Trang chủNewsThời sựMột số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam...

Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Không chỉ chào đón người học từ Việt Nam, một số nước còn chú trọng hỗ trợ sinh viên bản địa đến Việt Nam học tập, thực tập… để hiểu thêm về văn hóa và con người.
 
Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Phụ huynh và học sinh tìm hiểu về cơ hội du học New Zealand trong một hội thảo mới đây tại TP.HCM do chính phủ nước này tổ chức

ẢNH: NGỌC LONG

Trở thành điểm đến giáo dục quốc tế tại khu vực Đông Nam Á là một trong những mục tiêu mà ngành giáo dục ĐH của Việt Nam hướng tới, nhất là ở bối cảnh nhiều nước láng giềng như Malaysia, Thái Lan, Singapore ngày càng thu hút du học sinh. Ở chiều ngược lại, một số nước như New Zealand, Úc cũng đang vận hành nhiều chương trình đưa sinh viên bản địa đến Việt Nam để tìm hiểu về con người và văn hóa châu Á.

Tài trợ toàn phần đến Việt Nam

Trao đổi với Thanh Niên bên lề ngày hội giáo dục New Zealand tổ chức cuối tuần trước ở TP.HCM, ông Ben Burrowes, quyền Giám đốc điều hành khối quốc tế ở Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), nói Việt Nam là nước duy nhất được tất cả các phân khúc giáo dục của New Zealand đầu tư trong số các thị trường trọng điểm, từ trung tâm tiếng Anh, trường phổ thông, trường phi công đến các cơ sở giáo dục ĐH…

Không chỉ hào hứng đón người học Việt Nam, ông Burrowes nói cũng muốn thấy nhiều sinh viên New Zealand đến Việt Nam hơn. Để thúc đẩy điều này, ENZ đang có chương trình Học bổng Thủ tướng cho châu Á (PMSA), tài trợ sinh viên New Zealand bậc ĐH, sau ĐH đến các nước châu Á để tham gia các khóa học ngắn hạn, chính quy hay đi thực tập, nghiên cứu trong thời gian quy định.

“Chúng tôi đang muốn khuyến khích nhiều sinh viên đến Việt Nam hơn thay vì chỉ chọn Trung Quốc hoặc Singapore. Sự dịch chuyển hai chiều này giúp công dân New Zealand nhận được nhiều giá trị. Bởi, khi đến một nơi mà bạn là thiểu số, bạn sẽ học được cách đối nhân xử thế, cách để cảm thấy được chào đón, cũng như học hỏi thêm từ những nền văn hóa, quan điểm khác biệt, phục vụ cho hành trình sau này”, lãnh đạo ENZ nhìn nhận.

Theo ENZ, từ 2013 đến nay, 3.685 công dân New Zealand đã đến châu Á và Mỹ Latinh thông qua các chương trình Học bổng của Thủ tướng cho châu Á. Riêng ở châu Á, sinh viên bản địa có thể chọn một trong những điểm đến: Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan hoặc Việt Nam với thời lượng chương trình tối thiểu 6 tuần.

Sinh viên nước ngoài hỗ trợ Việt Nam

Tại Úc, chính phủ nước này đã khởi động Kế hoạch tân Colombo (NCP) vào năm 2014, một sáng kiến nhằm giúp sinh viên Úc có thêm kiến thức sâu sắc, hiểu biết về châu Á đồng thời tăng cường liên kết nhân dân các nước. NCP có 2 loại, một là chương trình học bổng lên đến 19 tháng để học khóa chính quy, ngôn ngữ, thực tập và nhận cố vấn; hai là chương trình trao đổi linh hoạt cho các khóa chính quy, ngôn ngữ, thực tập, nghiên cứu… ngắn hơn.

Một số nước phương Tây muốn đưa sinh viên đến Việt Nam học tập, vì sao?

Nhóm sinh viên Úc thuộc chương trình NCP tham quan Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức vào năm 2022

ẢNH: HUB

Tại Việt Nam, chương trình NCP đã được triển khai từ đầu năm 2014, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho biết trong một thông cáo báo chí. Chương trình mang đến cơ hội cho sinh viên Úc học tập tối đa một năm tại các trường ĐH đồng thời có thể đi thực tập ở doanh nghiệp địa phương như một phần trong chương trình đào tạo. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Úc, hơn 5.000 sinh viên Úc đã đến Việt Nam tính đến năm 2024.

Bình luận trên tờ ABC News gần đây, giáo sư Trần Thị Lý cùng học giả danh dự Trevor Goddard từ ĐH Deakin (Úc), cho rằng các đối tác, cộng đồng địa phương rất mong muốn được tham gia sâu hơn vào việc thiết kế, thực hiện các chương trình NCP. Khi hiểu và tôn trọng mong muốn này, vị thế của họ sẽ là đối tác phát triển bình đẳng, thay vì chỉ là “người tiếp nhận” thụ động các sáng kiến từ Úc.

