 10.000 tỷ USD, đánh dấu một năm 2024 túi tiền của các tỷ phú tiếp tục phình to, bất chấp tình hình kinh tế thế giới không thực sự lạc quan.

Nga vừa ngừng bơm khí đốt qua Ukraine, châu Âu đã đón tin xấu, Kiev có bước đi khiến ngành công nghiệp “đau đớn”

Ngay đầu tiên của năm 2025, hợp đồng trung chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine chính thức hết hạn. Diễn biến này báo hiệu sự kết thúc của tuyến cung cấp khí đốt lâu đời nhất từ Nga đến châu Âu.

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Một quốc gia Đông Nam Á sẽ chính thức là đối tác BRICS từ đầu năm 2025

Ngày 30/12, Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết nước này sẽ trở thành đối tác chính thức của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) từ ngày 1/1/2025.

“Ngọn hải đăng” trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa

Vai trò của WTO sẽ dần bị mai một nếu không thay đổi cơ chế vận hành và cải cách mà trong đó, đối thoại chính sách nhằm xây dựng một bộ nguyên tắc có tính thích ứng cao là điều cấp thiết.

Cùng chuyên mục

“Cỗ máy” kinh tế Việt Nam năm 2025 đã sẵn sàng tăng tốc, bứt phá

Sự quyết tâm của Việt Nam được thể hiện ở việc Thủ tướng Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ tại Công điện 137/CĐ-TTg rằng: Phải tăng tốc, bứt phá, hướng tới mức tăng trưởng trên 8%! "Cỗ máy" kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 175 về quản lý hoạt động xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng vừa được Chính phủ ban hành đã phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu, cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng. Đồng thời đã đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng

Giá cà phê thế giới vụt tăng mạnh mẽ, robusta trở lại mốc 5.000 USD, chuyên gia dự báo hướng đi của hàng xuất...

Thị trường cà phê toàn cầu đang đứng trước ngã rẽ lớn khi bước vào năm 2025, với những diễn biến khó lường từ nguồn cung, thời tiết, đến biến động tiền tệ. Liệu giá cà phê có tiếp tục tăng hay đây là thời điểm điều chỉnh?

Giá vàng “khởi sắc” đầu năm, giai đoạn củng cố có thể kéo dài, lạc quan với đầu tư vàng năm 2025?

Giá vàng hôm nay 3/1/2025: Giá vàng thế giới tăng liên tiếp trong hai ngày đầu năm mới. Giá vàng trong nước cũng có những bước tiến đáng kể. Theo các chuyên gia, căng thẳng địa chính trị leo thang, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng, trong khi nợ và thâm hụt của kinh tế Mỹ có thể tệ hơn. Tất cả sẽ thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng.

Thị trường giảm nhẹ, nhiều lý do để kỳ vọng vào đà tăng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 3/1/2025 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.

Mới nhất

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1: Lúa gạo cùng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, giá gạo nguyên liệu giảm, lúa xu hướng quay đầu. Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa...

Cán bộ, công chức tài năng được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày

Chính phủ quy định cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày trong nước cùng gia đình. Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định chính sách thu hút, trọng dụng cán bộ, công chức có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước. Ảnh minh họa: Tayninh.gov.vn Chính phủ...

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến...

Toàn cảnh không khí hối hả tại công viên Phùng Khoang những ngày đầu năm

TPO - Những ngày đầu năm 2025, hàng trăm công nhân cùng máy móc hối hả thi công hoàn thiện dự án Công viên hồ Phùng Khoang (Hà Nội) với tinh thần phấn khởi, nỗ lực hăng say để đạt tiến độ bàn giao trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ. 03/01/2025 |...

Mới nhất