Đây là kết quả nghiên cứu sau khi nhóm tác giả khảo sát 1.371 sinh viên, cựu sinh viên từ 40 ĐH Úc, cùng 298 cuộc phỏng vấn với những cộng đồng ở Úc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Và không chỉ giúp sinh viên Úc, NCP còn có thể hỗ trợ các cộng đồng sở tại thực hiện được những mục tiêu riêng, như củng cố quan hệ hợp tác với các ĐH và tổ chức Úc, nâng cao hình ảnh và trách nhiệm xã hội…

Chẳng hạn, một đối tác Việt Nam cho biết sự có mặt của sinh viên Úc thông qua chương trình NCP giúp quảng bá thương hiệu của trường và thu hút thêm sinh viên địa phương. Trong khi đó, một tổ chức phi chính phủ Việt Nam chia sẻ sinh viên Úc đã cùng hợp tác với sinh viên Pháp để quảng bá du lịch Đà Bắc (Hòa Bình) khi làm phim giới thiệu cảnh đẹp và văn hóa ở nơi đây, sau đó được đăng trên trang web du lịch của vùng này.

Theo tin từ Bộ Ngoại giao Úc, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny Wong hồi tháng 8 công bố sẽ thực hiện 3 thay đổi chính với NCP từ năm 2025, trong đó nêu rõ sẽ tăng gấp đôi số học bổng dài hạn cho các trường ĐH, tập trung mạnh hơn vào việc học ngôn ngữ bản địa, tăng thời lượng tối thiểu của các khóa trao đổi ngắn hạn từ 2 lên 4 tuần… nhằm giúp sinh viên phát triển tốt hơn, cũng như để chương trình NCP hiệu quả hơn.

Thanhnien.vn

Nguồn: https://thanhnien.vn/mot-so-nuoc-phuong-tay-muon-dua-sinh-vien-den-viet-nam-hoc-tap-vi-sao-185241025150929847.htm

Cùng chủ đề

2024 là năm ‘bội thu’ của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Theo ông, ngoại giao văn hóa là công việc thường xuyên, liên tục, toàn diện và sẽ mang lại nhiều kết quả theo thời gian. Theo ông Lăng Đức Quyền, văn hóa là "máu thịt và linh hồn" của...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Singapore ngày 10/12. Người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Cần giảm bớt khâu trung gian trong chọn sách giáo khoa

Trong gần 5 năm học thực hiện sách giáo khoa xã hội hóa, đã có tới 3 lần thay đổi quy định về lựa chọn sách giáo khoa. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục vẫn chỉ ra những khó khăn, vướng mắc,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Đọ độ hot của dàn diễn viên nam được đề cử Ấn tượng VTV 2024

(Dân trí) - Bộ tứ phim "Độc đạo" gồm Vĩnh Xương, Doãn Quốc Đam, Hà Việt Dũng và Duy Hưng, cùng Long Vũ trong "Đi giữa trời rực rỡ" là 5 sao nam gây chú ý trên đường đua Giải thưởng Ấn tượng VTV 2024. Nam diễn viên ấn tượng luôn là một trong những hạng mục được quan tâm tại Giải thưởng Ấn tượng VTV. Năm nay, hạng mục trao đề cử cho 10 gương mặt gồm những diễn...

Cùng chuyên mục

Một năm làm nhiều việc lớn

Từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” cùng với sự tham gia đóng góp, hỗ trợ của các tập thể, cá nhân..., Mặt trận các cấp tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa 2.896 nhà Đại đoàn kết, trị giá hơn 157 tỷ đồng. ...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Hai VĐV Việt Nam vô địch Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024

Sáng 21-12, hai VĐV Đỗ Lê Vân Chi, Đỗ Lê Vân Linh đã xuất sắc đánh bại đối thủ Emily Quan, Abigail Yu (Mỹ) với tỉ số 3-2 để giành HCV nội dung đôi nữ lứa tuổi U17 Giải bóng bàn Mỹ mở rộng 2024. Vân Chi (trái) và em Vân Linh trong trận chung kết U17 đôi nữ - Ảnh: US Open 2024 Hai chị em ruột Vân Chi (14 tuổi) và Vân Linh (13 tuổi) hiện đang là học...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm nhất đại học, Nhàn đi làm phục vụ bàn ở các nhà hàng ăn uống. Cuối năm thứ 3, cậu...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Mới nhất

Có tiền cũng không mua được

Mới đây, bức ảnh một nhóm bạn tái hiện khoảnh khắc trong chuyến du lịch đầu tiên của họ 50 năm về trước đã thu hút sự chú ý của nhiều người. ...

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái...

Nam shipper gây sốt khi nói được 3 ngoại ngữ, từng tốt nghiệp bằng giỏi

Từng tốt nghiệp loại giỏi ngành Ngôn ngữ Nhật, Thanh Nhàn có thể sử dụng được cả tiếng Nhật, Trung và Anh. Dẫu vậy, sau khi ra trường, Nhàn quyết định theo đuổi nghề tài xế xe công nghệ. Nguyễn Thanh Nhàn (sinh năm 2002, quê Sơn Tây, Hà Nội) là cựu sinh viên Trường ĐH Phương Đông. Từ năm...

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định phải vào Khánh Hòa mua đá

Nhà thầu cao tốc qua Bình Định vượt hàng trăm km vào Khánh Hòa tìm nguồn đá đảm bảo chất lượng. ...

Mới nhất